BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN LÃI SUẤT CƠ BẢN TỪ CUỐI NĂM 2005 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay (Trang 57 - 61)

V. Tình hình lãi suất:

BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN LÃI SUẤT CƠ BẢN TỪ CUỐI NĂM 2005 ĐẾN NAY

(Nguồn vietbao.vn)

Trong giai đoạn này, lãi suất cơ bản, tái chiết khấu, tái cấp vốn được giữ ổn định trong năm 2007 (lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm và lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm) nhưng năm 2008 chuyển sang điều hành linh hoạt (tăng 3 lần, giảm 5 lần), trong năm 2009 (giảm 1 lần, tăng 1 lần), tăng 1 lần vào tháng 11 nă 2011 và giữ ổn định cho đến nay.

Vào tháng 2/2008 quy định trần lãi suất theo Công điện số 02 để ổn định nhanh khi thị trường tiền tệ bị xáo trộn bởi cuộc đua lãi suất. Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu tích cực,NHNN dỡ bỏ trần lãi suất huy động VNDvà thay cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, theo đó, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Sang năm 2010, triển khai cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay ngắn hạn từ tháng 2/2010 và các khoản vay trung dài hạn từ tháng 4/2010.

Lãi suất cơ bản từng đạt đỉnh 14%/năm vào tháng 6/2008; lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại theo đó tối đa là 21%/năm. Lãi suất này nhanh chóng giảm xuống còn 8%/năm vào cuối năm 2009 và đứng yên gần 12 tháng liên tiếp cho đến ngày 5/11/2010, khi Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng lên 9% và áp dụng cho đến nay.

Ta thấy, các lãi suất chủ chốt trên thị trường mở cũng có sự tương đồng giữa giai đoạn 2007 - 2008 với giai đoạn 2010 – 2011.Qua so sánh giữa hai giai đoạn trên, hiện tại, lãi suất tái chiết khấu (13%/năm) đã ngang bằng với mức đỉnh lãi suất tái chiết khấu của năm 2008. Còn lãi suất tái cấp vốn hiện nay (14%/năm) đã khá sát với mức đỉnh 15%/năm của năm 2008.. Điều này là khá dễ hiểu khi chính sách tiền tệ ở hai giai đoạn đều có xu hướng thắt chặt nhằm đối phó với tình hình lạm phát cao của nền kinh tế.

Cùng với những thay đổi của các loại lãi suất chủ chốt, lãi suất huy động trong giai doạn này cũng có nhiều biến động:

Biểu đồ biến động lãi suất trong những năm 2007-2011

Nguồn:http://vnexpress.net/GL/Home

Lãi suất huy động của các NHTM Việt Nam có dấu hiệu tăng mạnh trong những năm gần đây. Đỉnh điểm của lãi suất là vào năm 2008 khi lãi suất huy động của các NHTM VN có lúc lên tới 19 – 20%, cụ thể như sau:

Năm 2007:

- Lãi suất huy động VND: Lãi suất huy động có biến động tăng, giảm nhẹ tại một số thời điểm do tác động của yếu tố cung - cầu vốn, nhưng mặt bằng lãi suất hiện nay so với cuối năm 2006 thì tương đối ổn định; lãi suất cho vay ít biến động. Cụ thể là: 4 tháng đầu năm 2007, lãi suất huy động VND tăng nhẹ khoảng 0,06% - 0,2%/năm so với cuối năm 2006. Từ giữa tháng

5/2007 đến tháng 11/2007, lãi suất huy động bằng VND giảm khoảng 0,1-0,2%/năm so với cuối năm 2006.

- Lãi suất huy động USD: Lãi suất huy động tăng khoảng 0,1-0,3%/năm so với cuối năm năm 2006, chủ yếu do nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ tăng mạnh và từ tháng 3/2007, NHNN bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại TCTD; lãi suất cho vay ít biến động. Cụ thể là: Trong 6 tháng đầu năm 2007, lãi suất huy động USD tăng. Tháng 7/2007, nhiều NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ 0,05-0,15%/năm nhằm mở rộng huy động vốn đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ ngày càng tăng. Đến tháng 8, một số NHTM có mức lãi suất tương đối cao so với mặt bằng lãi suất chung đã điều chỉnh giảm nhẹ 0,1%/năm. Trong 4 tháng cuối năm, lãi suất huy động USD trong nước vẫn tương đối ổn định

Lãi suất huy động Kì hạn 3 tháng Kì hạn 6 tháng Kì hạn 12 tháng NHTM nhà nước NHTM cổ phần NHTM nhà nước NHTM cổ phần NHTM nhà nước NHTM cổphần

VND 7,2%/năm 8%/năm 7.56%/năm 8.5%/năm 8.28%/năm 9%/năm USD 4.2%/năm 4.6%/năm 4.5%/năm 4.8%/năm 4.85%/năm 5.1%/năm

Nguồn: www.laisuat.vn/

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay VND và USD tương đối ổn định, lãi suất cho vay VND ngắn hạn phổ biến ở mức 11,48%-13,8%/năm, trung dài hạn ở mức 11,8-16,2%/năm. Lãi suất cho vay USD từ đầu năm đến nay vẫn giữ ở mức 6%-7%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 6,5%-8%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.

Năm 2008: Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới

43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.

Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm.

Năm 2009: Lãi suất huy động dồn ép

Năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12. Với diễn biến này, NHNN phát thông điệp kiểm tra toàn diện các trường hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên.

Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống. Điều này dẫn đến một hệ quả ít thấy là tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng giảm rất mạnh; nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất động và cho vay đạt khoảng 3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản xuất kinh doanh).

Năm 2010 :

Năm 2010 ghi nhận những cố gắng của NHNN và các NHTM khi thực hiện tốt việc cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các dự án trung, dài hạn; kìm chế lãi suất đầu vào để thực hiện cho vay ra ở mức 12%/năm vào những tháng đầu năm theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Các chính sách tiền tệ về lãi suất, vàng và ngoại tệ được điều hành khá linh hoạt theo tình hình thị trường. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cũng đã nảy sinh nhiều diễn biến phức tạp khiến 2 tháng cuối năm hoạt động của thị trường tín dụng dường như đã có lúc nằm ngoài tầm với của chính sách kinh tế. Lại một lần nữa vấn đề lãi suất thực dương đã được các chuyên gia kinh tế đưa ra.

Mặc dù không lên tới đỉnh lãi suất hơn 20% như hồi tháng 6/2008 nhưng diễn biến lãi suất trong 2 tháng cuối năm 2010 lại khá căng thẳng, nhận được sự quan tâm của dư luận và gây ra nhiều phản ứng mạnh trong chính các ngân hàng khiến cơ quan nhà nước phải nhanh tay “dập lửa”. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu thừa nhận những căng thẳng về lãi suất thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế khiến các ngân hàng lao vào một cuộc đua huy động bằng những biện pháp không lành mạnh, trong khi doanh nghiệp lao đao vì phải vay vốn với lãi suất cao... Vì để dập tắt cơn sốt nóng trong việc huy động tiền gửi, chỉ trong 3 ngày giữa tháng 12/2010 NHNN đã phải bơm ra 15.000 tỷ đồng để bình ổn thị trường.

Tuy nhiên, NHNN cũng cho biết, sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động và cho vay VND của các ngân hàng thương mại giảm dần (mức giảm khoảng 1%). Hiện nay, các ngân hàng đã thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND không vượt quá 14%/ năm; lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm. Lãi suất huy động và cho vay bằng USD tăng khoảng 0,5%/năm so với cuối năm 2009, hiện lãi suất huy động bình quân ở mức 4,08%/năm, lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,26%/năm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w