Giai đoạn 2008 –9 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay (Trang 43 - 46)

III/ Tình hình lạm phát:

b. Giai đoạn 2008 –9 tháng đầu năm

Như được "tiếp sức" từ năm 2007, lạm phát tại Việt Nam bùng phát mạnh đạt mức tăng cao kỉ lục với mức tăng đến 22,97% vào năm 2008 do ảnh hưởng cuộc cơn bão giá đầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra mối nguy lớn cho tình hình kinh tế - xã hội của đất nước,

Biểu đồ CPI qua các năm 2006, 2007, 2008

Nguồn vneconomy.vn Nhìn vào biểu đồ CPI trên hình ta nhận thấy có những điểm đáng lưu ý trong chỉ số CPI của năm 2008.

Thứ nhất: Đây là năm tăng giá CPI cao nhất từ năm 2000 đến nay với mức tăng 2 con số , có 2 tháng đạt mức tăng cao kỉ lục 3,91% vào tháng 5 và 3,56% vào tháng 2.

Thứ hai: Ngoài mức tăng cao kỉ lục vào tháng 5 (3,91%), khoảng cách tăng giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất cũng rất lớn đạt gần 5% ( so sánh giữa mức tăng 3,91% và mức tăng -0,76%).

Thứ ba: Biểu đồ lạm phát năm 2008 rất đặc biệt khác xa so với đa số cùng kì nhiều năm trước như năm 2006, 2007 lạm phát thường có xu hướng tăng cao vào những tháng đầu năm (trùng dịp tết Nguyên Đán) sau đó trở lại bình thường rồi lại tiếp tục tăng cao vào những tháng cuối năm nhưng trong năm 2008 diễn biến lại thay đổi, tháng tăng cao nhất không nằm ở đầu năm hay cuối năm mà lại nằm vào tháng giữa năm (tháng 5 với mức tăng 3,91%) do ảnh hưởng của cú sốc dầu mỏ tăng mạnh từ giữa năm 2007 và đạt đỉnh vào ngày 11/7/2008 với mức 147 USD/thùng làm giá xăng trong nước tăng cao từ mức 13000 đồng/lít cuối tháng 2 năm 2008 "vọt" lên mức 19000 đồng/lít vào giữa tháng 7/2008 cộng thêm tại thời điểm đó giá gạo thế giới tăng cao đạt mức 1005 USD/ tấn, giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng mạnh trở thành mối đe dọa an ninh lương thực toàn cầu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lần lượt tăng 23,6%: 40,4% và 26,7% trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008. Ngay cả đối với cường

quốc xuất khẩu gạo như Việt Nam,việc thiếu thông tin thị trường đã gây tâm lý hoang mang cho người dân tạo thời cơ thuận lợi cho nạn đầu cơ trục lợi hoành hành còn các cơ quan chức năng lại dự báo sai tình hình thế giới nên yêu cầu các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu gạo dù giá thế giới đang cao, giá phôi thép tăng cao đạt 1150 – 1200 USD/tấn đẩy giá trong nước tăng đến 19- 20 triệu đồng một tấn, giá xi măng đạt 80000đồng – 90000đồng/1 bao, nhập siêu nửa đầu năm 2008 đã cao hơn mức nhập siêu của cả năm 2007.

Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng đầu tư vẫn ở mức cao, GDP nửa đầu năm chỉ tăng 6,5% so với cùng kì năm ngoái. Xuất hiện cơn sốt "giá ảo" đô la, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng. Thâm hụt thương mại tăng vọt (gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu). Thị trường chứng khoán thiết lập đáy mới 299,68 điểm, giảm sâu liên tiếp.

Tình hình tỷ giá hối đoái Việt Nam cũng diễn biến rất phức tạp.

- Trong 3 tháng đầu năm 2008, tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 VND có thời điểm xuống mức thấp là 15.560 VND). Trên thị trường tự do, tỷ giá VND/USD dao động mức 15.700 – 16.000 VND/USD. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn gần tết Dương lịch, lượng kiều hối đổ về khá lớn, bên cạnh đó kì vọng VND sẽ tăng giá so với USD, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD cũng khiến giới đầu tư tập trung bán ngoại tệ đổi lấy tiền đồng cộng thêm việc ngân hàng nhà nước không mua ngoại tệ nhằm kiềm chế lượng tiền trong lưu thông, hạn chế bơm tiền ra bên ngoài phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát.

- Trong giữa tháng 3 đến giữa tháng 7/2008, tỷ giá tăng dần đều và tăng vọt vào giữa tháng 6/ năm 2008, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND vào ngày 18/6/2008. Tâm lý hoang mang, cộng thêm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ cũng khiến tỷ giá tăng cao.

- Từ nửa cuối tháng 7/2008: tỷ giá giảm và dần đi vào ổn định. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước nên tỷ giá đã được bình ổn giảm từ 19.400 đồng xuống còn 16.400 đồng và giao dịch quanh mức 16.600 VND trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11/2008.

Với diễn biến như vậy, tỷ giá hối đoái đã gây ra tình trạng hoang mang trong dân chúng khiến giới đầu cơ có cơ hội trục lợi tăng giá các mặt hàng làm tình hình lạm phát càng biến động theo chiều hướng xấu ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

Dù đang tăng trưởng cao nhưng khả năng sử dụng nguồn vốn của Việt Nam lại rất thấp, hiệu quả đầu tư không cao bằng chứng là hệ số ICOR tăng qua các năm (năm 2005 là 4,6, năm 2006 là 5,01, năm 2007 là 5,2, năm 2008 là 6,66).

Nền kinh tế Việt Nam đang mấp mế bờ vực khủng hoảng với những bong bóng kinh tế chực chờ nổ tung trên thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản. Chỉ số CPI tăng cao trên mức 2 con số ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội của người dân.

Nếu như đầu năm lạm phát tăng cao thì cuối năm lạm phát lại theo đà giảm, 3 tháng cuối năm giảm xuống đến mức âm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến giá các nguyên vật liệu có xu hướng giảm (giá dầu giảm 10 phiên liên tiếp khiến giá xăng và giá gas giảm theo, sự tụt dốc của giá thép xuống còn 270 – 285 USD/tấn, giá gạo giảm âm trong nhiều tháng cũng tạo điều kiện làm CPI giảm xuống mức âm) cộng thêm việc chỉ đạo sát sao kịp thời của các ban bộ ngành trong việc kiềm chế lạm phát, đặc biệt là thực hiện nghiêm 8 nhóm giải pháp được chính phủ đưa ra trong Nghị quyết số 10/2008/ NQ- CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững và giá cả thế giới có xu hướng giảm đã giúp kiềm chế được nạn lạm phát.

Nhờ chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình hình lạm phát nên đến năm 2009 tỉ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88%.

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w