Tình hình tỷ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay (Trang 52 - 55)

Bảng: Tỷ giá USD/VND bình quân qua các năm

Năm 2007 2008 2009 2010 8 tháng đầu 2011

VND/USD 16,126 16,305 17,070 18,612 20,390

(Số liệu tổng hợp từ tổng cục thống kê)

Nhìn chung tỉ giá BQLNH từ 2007-2011 liên tục tăng so với những năm trước. Ngay cả trong giai đoạn tỉ giá có xu hướng tăng, mức tăng cũng đã khó lường hơn trước. Nguyên nhân chính là do lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại, yếu tố tâm lí làm người dân găm giữ ngoại tệ. Trong năm 2007, 2008 chỉ số lạm phát rất cao, lần lượt là 12,7% và 19,89%, riêng năm 2009 chỉ số CPI rất thấp (6,52%) nhưng sức ép giảm giá VND vẫn được duy trì, lần này là do thâm hụt cán cân thương mại. Nhập khẩu tăng khoảng 12,85 tỷ USD. Tiếp đến năm 2010, 2011, lạm phát vẫn ở mức cao, năm 2010 là 11,75%, 9 tháng đầu năm 2011 là 18,16%, cán cân thương mại tiếp tục bị thâm hụt.

Thị trường ngoại hối VN 9 tháng đầu năm 2007 có những diễn biến đáng chú ý. Tài chính quốc gia chịu nhiều sức ép, xuất khẩu tăng chậm, nhập khẩu tăng cao, nhu cầu ngoại hối tăng. Dư nợ ngoại tệ của các ngân hàng thương mại tăng mạnh trong khi huy động vốn ngoại tệ khó khăn. Khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không cao, thể hiện rõ nhất là thời điểm tháng 8/2007, một số NHTM kể cả NHNN vẫn thiếu ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Có dấu hiệu doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ.Tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng với biên độ cao hơn cùng kì năm trước. Tỷ giá trên thị trường tự do đến những ngày đầu tháng 9/2007 đã tăng 1,4% so với tỷ giá cuối năm 2006. Trong khi tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trương tiền tệ liên ngân hàng do NHNN công bố cùng thời điểm là tăng 0,6%.

Từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2008, ngược lại, cùng với sự gia tăng nhanh của các dòng vốn nước ngoài đi vào VN, và các biện pháp của chính phủ trong việc kìm chế lạm phát: + Ngày 30/1/2008, NHNN thông báo về việc điều chỉnh tăng một số lãi suất như lãi suất cơ bản tăng từ 8,25% lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5% lên 7,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 4,5% tăng lên 6%/năm, làm cho các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD, lấy VND gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao.

+ Tiếp tục vào gày 13/2 NHNN thông báo phát hành tín phiếu NHNN bằng VND với hình thức bắt buộc đối với 41 ngân hàng thương mại, buộc các NHTM phải chạy đua lãi suất để huy động đủ tiền đồng mua tín phiếu bắt buộc. Hệ quả là dòng tiền VND bị chặn lại, trên thị trường khan hiếm tiền mặt, dư thừa USD.

Tỉ giá LNH do NHNN được điều chỉnh giảm, mức giảm khoảng 1,32%, nhanh hơn so với mức tăng trong 9 tháng đầu năm.

Giai đoạn từ tháng 5/2008 đến tháng 12/2009 tỷ giá trở lại, với xu hướng tăng, điều này xuất phát từ một số nguyên nhân.

+ Thứ nhất, thâm hụt thương mại trong 2 năm 2008, 2009 ở mức cao

+ Thứ hai, các quỹ đầu tư nước ngoài bắt đầu thoái vốn ra nước ngoài khi bối cảnh nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế thế giới bị suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

+ Cuối cùng là hành vi đổ xô đi mua ngoại tệ trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn nhiều rủi ro trước tin dồn VND sẽ mất giá trầm trọng, cùng với chính sách kích cầu trong suốt năm 2009 như lãi suất nội tệ được ưu đãi 4% làm cho khoản vay nội tệ sau khi trừ đi phần hỗ trợ đã bằng hoặc thấp hơn lãi suất cho vay đồng ngoại tệ ở cùng thời điểm, khiến cho xu hướng gửi ngoại tệ vay nội tệ để mua ngoại tệ khi cần thiết ngày càng tăng, làm cho các NHTM luôn trong tình trạng thừa ngoại tệ tín dụng, thiếu ngoại tệ hàng hóa, tạo sức ép thiếu ngoại tệ giả tạo, đẩy tỉ giá nhanh chóng tăng lên.

Trong khi tỉ giá tăng khá mạnh vào 2008 và 2009 thì sang đến tháng 1/2010 tỉ giá VND /USD lại giảm nhẹ ,tỉ giá BQLNH đứng ở mức 17,941 VND/USD. Sự giảm giá này của đồng USD là do sự tạm thời “dư thừa” ngoại tệ, xuất phát từ các nguyên nhân như :

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài đầu tư vào VN tăng, nguồn vốn hỗ trợ cùng lượng kiều hối gửi về VN cũng gia tăng .

+ Ngày 30/12/2009 NHNN chính thức ban hành thông tư về việc hướng dẫn các tập đoàn, các công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các NHTM.

+ Ngày 18/1/2010 NHNN có qui định số 74/QD-NHNN giảm mạnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng, điều này đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD cho các NHTM để cho vay trên thị trường. Để tăng thêm nguồn cung USD, NHNN tiếp tục ban hành thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 2%/năm.

Trước sức ép thị trường, tháng 8/2010, NHNN buộc phải tăng tỉ giá BQLNH thêm 2,1% lên mức 18.,932 VND/USD. Cuối tháng 11, chênh lệch giữa tỉ giá thị trường tự do và thị trường chính thức 200-300VND/USD.

Sau một thời gian kìm nén,giữ tỉ giá từ cuối tháng 8/2010, đã làm cho chênh lệch giữa thị trường tự do và thị trường chính thức lên tới 10%, mức cao nhất từ năm 1990 đến hiện tại, NHNN đã điều chỉnh tỉ giá BQLNH thêm 9,3%,đồng thời thu hẹp biên độ xuống 1% vào ngày 11/2/2011. Việc điều chỉnh tỉ giá đơn giản là chính thức hóa và phản ánh lại diễn biến tỉ giá đã bị kìm nén từ 2010, trong khi đồng VN chịu quá nhiều sức ép cho thâm hụt thương mại, lạm phát trong nước tăng cao, dự trữ ngoại hối mỏng…

Tuy nhiên từ ngày 22/4/2011 đến tháng 8/2011,tỉ giá lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do: Nhằm nỗ lực chống đô la hóa và ổn định tỉ giá, ngày 9/4/2011, NHNN ban hành thông tư số 09/2011TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động USD của tổ chức kinh tế giảm xuống còn 1%/năm, của cư dân còn 9%/năm, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thu đổi ngoại tệ tự do với sự phối hợp các cơ quan chức năng.

Tiếp tục ngày 1/6/2011, NHNN ban hành thông tư số 14/2011TT-NHNN đưa mức trần lãi suất huy động USD của tổ chức kinh tế giảm xuống còn 0,5%/năm, trần huy động tiền gửi USD của cư dân còn 2%/năm tỉ giá lại tiếp tục suy giảm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay (Trang 52 - 55)