IV. Khái quát về tỷ giá hối đoá
4.3. Xác định tỷ giá hối đoái:
Do tiền của một nước được trao đổi với tiền của nước khác trên thị trường ngoại hối nên cầu về ngoại tệ chính là cung về đồng nội tệ và cung về ngoại tệ là cầu nội tệ. Do đó khi xác định tỷ giá giữa ngoại tệ và nội tệ ta có thể xem xét hoặc là cầu và cung về ngoại tệ hoặc là cung và cầu về nội tệ. Để tiện phân tích ta sẽ xem xét cầu và cung về USD và tỷ giá của USD tính theo số VND.
Cung về USD bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế tạo ra thu nhập về đô la. Nguồn cung quan trọng về đô la trên thị trường ngoại hối là người nước ngoài hiện tại không có tiền Việt Nam nhưng muốn mua hàng hoá dịch vụ của Việt Nam. Cầu về USD trên thị trường bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế. Ngược với cung về đô la các công dân và công ty Việt Nam có nhu cầu mua hàng nước ngoài sẽ có cung nội tệ để chuyển đổi sang đô la.
Khi không có sự can thiệp của NHTW vào thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái được xác định bởi sự cân bằng giữa cung và cầu về đô la phát sinh từ các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của cán cân thanh toán quốc tế, chính là điểm E0 ở đồ thị trên. Đó chính là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.
Khi NHTW can thiệp bằng cách thay đổi dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá ở một mức nhất định đã được công bố trước, ta có chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Muốn cố định tỷ giá hối đoái thấp hơn mức cân bằng thị trường (điểm E1) thì NHTW phải dùng dự trữ ngoại tệ để bán ra thị trường, điều này làm giảm dự trữ ngoại tệ của NHTW và tăng cung ngoại tệ trong nền kinh tế.