HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu 3 GIÁO án hóa 12 cả năm 5 bước (Trang 45 - 48)

Giúp cho học sinh hiểu và vận dụng tính chất hóa học của amin 2. Phương pháp

- Đàm thoại gợi mở -Sử dụng câu hỏi bài tập

- Phát hiện và giải quyết vấn đề 3. Nội dung phương thức tổ chức.

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Nicotin có ở trong thuốc lá là chất gây ung thư. Nếu trong gia đình em có người hút thuốc lá, em sẽ làm gì để người đó từ bỏ được thói quen hút thuốc ?

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

HỌC SINH làm bài ở nhà + Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

Học sinh thể hiện câu trả lời bằng văn bản word, nộp bài vào địa chỉ mail của giáo viên. Bài viết thể hiện được các biện pháp để giúp người thân bỏ thuốc lá

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Giáo viên kiểm tra sản phẩm của học sinh, chọn ra bài hay để trình bày trước lớp + Bước 5: Sản phẩm

Bài làm của học sinh

NỘI DUNG 2 : AMINO AXIT I. Mục tiêu

Kiến thức :

Biết được: Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.

Hiểu được: Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của  và - amino axit).

Kĩ năng :

- Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Viết các PTHH chứng minh tính chất của amino axit.

- Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.

Về thái độ

- Rèn luyện tính chăm chỉ, sự tư duy lô gích, ý thức bảo vệ môi trường khi làm TN.

- Amino axit có tầm quan trọng trong việc tổng hợp ra protein, quyết định sự sống, khi nắm được bản chất của nó sẽ tạo hứng thú cho HỌC SINH học bài này .

II. Phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học

-Phát hiện và giải quyết vấn đề

-Sử dụng phương tiện trực quan ( Máy chiếu,..) -Đàm thoại gợi mở

-Sử dụng câu hỏi bài tập - Sử dụng kĩ thuật động não - Sử dụng kĩ thuật tia chớp

- Phương pháp dạy học theo nhóm - Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy - Phương pháp bàn tay nặn bột III. Chuẩn bị

1, Chuẩn bị của GIÁO VIÊN : Hệ thống câu hỏi và bài tập (Trong PTN không có hoá chất nên không làm TN chỉ mô tả TN)

2, Chuẩn bị của HỌC SINH : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.

IV. Tiến trình bài học

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu

Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh, cho thấy học sinh tính thực tiễn của hóa học.

2. Phương pháp

-Phát hiện và giải quyết vấn đề

-Sử dụng phương tiện trực quan ( Máy chiếu,..) - Sử dụng kĩ thuật tia chớp

-Đàm thoại gợi mở

3. Nội dung phương thức tổ chức.

a/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trong đời sống hàng ngày chúng ta đã biết bột ngọt (mì chính) là gia vị không thể thiếu. Bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic có công thức cấu tạo như sau:

Bột ngọt Axit glutamic

Axit glutamic thuộc loại amino axit. Vậy amino axit là loại hợp chất như thế nào thì bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khái niệm, tính chất và ứng dụng của amino.

b/ Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh nhận nhiệm vụ lắng nghe.

c/ Báo cáo kết quả và thảo luận:

Học sinh lắng nghe tích cực, tiếp nhận thông tin d/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

HOOC CH2 CH2 CH COONa NH2

HOOC CH2 CH2 CH COOH NH2

Giáo viên dẫn dắt vào bài e/ Sản phẩm

Câu trả lời của học sinh và lời dẫn của giáo viên

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 : Khái niệm, danh pháp.

1. Mục tiêu

Giúp học sinh hình thành khái niệm và danh pháp của amino axit 2. Phương pháp

- Sử dụng kĩ thuật động não -Đàm thoại gợi mở

3. Nội dung phương thức tổ chức.

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Quan sát một số ví dụ CTCT của các amino axit : glixin, alanin cho biết : - Trong phân tử của axit glutamic có những nhóm chức nào ?

- Hợp chất amino axit là những hợp chất hữc cơ như thế nào ? . + Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

Cá nhân thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

Học sinh xung phong trình bày kết quả.

Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.

Học sinh trả lời có nội dung sau:

I.Khái niệm, danh pháp.

1.Khái niệm

VD: Glixin NH2 – CH2 – COOH Alanin CH3 – CH – COOH │

NH2

- KN : Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH).

2. Danh pháp.

- Các amino axit được gọi theo 3 cách : + Tên thay thế

+ Tên bán thống + Tên thông thường

- Tên gọi của các amino axit xuất phát từ tên của axit cacboxilic tương ứng (tên thay thế, tên thông thường), có thêm tiếp đầu ngữ amino và chữ số (2,3,...) hoặc chữ cái Hi Lạp (, ,...) chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch. (bảng 3.2)

+ Tên thay thế : Axit + vị trí nhóm amino + amino (1,2,3...) + tên axit cacboxylic tương ứng (tên thay thế).

+ Tên bán hệ thống : Axit + vị trí nhóm amino (chữ cái Hi lạp α,β,γ, ... ) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

+ Tên thường là tên của các α amino axit có trong thiên nhiên gọi là amino axit thiên nhiên - VD : ε δ γ β α

Một phần của tài liệu 3 GIÁO án hóa 12 cả năm 5 bước (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)