HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu
Dẫn dắt cho học sinh về ứng dụng thực tiễn của hóa học vào cuộc sống để dẫn dắt vào bài 2. Phương pháp.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề -Đàm thoại gợi mở
-Sử dụng câu hỏi bài tập 3. Nội dung phương thức tổ chức.
a/ Chuyển giao
Giáo viên đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều vật liệu bằng polime vậy khi sử dụng xong chúng ta phải làm gì ?
b/ Thực hiện
Học sinh nhận nhiệm vụ, tiến hành làm việc cá nhân c/ Báo cáo, thảo luận
Học sinh trả lời câu hỏi với nội dung thể hiện được ý thức sử dụng, bảo quản, sử lí phế liệu hợp lí, có hiệu quả
d/ Đánh giá
GIÁO VIÊN đánh giá câu trả lời của học sinh, nhận xét bổ sung e/ Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1 : Chất dẻo
1. Mục tiêu
Hình thành được khái niệm, tên, công thức, phương pháp điều chế và ứng dụng của các loại chất dẻo
2. Phương pháp.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề -Đàm thoại gợi mở
- Sử dụng kĩ thuật động não - Phương pháp bàn tay nặn bột 3. Nội dung phương thức tổ chức.
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Lấy ví dụ về chất dẻo, nêu khái niệm?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
Nội dung học sinh cần thể hiện I.Chất dẻo
1, Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit a) Chất dẻo
- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
- Tính dẻo là những vật thể bị biến dạng khi chịu tác dụng nhiệt độ và áp suất và vẫn giữ nguyên sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
VD: PE, PVC, Cao su buna ...
b) Vật liệu compozit
- Khi trộn polime với chất độn thu được một vật liệu mới có tính chất của polime và chất độn, nhưng độ bền độ chịu nhiệt tăng lên rất nhiều so với polime nguyên chất. Vật liệu mới đó được gọi là vật liệu compozit
- Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần tán vào nhau mà không tan vào nhau
- Thành phần compozit :
+ Chất nền (Polime) : Nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn.
+ Chất độn : Sợi hoặc bột, bột nhẹ, bột tan…
+ Chất phụ gia khác
2, Một số polime dùng làm chất dẻo a) Polietilen (PE)
- Đ/c : nCH2 = CH2 ( CH2 – CH2 )n
- Là chất dẻo mềm, nóng chảy ở trên 110oC, có tính “trơ tương đối” của ankan không nhánh - Dùng làm màng mỏng, vật liệu bình chứa ….
b) Poli(vinylclorua) (PVC)
- Đ/c: nCH2 = CH ( CH2 – CH )n
Cl Cl
- Là chất rắn vô đ/hình, cách điện tốt, bền với axit
- Dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa c) Poli(metyl meta crylat)
(Thủy tinh hữu cơ)
COOCH3 nCH2 = C - COOCH3 ( CH2 – C )n
CH3 CH3
- Là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt - Dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas
d) Nhựa phenol fomanđehit
- Có 3 dạng: Nhựa novolac, nhựa rezol và nhựa rezit - SGK
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Giáo viên đánh giá câu trả lời của học sinh, nhận xét bổ sung và chốt lại kiến thức trọng tâm + Bước 5: Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi trên
Hoạt động 2 : Tơ 1. Mục tiêu
Hình thành được khái niệm, tên, công thức, phương pháp điều chế và ứng dụng của các loại tơ
2. Phương pháp.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề -Đàm thoại gợi mở
- Sử dụng kĩ thuật động não - Phương pháp bàn tay nặn bột 3. Nội dung phương thức tổ chức.
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
Nội dung học sinh cần thể hiện II. TƠ
1, Khái niệm
- Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
- Trong tơ, những phân tử polime có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau.
2, Phân loại
a) Tơ thiên nhiên (sẵn có trong thiên nhiên) như bông, len, tơ tằm.
b) Tơ hoá học (chế tạo bằng p/pháp hoá học)
- Tơ tổng hợp (chế tạo từ polime tổng hợp): tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic thế (vinilon, nitron,…)
- Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng con đường hoá học): tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,…
3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp a) Tơ nilon-6,6
- Tính chất: Tơ nilon-6,6 dai, bền, mềm mại, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.
- Ứng dụng: Dệt vải may mặc, vải lĩt săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,…
b) Tơ nitron (hay olon)
- Tính chất: Dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt.
- Ứng dụng: Dệt vải, may quần áo ấm, bện len đan áo rét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Giáo viên đánh giá câu trả lời của học sinh, nhận xét bổ sung và chốt lại kiến thức trọng tâm + Bước 5: Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi trên
Hoạt động 3 : Cao su 1. Mục tiêu
Hình thành được khái niệm, tên, công thức, phương pháp điều chế và ứng dụng của các loại cao su
2. Phương pháp.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề -Đàm thoại gợi mở
- Sử dụng kĩ thuật động não - Phương pháp bàn tay nặn bột 3. Nội dung phương thức tổ chức.
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
Học sinh thể hiện được nội dung chính sau: