- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tư duy logic
- Năng lực so sánh và tổng hợp - Năng lực tư duy hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực tính toán hóa học
5.Phương pháp dạy học:
-Phát hiện và giải quyết vấn đề
-Sử dụng phương tiện trực quan ( Máy chiếu,..) -Đàm thoại gợi mở
-Sử dụng câu hỏi bài tập - Sử dụng kĩ thuật động não - Phương pháp hợp tác nhóm - Phương pháp sử dụng thí nghiệm - Phương pháp bàn tay nặn bột
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1, Chuẩn bị của GIÁO VIÊN :
Hệ thống câu hỏi về lí thuyết và chọn các bài tập tiêu biểu cho bài học, máy tính, máy chiếu.
2, Chuẩn bị của HỌC SINH : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
Hoạt động luyện tập
Hoạt động 1 : Kiến thức cần nhớ 1. Mục tiêu
Giúp học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức về polime và vật liệu polime.
2. Phương pháp
- Sử dụng kĩ thuật động não -Đàm thoại gợi mở
- Phương pháp học tập theo nhóm -Sử dụng câu hỏi bài tập
3. Nội dung phương thức tổ chức.
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
Học sinh thể hiện được các nội dung cần nhớ sau:
I . KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1, Khái niệm
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
2, Cấu tạo mạch :
* Có ba kiểu cấu tạo mạch polime - Mạch không nhánh
- Mạch có nhánh
- mạch mạng không gian
3, Khái niệm về các loại vật liệu polime
a) Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo b) Cao su là những vật liệu polime có tính đàn hồi.
c) Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
* Thành phần chính của chất dẻo, cao su, tơ là polime 4, So sánh hai loại phản ứng điều chế polime
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức trọng tâm
+ Bước 5: Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh về các câu hỏi trên
Hoạt động 2 : Bài tập 1. Mục tiêu
Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào bài tập cụ thể.
2. Phương pháp
- Sử dụng kĩ thuật động não -Đàm thoại gợi mở
- Phương pháp học tập theo nhóm -Sử dụng câu hỏi bài tập
3. Nội dung phương thức tổ chức.
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Ra bài tập theo mức độ từ biết đến vận dụng.
Dạng bài tập nhận biết: (HỌC SINH yếu)
Dạng bài tập thông hiểu: . (HỌC SINH trung bình) Dạng bài tập vận dụng: (HỌC SINH khá)
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
HỌC SINH làm bài độc lập hoàn thành trong 4 phút.
Học sinh thể hiện được đáp án như sau:
Mức độ biết Bài tập 2 SGK (77) :
a) ... – CH2 – CH(Cl) – CH2 – CH(Cl) – ...
Monome : CH2 = CH(Cl)
b) … - CF2 – CF2 – CF2 – CF2 – … Monome : CF2 = CF2
c) ( CH2 – C(CH3) = CH – CH2 )n Monome : CH2 = C(CH3) – CH = CH2 d) ( NH - [CH2]6 – CO )n
Monome : H2N - [CH2]6 – COOH
e) ( CO – C6H4 – COOCH2 – C6H4 – CH2 – O )n Monome : HOOC – C6H4 – COOH và
HO – CH2 – C6H4 – CH2OH
g) ( NH - [CH2]6 – NH – CO - [CH2]4 – CO )n
Monome : H2N - [CH2]6 – NH2 và HOOC - [CH2]4 - COOH
Mức độ hiểu
a) nCH2 = CH Xt t, ,o p CH – CH2 (1) C6H5 C6H5 n nH2N - [CH2]6 – COOH
to
( NH - [CH2]6 – CO )n + nH2O(2)
Mức độ vận dụng Bài tập 4(Ý b) SGK(77) :
Theo PT (1) muốn điều chế 1 tấn polistiren cần : 1 100 90 1,11
(t) stiren (H = 90%)
Theo PT (2) 145 tấn nH2N - [CH2]6 – COOH điều chế đựơc 127 tấn polime Vậy muốn điều chế được 1 tấn polime cần 1 145
127 1,14
(t)
nH2N - [CH2]6 – COOH
Vì hiệu suất là 90% nên cần nH2N - [CH2]6 – COOH thực tế là : 1,14 100
1, 27 90
(t)
Bài tập 5 : Cần bao nhiêu lít ancol etylic để điều chế 37,216 kg cao su buna ? Biết hiệu suất của phản ứng là 90% . Khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml
A. 72 lít B. 80 lít C. 92 lít D. 100 lít Bài giải :
Sơ đồ phản ứng : 2nC2H5OH → nC4H6→ ( CH2–CH=CH–CH2 )n 92n 54n (g/mol)
? 27,216 kg Ta có : 2 5
92 27, 216
46, 368( )
C H OHpu 54
m n kg
n
Suy ra : 2 5
46, 368 100
51, 52( )
C H OHbd 90
m kg
Do đó : 2 5 51, 52
64, 4( )
C H OHbd 0,8
V l
2 5 64, 4 100
92( )
ddC H OHbd 70
V l → Chọn C
+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
HỌC SINH xung phong chữa bài.
HỌC SINH còn lại đánh giá, bổ sung.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Giáo viên nhận xét, bổ sung và và sửa chữa sai sót cho học sinh
+ Bước 5: Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
NỘI DUNG: Bài thực hành số 2
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN VÀ VẬT LIỆU POLIME I. MỤC TIÊU
1, Về kiến thức : Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN :
- Phản ứng đông tụ của protein : Đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của axit, kiềm với lòng trắng trứng.
- Phản ứng màu : lòng trắng trứng với HNO3.
- Thử phản ứng của polietilen (PE), poli(vinyl clorua) (PVC), tơ sợi với axit, kiềm, t0.
- Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp.
2, Về kĩ năng :
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích và viết các pt hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3, Về thái độ :
- Biết được tính chất của polime để bảo vệ các vật liệu polime trong cuộc sống.
- Qua nội dung của bài HỌC SINH thấy khoa học có thể khám phá được những hợp chất cấu tạo nên cơ thể sống và thế giới xung quanh. Củng cố cho HỌC SINH niềm tin vào khoa học
4.Phương pháp dạy học:
-Phát hiện và giải quyết vấn đề
-Sử dụng phương tiện trực quan ( Máy chiếu,..) -Đàm thoại gợi mở
-Sử dụng câu hỏi bài tập - Sử dụng kĩ thuật động não - Phương pháp hợp tác nhóm - Phương pháp sử dụng thí nghiệm - Phương pháp bàn tay nặn bột
- Rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác, chăm chỉ, có thái độ học tập đúng đắn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1, Chuẩn bị của GIÁO VIÊN :
Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho HỌC SINH thực hiện TN theo nhóm :
- Dụng cụ : Ống nghiệm, Ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, giá để Ống nghiệm, kẹp sắt (hoặc panh) - Hoá chất : Dung dịch protein (lòng trắng trứng) 10%, dd NaOH 30%, CuSO4 2%,
AgNO3 1%, HNO3 20%, mẫu nhỏ PVC, PE, sợi len, sợi xenlulozơ (hoặc sợi bông).
2, Chuẩn bị của HỌC SINH :
Đọc và chuẩn bị bài báo cáo thực hành ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động luyện tập
Hoạt động 1 : Hướng dẫn thao tác thực hiện thí nghiệm 1. Mục tiêu
Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh, cho thấy học sinh tính thực tiễn của hóa học.
2. Phương pháp
-Phát hiện và giải quyết vấn đề -Đàm thoại gợi mở
- Sử dụng câu hỏi 3. Tiến trình bài dạy:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh cho biết các kỹ năng cần có khi thực hiện thao tác thí nghiệm + Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
Học sinh thể hiện được các thao tác thực hiện các thí nghiệm I. Hướng dẫn HỌC SINH các thao tác của từng TN.
+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Lắc ống nghiệm
+ Đun nóng ống nghiệm
+ Đun nóng hóa chất bằng kẹp đốt hóa chất + Làm lạnh từ từ ống nghiệm
+ Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm để giữ lại kết tủa + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GIÁO VIÊN chuẩn xác kiến thức, nhận xét bổ sung câu trả lời của học sinh
+ Bước 4: Sản phẩm
Câu trả lời về thao tác thí nghiệm của học sinh
Hoạt động : Hướng dẫn thực hiện thí nghiệm 1. Mục tiêu
Học sinh biết được thao các làm thí nghiệm và dự kiến hiện tượng xảy ra, giải thích.
2. Phương pháp
-Phát hiện và giải quyết vấn đề -Đàm thoại gợi mở
- Sử dụng câu hỏi
- Phương pháp dạy học theo nhóm - Phương pháp bàn tay nặn bột 3. Tiến trình bài dạy:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh tiến hành TN theo từng nhóm (8 nhóm) + Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
Nhóm thực hiện.
Các nhóm thể hiện được các ý sau:
Thí nghiệm 1. Sự đông tụ của protein khi đun nóng
+ dung dịch lòng trắng trứng trong suốt, sau khi đun nóng đông tụ thành khối màu trắng.
Thí nghiệm 2. Phản ứng màu biure
+ Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam Cu(OH)2, sau đó thấy màu tím đặc trưng xuất hiện . Thí nghiệm 3. Tính chất của một số vật liệu polime khi đun nóng.
+ Khi hơ nóng, PE và PVC không có nhiện tượng gì; còn sợi len và sợi bông bị xoăn lại.
+ Khi đốt, PE và PVC nóng chảy; còn sợi len và sợi bông cháy rụi có mùi khét.
Thí nghiệm 4. Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm + Các ống 1‟ và 4‟ không có hiện tượng gì
+ Ở ống 2‟ sau khi axit hóa bằng HNO3, thêm AgNO3 thấy có vẩn đục AgCl xuất hiện (do PVC bị thủy phân một phần tạo NaCl).
+ Ở ống 3‟ khi thêm CuSO4 có tạo kết tủa màu xanh lam Cu(OH)2, sau đó thấy màu tím đặc trưng xuất hiện (do sợi len là protein có phản ứng màu biure)
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Các nhóm trình bày kết quả.
Kết quả báo cáo ngắn ngọn, nêu được:
Nội dung kết quả thí nghiệm Giải thích nguyên nhân hiện tượng Chốt lại kiến thức cần nắm
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GIÁO VIÊN chuẩn xác lại kiến thức + Bước 5: Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu
Giúp cho học sinh hiểu và vận dụng linh hoạt tính chất vật lí và hóa học của protein, polime vào đời sống.
2. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở -Sử dụng câu hỏi bài tập
- Phát hiện và giải quyết vấn đề 3. Nội dung phương thức tổ chức.
a/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GIÁO VIÊN yêu cầu học sinh Về nhà tiến hành đốt ba loại tơ sau: tơ tằm, tơ nilon, tơ bông.
Có thể thay thế bằng các vật liệu tương tự b/ Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh nhận nhiệm vụ và hoàn thành cá nhân ở nhà Học sinh có thể thay thế
+ Tơ tằm bằng lông gà, vịt hoặc lông động vật khác vì có thành phần protein + Tơ nilon bằng túi xốp hoặc vải vóc bình thường vì có thành phần tơ nilon + Tơ bông bằng cây, gỗ vì có thành phần xenlulozo
c/ Báo cáo kết quả học tập:
Học sinh nghiên cứu và báo cáo kết quả vào tiết học sau Câu hỏi của học sinh phải đạt được nội dung chính là:
- Tơ tằm đốt nghe mùi khét (mùi thịt cháy) - Tơ nilon đốt nghe mùi hắc khó chịu
- Tơ bông đốt nghe mùi khét nhẹ hơn hai mùi kia (mùi gỗ cháy).
d/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GIÁO VIÊN kiểm tra sản phẩm học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà e/ Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
Chủ đề V : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Nội dung 1. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1, Về kiến thức : HS biết : Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.
2, Về kĩ năng :
- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.