CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI

Một phần của tài liệu 3 GIÁO án hóa 12 cả năm 5 bước (Trang 88 - 92)

- Ng.tử của hầu hết các ng.tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).

Na: [Ne]3s1 Mg: [Ne]3s2 Al: [Ne]3s23p1

- Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim.

11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl 0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099 2. Cấu tạo tinh thể

- Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các k.loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.

- Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hoá trị lk yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

3. Liên kết kim loại

KN : Là liên kết hóa học hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron tự do di chuyển trong toàn bộ mạng lưới tinh thể kim loại

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

* Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, sử dụng sơ đồ tư duy

* Kỹ thuật dạy học: Động não, tia chớp

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh vẽ các sơ đồ tư duy đơn giản tóm tắt lại nội dung trọng tâm của bài?.

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

Học sinh từng nhóm xung phong trình bày kết quả.

Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét kết quả và cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau GV chuẩn xác kiến thức và cho điểm cộng

+ Bước 5: Kết quả

: - Nêu nội dung chính của bài.

Nhóm IA (trừ nguyên tố hiđro) và IIA.

Nhóm IIIA (trừ nguyên tố bo), một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

Vị trí của kim loại trong BTH

Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).

Họ lantan và actini.

Cấu tạo của nguyên tử

Mạng tinh thể lục phương

Cấu tạo của kim loại Cấu tạo tinh thể Mạng tinh thể lập phương tâm diện

Mạng tinh thể lập phương tâm diện Liên kết kim loại

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

* Phương pháp: Sử dụng bài tập

* Kỹ thuật dạy học: tia chớp

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh hoàn thành các bài tập theo trình độ năng lực riêng của từng cá nhân?.

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

Học sinh xung phong trình bày kết quả.

Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV chuẩn xác kiến thức + Bước 5: Kết quả

1, Trong BTH các nguyên tố hoá học gồm 4 khối nguyên tố s, p, d, f. Khối nào ngoài kim loại còn có nguyên tố phi kim ?

A. Khối p B. Khối s và p. C. Khối p và f. D. Khối s, p, d, s.

2, Vị trí của nguyên tố X có Z = 20 trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 2, nhóm IIA B. Chu kì 4, nhóm IA C. Chu kì 4, nhóm IIA D. Chu kì 2, nhóm IIB 2, Mạng tinh thể kim loại gồm có:

A. Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân B. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.

C. Nguyên tử kim loại và các electron độc thân.

D. Ion kim loại và các electron độc thân 3, Cho cấu hình electron: 1s22s22p6.

Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên ? A. K+, Cl, Ar. B. Li+, Br, Ne. C. Mg2+, Cl, Ar. C. Al3+, F-, Ne.

4, Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6 . Nguyên tử R là : A. F B. Na C. K D. Cl

Nội dung 2 : TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức Hiểu được:

- Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).

- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.

2, Kĩ năng

- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .

- Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.

- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.

Hiểu được: T/chất vật lí chung : ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

3, Về thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, chăm chỉ, có thái độ học tập đúng đắn.

4. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực tính hóa hóa học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1, Chuẩn bị của GV : Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, sơ đồ các lớp mạng tinh thể kim loại giải thích các tính chất vật lí, máy tính, máy chiếu.

2, Chuẩn bị của HS : Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tính chất vật lý

* Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề

* Kỹ thuật dạy học: Động não, tia chớp

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hãy cho biết tính chất vật lý chung của kim loại?

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

Học sinh xung phong trình bày kết quả.

Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV chuẩn xác kiến thức + Bước 5: Kết quả

Một phần của tài liệu 3 GIÁO án hóa 12 cả năm 5 bước (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)