1. Quỹ BLTD tại Malaysia
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Malaysia (2000), các ĐVSXKD ở Malaysia chiếm khoảng 90% tổng số DN của cả nước và giải quyết 29,7% tổng số việc làm. Nhằm giúp đỡ các DN này tiếp cận vốn nguồn vốn tín dụng, tại Malaysia đã tồn tại 4 hệ thống (schemes) BLTD, đó là:
+ Hệ thống BLTD chung (General Guarantee schemes) được thành lập từ năm 1972.
+ Hệ thống bảo lãnh các khoản vay đặc biệt (Special Loan schemes): tài trợ cho những DN xuất khẩu, có các dự án đặc biệt,… được thành lập từ năm 1981.
+ Hệ thống BLTD cơ bản (Principal Guarantee schemes) được thành lập từ năm 1989.
+ Hệ thống BLTD chủ yếu mới (New Principal Guarantee schemes) được thành lập từ năm 1994.
Hệ thống BLTD chung được gọi là Tổng Công ty BLTD Malaysia (CGC), là tổ chức ra đời sớm nhất để phục vụ cho việc BLTD cho các ĐVSXKD do Chính phủ khởi xướng thành lập từ năm 1972, với số vốn góp từ các NHTM, các công ty tài chính của Chính phủ. Hiện nay, hệ thống này có doanh số bảo lãnh cao nhất trong 4 hệ thống bảo lãnh nêu trên. Tổng công ty BLTD đến 90%
giá trị khoản vay (người được bảo lãnh phải có ít nhất 10% vốn tự có tham gia dự án); phí bảo lãnh từ 0,5% đến 1% giá trị bảo lãnh.
Ba hệ thống BLTD (Special loan, Principal, New principal) hoạt động vì mục đích lợi nhuận, do các tổ chức tư nhân thành lập (có sự góp vốn của các NHTM) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm của ĐVSXKD. Mức phí dịch vụ cao hơn so với CGC, tuỳ thuộc và thoả thuận giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Ba hệ thống này đã góp phần đáng kể vào việc BLTD, giúp các ĐVSXKD tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tại Malaysia .
2.Quỹ BLTD tại Hàn Quốc
Việc BLTD cho các ĐVSXKD ở Hàn Quốc được thực hiện thông qua Quỹ BLTD. Quỹ BLTD là một bộ phận trong chiến lược và chính sách của Chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ các ĐVSXKD. Mục tiêu chính của các quỹ là nhằm hỗ trợ các DN này có thể vay vốn để hoạt động SXKD bằng cách bảo
lãnh các khoản vay và các tài sản nợ khác của DN không có tài sản thế chấp nhưng có đủ điều kiện để vay vốn khác.
Hiện tại ở Hàn Quốc có 3 tổ chức Quỹ BLTD đó là:
+ Quỹ BLTD Hàn Quốc (Korea Credit Guarantee Fund – KCGF): hoạt động theo luật Quỹ BLTD số 2696 ngày 21/12/1974 và hiện nay đã có 7 lần sửa đổi bổ sung, lần sửa đổi cuối cùng gần đây nhất là ngày 13/01/1998.
+ Quỹ BLTD công nghệ Hàn Quốc (KOTCH): thành lập từ tháng 4/1986 theo Nghị định của Chính phủ khuyến khích các ĐVSXKD phát triển kỹ thuật, công nghệ mới nhưng thiếu vốn sản xuất.
+ Quỹ BLTD địa phương: do các chính quyền địa phương thành lập và hoạt động theo nghị quyết riêng của mình. Hiện nay chưa có luật điều chỉnh chung cho các quỹ BLTD địa phương. Hiện Hàn Quốc có 10 quỹ BLTD cho các ĐVSXKD địa phương thuộc các vùng lớn trong toàn quốc như Thủ đô Seoul, Thành phố Pusal.
Các Quỹ bảo lãnh cho các ĐVSXKD là các tổ chức tài chính phi lợi nhuận do Chính phủ hoặc chính quyền địa phương lập ra. Trừ Quỹ BLTD địa phương tổ chức theo mô hình 1 cấp (có thể lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Quỹ), KCGF và KOTECH được tổ chức theo mô hình hệ thống hoàn chỉnh 3 cấp:
+ Hội sở chính của KCGF tại Seoul và KOTECH
+ Quỹ BLTD vùng: cả KCGF và KOTECH đều có trụ sở
+ Quỹ BLTD tỉnh, thành phố: dưới Quỹ BLTD vùng, KCGF có 76 chi nhánh và KOTECH có 54 chi nhánh.
Quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Quỹ: Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Quỹ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với Tổng cục các ĐVSXKD thuộc Bộ Công nghiệp. Các quỹ BLTD ở địa phương chịu sự quản lý trực tiếp của Chính quyền địa phương chủ yếu thông qua hoạt động tái bảo lãnh.
- Vốn hoạt động của Quỹ: Vốn hoạt động của KCGF từ các nguồn sau:
+ Đóng góp của Chính phủ theo luật định.
+ Đóng góp của các NHTM từ các khoản cho vay có lãi suất được phân chia như sau: mỗi khoản cho vay có lãi suất được tính 0,3% số tiền vay để hình thành vốn hoạt động cho KCGF và KOTECH, trong đó 0,2% số tiền vay để hình thành vốn hoạt động cho KCGF và 0,1% số tiền vay để hình thành vốn hoạt động cho KOTECH.
+ Ngoài ra còn từ DN và các cá nhân.
Nguồn vốn của Quỹ BLTD Hàn Quốc chủ yếu là từ đóng góp của Chính phủ (khoảng hơn 80%) và các NHTM (ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc, ngân hàng nhà Hàn Quốc, Ngân hàng xuất khẩu Hàn Quốc…)
Vốn của các quỹ BLTD địa phương được hình thành từ nguồn: Vốn của ngân sách địa phương đóng góp chủ yếu, ngoài ra còn vốn hỗ trợ của chính phủ, đóng góp của các NHTM và các tổ chức cũng như DN.
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 1. Về mô hình hoạt động
Hiện nay, quỹ BLTD đối với DNVVN tại Việt Nam có hai mô hình hoạt động cùng tồn tại song song: Các quỹ BLTD hoạt động độc lập tại các địa phương là TP.HCM, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Bắc Ninh, Ninh Thuận,…
Các Quỹ BLTD tại các địa phương như Hà Nội, Cần Thơ, Ðồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Giang, Thái Nguyên… giao cho quỹ đầu tư phát triển địa phương, các chi nhánh Ngân hàng Phát triển quản lý và điều hành.
Qua thực tiễn thực hiện mô hình quỹ BLTD cho thấy, mô hình hoạt động độc lập có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn so với mô hình giao cho các Quỹ đầu tư phát triển địa phương, các chi nhánh Ngân hàng Phát triển quản lý và điều hành.
Việc các quỹ BLTD địa phương chưa được tổ chức theo mô hình độc lập mà trực thuộc Quỹ đầu tư phát triển địa phương, chi nhánh Ngân hàng Phát triển quản lý và điều hành là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của Quỹ chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong việc trợ giúp DNVVN phát triển. Quỹ BLTD không phát triển được, vì: thiếu tính chủ động, ban điều hành không chuyên trách, phải cân đối với lợi ích chung của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển hoặc Quỹ đầu tư phát triển của địa phương; nghiệp vụ chuyên môn ít được chú trọng phát triển; tâm lý của cán bộ làm việc cho quỹ BLTD không ổn định, giảm bớt nhiệt huyết và tính sáng tạo, do luôn có sự so sánh về lợi ích với các cán bộ làm việc trong các chi nhánh Ngân hàng Phát triển hoặc quỹ đầu tư phát triển địa phương. Việc các quỹ BLTD “ẩn mình” sau quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc chi nhánh Ngân hàng Phát triển cũng có thể làm cho DNVVN khó nhận biết, tìm ra hoạt động của quỹ.
2. Về cơ cấu tổ chức
Các Quỹ BLTD được tổ chức theo mô hình có Hội đồng quản lý và Ban điều hành. Tuy nhiên, hầu hết quỹ BLTD đã được thành lập và đi vào hoạt động, cán bộ thuộc Hội đồng quản lý và Ban điều hành chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm của UBND và các Sở, ban, ngành của địa phương. Các quỹ giao cho quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc chi nhánh Ngân hàng Phát triển thì lãnh đạo của các tổ chức này sẽ kiêm Giám đốc quỹ BLTD, một phòng chức năng của các tổ chức sẽ kiêm xử lý các hoạt động của quỹ BLTD. Cán bộ chuyên môn của các quỹ chủ yếu được điều động từ các Sở, Ban ngành của tỉnh, chủ yếu là có chuyên môn về quản lý tài chính nhà nước.
Với cơ cấu Hội đồng Quản lý và Ban điều hành chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm của UBND và các Sở, ngành như hiện nay là một trong những khó khăn lớn nhất cho các quỹ BLTD tại các địa phương phát triển và mở rộng hoạt động do thiếu thời gian tập trung chỉ đạo, bám sát công tác để điều hành, quản lý công tác hàng ngày tại quỹ. Mặt khác, nhân sự phần lớn kiêm nhiệm có chuyên môn
về quản lý tài chính nhà nước, nhưng chuyên môn về tín dụng và bảo lãnh là khá yếu so với yêu cầu cần phát triển.
3. Về vốn điều lệ của quỹ BLTD
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tham gia góp vốn vào quỹ BLTD đối với các NHTM thực hiện chưa rõ ràng, theo văn bản số 1070/NHNN- TD ngày 03/10/2002; Thông tư số 01/2006/TT- NHNN ngày 20/02/2006 của Thống đốc NHNN về việc yêu cầu các NHTM tham gia góp vốn vào quỹ BLTD nhưng hiện nay, hầu hết các NHTM chưa góp vốn vào quỹ BLTD. Nguyên do là về phía các NHTM, các ngân hàng này cho rằng quỹ BLTD hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên cần phải cân nhắc kỹ lợi ích khi tham gia góp vốn, vì vốn góp sẽ không tạo ra thu nhập. Riêng các NHTM dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vào quỹ là rất khó khăn, với số lượng quỹ BLTD tại tất cả các tỉnh, thành phố thì tổng nguồn vốn cần góp cũng là con số rất lớn so với khả năng của các NHTM. Mặt khác, chưa có quy định của Chính phủ về việc rút vốn, chuyển nhượng vốn góp của các tổ chức, cá nhân sau khi tham gia góp vốn.
4. Về đối tượng được cấp BLTD
Các DN thuộc các thành phần kinh tế được xếp loại DNVVN theo Nghị định số 56/2009/NÐ- CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN là các DNVVN được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm tùy theo lĩnh vực. Ðối với DN hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng quy định quy mô tổng nguồn vốn tối đa là 100 tỷ đồng hoặc tối đa 300 lao động. Ðối với DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ quy định quy mô tổng nguồn vốn tối đa là 50 tỷ đồng hoặc tối đa 100 lao động.
Quy định này có những nội dung chi tiết và cụ thể cho từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện cho công tác xác định DNVVN trong trợ giúp phát triển và BLTD. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, việc xác định DNVVN
trong một số trường hợp thật sự gặp nhiều khó khăn để tiến hành BLTD theo nhu cầu của DN. Cụ thể như một số trường hợp:
Các DN có số lao động rất ít, dưới 100 lao động, nhưng quy mô vốn rất cao, hoạt động SXKD và đầu tư các dự án nhiều ngàn tỷ đồng, nhưng có nhu cầu BLTD. Trong trường hợp này, các nhà quản lý thường dè dặt trong xét chọn đối tượng BLTD.
Khi tính theo quy mô tổng nguồn vốn, các DN có vốn điều lệ dưới 50 tỷ, hoặc dưới 100 tỷ, nhưng xét đến tổng nguồn vốn lại vượt quy định. Trong khi số lao động lại vượt quá yêu cầu, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc.
Quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm tăng, giảm theo thời gian, nên từng thời điểm phải xác định lại đối tượng DNVVN. Có những DN khi xét theo tiêu thức nguồn vốn là DNVVN nhưng vài ngày sau trở thành DN lớn hoặc ngược lại.
5. Về quy trình thẩm định tín dụng
Các quỹ BLTD tại từng địa phương có trách nhiệm xây dựng quy trình thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư, phương án SXKD của khách hàng là một yêu cầu cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ BLTD, nhằm thực hiện công tác thẩm định đúng quy trình, tránh ảnh hưởng đến nhu cầu BLTD của các DNVVN trên địa bàn. Tuy nhiên, việc để cho mỗi địa phương tự xây dựng riêng cho mình quy trình thẩm định đã làm cho công tác quản lý chung về hoạt động BLTD của nhà nước gặp khó khăn. Ðối với DN cũng gặp khó khăn vì có thể họ đã quen với quy trình thẩm định ở địa phương này, nhưng khi qua địa phương khác lại có quy trình khác, gây mất thời gian và chi phí cho DN.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm về BLTD rút ra ở Việt Nam 2.2.3.1. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu hoạt động của Quỹ BLTD tại Hàn Quốc, Malaysia về việc BLTD cho ĐVSXKD có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, xuất phát từ chính sách của Chính phủ về việc BLTD cho các ĐVSXKD, ĐVSXKD là thành phần kinh tế quan trọng bậc nhất và có nhiều chính sách để hỗ trợ phá Quỹ BLTD được xây dựng sớm và thống nhất với các chính sách khác, có tính thực thi cao.
Thứ hai, chính sách BLTD cho ĐVSXKD là một chính sách quan trọng trong hầu hết chính sách kinh tế quốc gia và được hình thành từ rất sớm do vậy sự phát triển của ĐVSXKD ở các nước này luôn đạt được tốc độ cao và tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba, Chính sách bảo đảm tín dụng phải đảm bảo được lợi ích của các bên như người bảo lãnh (quỹ BLTD), người thụ hưởng bảo lãnh (TCTD) và người được bảo lãnh (ĐVSXKD).
- Người bảo lãnh: an toàn tương đối về vốn, thu được phí, phục vụ được nhiều đối tượng cần bảo lãnh, bảo toàn và phát triển được vốn.
- Người nhận bảo lãnh: cho vay an toàn và thu hồi được đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Người được bảo lãnh: nhận được vốn dễ dàng, thủ tục nhanh gọn và sử dụng vốn tạo giá trị thặng dư.
Thứ tư, hầu hết các nước đều thành lập các Quỹ BLTD chuyên ngành, như Quỹ BLTD công nghệ chuyên BLTD cho các ĐVSXKD trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông; Quỹ BLTD nông nghiệp chuyên BLTD cho các ĐVSXKD trong lĩnh vực nông nghiệp; Quỹ BLTD trong lĩnh vực xuất khẩu,...
Thứ năm, các mô hình Quỹ BLTD bao gồm mô hình 1 cấp và mô hình 2 cấp. Hầu hết các các nước trên thế giới đều có mô hình Quỹ BLTD đối với DNNV thống nhất từ Trung ương đến địa phương, Quỹ BLTD Trung ương được xem là “bà đỡ” để các Quỹ BLTD địa phương ra đời và phát triển.
Thứ sáu, về mô hình Quỹ BLTD có ba mô hình, đó là: một là do Chính phủ thành lập, hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (như mô hình hiện nay ở Việt
Nam); hai là do các tổ chức hiệp hội thành lập (vốn hoạt động của Quỹ BLTD do các thành viên trong tổ chức hiệp hội đóng góp) nhằm bảo lãnh, trợ giúp các ĐVSXKD thành viên, hoạt động phi lợi nhuận; ba là do các tổ chức, công ty thành lập, hoạt động kinh doanh chính là bảo lãnh, trợ giúp các DN, doanh thu là từ phí thu được từ hoạt động cấp BLTD và tư vấn, trợ giúp các khách hàng là các ĐVSXKD, hoạt động vì mục đích lợi nhuận; thực tế trên thế giới mô hình này chiếm một tỷ lệ cấp BLTD cao nhất trong ba mô hình kể trên.
Qua đó rút ra được các giải pháp về BLTD đối với Việt Nam:
- Hoàn thiện mô hình hoạt động và bộ máy tổ chức: Khuyến khích các địa phương thành lập Quỹ BLTD độc lập, không trực thuộc các quỹ đầu tư địa phương nhằm tăng tính chủ động và tăng cường trách nhiệm quản lý.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng thiết lập đồng bộ các bộ phận chuyên môn về thẩm định, quản lý rủi ro, tư vấn hướng dẫn, BLTD và kiểm tra kiểm soát sau BLTD nhằm có sự phối hợp đồng bộ trong quy trình từ khi tiếp xúc DNVVN đến khi BLTD, kiểm tra sau BLTD, phòng ngừa rủi ro.
- Có chính sách ưu đãi để thu hút vốn điều lệ cho Quỹ BLTD: Do quỹ BLTD là tổ chức phi lợi nhuận nên nhà nước cần có cơ chế tài chính khuyến khích các NHTM, tổ chức hiệp hội và các DN như khi góp vốn vào Quỹ BLTD sẽ được miễn một phần thuế thu nhập DN theo tỷ lệ giữa số vốn góp so với tổng vốn hoạt động kinh doanh.
- Cần sớm ban hành cơ chế cho phép thành lập các Quỹ BLTD do các hiệp hội và DN thành lập: Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ có một mô hình quỹ BLTD cho các DNVVN là do nhà nước thành lập, không vì mục tiêu lợi nhuận. Thực tế, số lượng các DNVVN tại Việt Nam là khá lớn (ước tính khoảng 500.000 DN vào năm 2012) nên nhu cầu vốn của các DN này là rất cao. Do đó, Quỹ BLTD do nhà nước thành lập không thể đáp ứng thỏa mãn nhu cầu vốn của DNVVN.
Thực tế, các quốc gia trên thế giới đã tồn tại ba mô hình quỹ BLTD: một là, do Chính phủ thành lập, hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (như hiện nay ở