ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh thái nguyên thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

3.1. Đối tượng nghiên cứu DNVVN

Quỹ BLTD

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: thời gian thực tập tốt nghiệp từ ngày 20/02/2019 đến ngày 20/05/2019. Số liệu thứ cấp thu thập các năm 2016- 2018

Về không gian: Quỹ BLTD cho DNVVN tại Thái Nguyên 3.3. Nội dung nghiên cứu

Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Tìm hiểu về quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Quỹ BLTD cho DNVVN tại Thái Nguyên.

Tìm hiểu thực trạng của Quỹ BLTD.

Tìm hiểu về tình hình hoạt động của Quỹ BLTD cho DNVVN Thái Nguyên.

Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Quỹ BLTD cho DNVVN, từ đó đưa ra các giải pháp giúp Quỹ BLTD hoạt động hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thực trạng của DNVVN.

Tìm hiểu nhu cầu của DNVVN.

Nghiên cứu những rào cản đôi với doanh nghiệp.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động BLTD đối với DNVVN.

Nghiên cứu giải pháp phát triển Quỹ BLTD cho DNVVN tại Thái Nguyên.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các thông tin được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: quỹ BLTD, ngân hàng, các DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, tài liệu thống kê, internet,…

Nguồn thông tin đã công bố phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo lãnh, BLTD; thực tiễn về hoạt động BLTD của các nước trên thế giới và Việt Nam, tôi lấy trong sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thu thập từ các cơ quan Nhà nước những văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, những sổ sách báo cáo, tổng hợp, hướng dẫn có liên quan đến hoạt động BLTD

- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin.

- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp.

Bảng 3.1: Thu thập dữ liệu và thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về hoạt động BLTD của Việt Nam và thế giới. Các công trình nghiên cứu về hoạt động BLTD đã được công bố.

+ Các bài báo từ các tạp chí, sách giáo trình, bài báo khoa học có liên quan tới đề tài

+ Các tài liệu từ các website

+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Internet + Sách, báo và các tài liệu có liên quan

Số liệu về tình hình hoạt động BLTD

+ Báo cáo kết quả hoạt động của quỹ BLTD tỉnh Thái Nguyên qua các năm + Các quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành luật BLTD

+ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

+ UBND tỉnh Thái Nguyên + Quỹ BLTD tỉnh Thái Nguyên + Quỹ Phát triển Đất

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Thu thập số liệu sơ cấp: tiến hành hơn 5 cuộc phỏng vấn các bên liên quan như sau:

+ Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo quỹ:

Mục đích phỏng vấn nhằm tìm hiểu thực trạng bảo lãnh, chính sách bảo lãnh và những rào cản trong BLTD cho DNVVN

+ Phỏng vấn đại diện một số ngân hàng tham gia cung ứng tín dụng và có ký thỏa thuận tín chấp đối với quỹ

Mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng cho vay đối với DN vừa và nhỏ, có sự bảo lãnh của quỹ; những khó khăn của ngân hàng khi cho vay theo cơ chế này, đồng thời thời tìm hiểu đề xuất của ngân hàng

+ Phỏng vấn DN vừa và nhỏ, tập trung DN nông nghiệp, DN xây dựng Mục đích nhằm tìm hiểu lượng vốn, nhu cầu vốn nhận được qua kênh bảo lãnh, những rào cản khi tiếp nhận vốn và kiến nghị của DN.

Bảng 3.2: Số lượng mẫu điều tra

Chỉ tiêu Số lượng

mẫu

I - DN đã tham gia BLTD 2

1 - DN công nghiệp - xây dựng 1

2 – DN nông lâm - ngư nghiệp 1

II – DN chưa tham gia BLTD 0

III - Tổng số DN 2

+ Tình hình BLTD

+ Ý kiến của những đối tượng được bảo lãnh và chưa được BLTD trong thời gian qua có những quan điểm gì?

+ Ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia trong thời gian qua, thủ tục tham gia có những thuận lợi khó khăn gì?

+ Tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương và các tổ chức Đảng, đoàn thể, về tình hình tổ chức và triển khai thực hiện chính sách BLTD để hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lý công việc của các cán bộ.

+ Tiếp cận: chủ động tiếp cận, sẵn sàng làm tốt công việc được giao:

- Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu:

+ Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu:

Số liệu điều tra sau khi thu thập đầy đủ, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích.

+ Phương pháp phân tích số liệu:

Là một phương pháp nghiên cứu dùng để giải thích nội dung dữ liệu thông qua quá trình phân loại, sắp xếp mã và xác định chủ đề hay mô thức.

+ Phương pháp phân tích SWOT:

Để xác định những mặt mạnh, yếu, triển vọng và rủi ro của một điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian nhất định của một làng, xã, cộng đồng hay một tổ chức, một nông hộ

Phần 4

Một phần của tài liệu Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh thái nguyên thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)