Thang đo Nhận thức sự rủi ro

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô nghiên cứu thực tiễn tại thành phố nha trang (Trang 30)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU

3.2.1Thang đo Nhận thức sự rủi ro

Như đã trình bày trong chương 2 có bốn nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức sự rủi ro khi tham gia giao thông đường bộ là:

3.2.1.1 Tuổi

Tuổi là thời kì nhất định của đời người. Đời người được chia ra làm nhiều độ tuổi, mỗi độ tuổi tương ứng với một số tiêu chuẩn hình thái, sinh lí riêng (theo từ điển Việt Nam). Thang đo này được đo bằng thang đo tỷ lệ (dựa vào nghiên cứu của Lund và

Rundmo (2009), Vered Rafaely (2006)), có nghĩa là tuổi thực tế của chủ phương tiện – đơn vị tính “tuổi”. Ký hiệu là TUOI.

3.2.1.2. Trình độ (Trình độ học vấn )

Trình độ học vấn là dung lượng, mức độ và chất lượng của hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cảm xúc và đánh giá tương ứng trong cấu trúc nhân cách (theo từ điển Việt Nam). Thang đo này dựa theo nghiên cứu của H. Hayakawa (2000), Horng và Chang (2007), ký hiệu là TRINHDO, được đo lường bằng thang đo danh nghĩa, được phân thành (1) Tiến sĩ; (2) Thạc sĩ; (3) Đại học; (4) Cao đẳng - Trung cấp; (5) Phổ thông ; (6) Khác.

3.2.1.3 Môi trường tham gia (Môi trường tham gia giao thông đường bộ)

Theo thảo luận nhóm môi trường tham gia giao thông đường bộ là tình trạng những đoạn đường người tham gia giao thông thường xuyên qua lại. Nếu người thường xuyên qua lại những con đường có tình trạng xấu (nhiều ổ gà, ổ voi, khói bụi…), sẽ xảy ra nhiều tai nạn giao thông, tại thành phố Nha Trang có một số con đường có tình trạng xấu ví dụ như: đường Nguyễn Khuyến, đường 2/4 đoạn từ bến xe phía Bắc đến đèo Rù Rì, đường Phong Châu, đường đi vào Đồng Bò… Thì họ sẽ có nhận thức về rủi ro khi tham gia giao thông cao hơn những người thường xuyên qua lại những con đường có chất lượng tốt. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ 1 rất xấu đến 5 rất tốt), ký hiệu là MTRUONG.

3.2.1.4 Tần suất rủi ro (Tần suất đã gặp rủi ro khi tham gia giao thông đường bộ).

Theo kết quả thảo luận nhóm tần suất đã gặp rủi ro khi tham gia giao thông đường bộ là những lần phương tiện đã từng xảy ra va chạm khi tham gia giao thông Người gặp nhiều va chạm khi tham gia giao thông, sẽ có nhận thức về rủi ro cao hơn những người ít gặp va chạm khi tham gia giao thông. Thang đo này được ký hiệu là TSUAT, đo lường bởi thang đo tỷ lệ - là số lần gặp tai nạn khi tham gia giao thông trong năm 2009 của phương tiện, đơn vị tính “lần”.

3.2.1.5 Nhận thức sự rủi ro( Nhận thức sự rủi ro khi tham gia giao thông đường bộ)

Nhận thức sự rủi ro khi tham gia giao thông đường bộ được đo lường dựa theo kết quả nghiên cứu của H. Hayakawa (2000), Moen và Rundmo (2004), Lund và Rundmo (2009), ký hiệu là NTHUC. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ NTHUC1 đến NTHUC5. Các biến

này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.1: Thang đo Nhận thức sự rủi ro

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô nghiên cứu thực tiễn tại thành phố nha trang (Trang 30)