2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 -2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2014 2015 2016
2015/2014 2016/2015
+/- % +/- %
GT % GT % GT %
Dư nợ cho vay 831.190 100% 1.034.484 100% 1.180.031 100% 203.294 24,46% 145.547 14,07%
Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 370.325 44,55% 493.987 47,75% 567.542 48,10% 123.662 33,39% 73.555 14,89%
Trung dài hạn 460.865 55,45% 540.497 52,25% 612.489 51,90% 79.632 17,28% 71.992 13,32%
Dư nợ theo đôi tượng KH
Cá nhân 600.761 72,28% 760.970 73,56% 911.723 77,26% 160.209 26,67% 150.753 19,81%
Doanh nghiệp 230.429 27,72% 273.514 26,44% 268.308 22,74% 43.084 18,70% -5.206 -1,90%
Dư nợ theo TSBĐ
Có TSBĐ 513.120 61,73% 835.932 80,81% 988.908 83,80% 322.812 62,91% 152.976 18,30%
Không có TSBĐ 318.070 38,27% 198.552 19,19% 191.123 16,20% -119.518 -37,58% -7.429 -3,74%
(Nguồn: Phòng Hành chính - kế toán Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế)
Kể từ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một một giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế cũng như các NHTM. Đứng trước thách thức đó, các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều chương trình đồng hành, hỗ trợ cho DN và cá nhân với nguồn vốn rẻ, ưu đãi. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng đã luôn sâu sát, nắm rõ tình hình khách hàng để đưa ra những phương án tín dụng hiệu quả... Sang năm 2015, tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm.
Sacombank Thừa Thiên Huế tiếp tu ̣c quyết tâm nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, phát triển khách hàng cũ, triển khai hiệu quả các gói cho vay ưu đãi lãi suất, thời hạn vay đi kèm phương châm hoạt động “An toàn và hiệu quả” nhờ đó mà dư nợ năm 2015 tăng hơn 24,46% so với năm 2014. Đến cuối năm 2016, dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 1.180 tỷ đồng, tăng hơn 145 tỷ đồng, tương ứng tăng 14.07% so với năm 2014. Trong đó có những phòng đạt mức tăng trưởng dư nợ tốt như PGD Phú Bài, PGD Tây Lộc, PGD Phú Vang.
Trong cơ cấu dư nợ cho vay, dư nợ của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn 70% tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng trên tổng dư nợ từ năm 2014-2016. Tính đến 2016, dư nợ khách hàng cá nhân đạt hơn 911 tỷ đồng, chiếm 77,26% tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh.
Hiện nay Sacombank Thừa Thiên Huế đang định hướng phát triển thị trường trở thành ngân hàng bán lẻ, hiện đại và đa năng, chú trọng tăng trưởng cho vay nhóm khách hàng cá nhân, cá doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo định hướng chung củ a Ban tổng giám đốc nhằm hạn chế rủi ro khi nhiều doanh nghiê ̣p lớn lâm vào tình trạng khó khăn.
Xét về kỳ hạn cho vay, cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh và có xu hướng giảm ở mức bình quân 50% tổng dư nợ, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy trong 3 năm qua, dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng ổn định mặc dù trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh luôn đảm bảo được tăng trưởng nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh. Việc điều giảm dần tỷ tro ̣ng cho vay trung dài ha ̣n giúp cho chi nhánh có
thể giảm thiếu bớt rủi ro.
Trong hoạt động cho vay, tài sản đảm bảo luôn đi đôi với khoản vay, và đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ món vay đó. Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo chiếm khoảng 80% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Việc cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo chủ yếu là vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên nhà nước và các công ty lớn có liên kết với Sacombank, cán bộ nhân viên Sacombank, và cho vay các đối tượng tiểu thương, chợ. Dư nợ cho vay tín chấp giảm cả về giá trị và tỷ trọng qua các năm là do sự cạnh tranh khốc liệt từ một số ngân hàng trên địa bàn như: Đông Á, Bưu điện Liên Việt, Quốc dân… về cả lãi suất, mức cho vay, cũng như giảm điều kiện vay vốn. Mặt khác, việc giảm điều kiện cho vay đối với nhóm khách hàng tín chấp dẫn đến một khách hàng có thể vay tín chấp cùng một lúc tại nhiều tổ chức tín dụng. Điều này làm tăng mức độ rủi ro khi cấp tín dụng cho nhóm khách hàng này cũng như gia tăng nợ quá hạn kéo theo tại Sacombank. Do đó, từ năm 2015 đến nay, Sacombank Thừa Thiên Huế đã thắt chặt lại điều kiện cho vay đối với nhóm khách hàng này theo định hướng của Ban điều hành như: chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng có lương và thu nhập khác ổn định trong vòng 6 tháng có thể chứng minh được từ 4 triệu trở lên, có quan hệ vay tín chấp tại tối đa 3 tổ chức tín dụng bao gồm cả Sacombank.