Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 86 - 92)

- Môi trường pháp lý còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động chi nhánh nói riêng. Chi nhánh khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài

sản đảm bảo nhưng việc xử lý nó để thu hồi nợ là hết sức khó khăn. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý.

Trong các điều khoản của hợp đồng đảm bảo, chi nhánh luôn ràng buộc điều kiện

“Khi khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ”. Trên thực tế, ngân hàng là một tổ chức kinh tế chứ không phải là cơ quan quyền lực của nhà nước, do đó không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng. Vì vậy, nếu không đạt được sự thoả thuận với khách hàng hoặc khách hàng không hợp tác, cố tình chây ỳ để kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng chỉ còn cách chuyển hồ sơ khởi kiện. Bên cạnh đó, dù có phán quyết của tòa, ngân hàng vẫn còn gặp trở ngại vì khâu thi hành án còn chậm. Tiếp đến là sự phối hợp không đồng bộ giữa cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá... nên thời gian từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành và thu hồi tiền từ bán tài sản đảm bảo tương đối dài đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng.

- Môi trường kinh doanh không ổn định, thườ ng xuyên biến đô ̣ng khiến cho các doanh nghiệp không lường trước được dẫn đến thiếu vốn trong quá trình triển khai các dự án xây dựng.

Chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao. Điều này khiến cho các doanh nghiệp không đủ khả năng đảm bảo kinh doanh hiệu quả trong điều kiện tất cả chi phí đầu vào đều gia tăng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chủ yếu là nhà hàng, khách sạn giảm doanh thu do lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế giảm sút đáng kể. Sự tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh đã khiến cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không thể đưa ra những giải pháp tốt nhằm tạo thu nhập trả nợ cho chi nhánh.

- Hệ thống thông tin quản lý của NHNN còn bất cập. Việc cung cấp thông tin chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của các TCTD. Thông tin về khách hàng chưa được CIC cập nhật kịp thời. Nếu khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với bất cứ TCTD nào thì CIC không hề có thông tin gì về khách hàng.

Hệ thống cung cấp thông tin của CIC chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các TCTD, chưa có thông tin phi tài chính, thông tin về khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

CIC chưa phát huy hiệu quả cao, cụ thể CIC chỉ cung cấp thông tin khi được TCTD yêu cầu, chưa chủ động trong việc thông báo những dự báo rủi ro tín dụng qua mạng.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng

- Chưa chú trọng đánh giá rủi ro nhóm khách hàng có liên quan với nhau. Từ đó không nhìn thấy bức tranh đầy đủ về khả năng tài chính (vốn tự có thực, công nợ), dòng tiền, điều chuyển tiền giữa các khách hàng liên quan, không tính toán chính xác nhu cầu vốn tự có và vòng quay vốn lưu động. Do đó, cấp tín dụng quá mức, một lô hàng cho vay nhiều lần (đảo nợ), không quản lý được dòng tiền của khách hàng.

- Chưa có định hướng tổng thể về cơ cấu danh mục tín dụng theo xếp hạng tín dụng/theo ngành hàng: trong năm qua Sacombank đã đưa ra đinhh hướng tín dụng đối với một số ngành hàng tiêu dùng, bất động sản nhưng chưa xây dựng được định hướng cơ cấu danh mục tín dụng mà Sacombank muốn hướng tới trong vòng 3 năm tới. Các ngành khác mặc dù đã có nghiên cứu nhưng chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng ngành.

- Trong hoạt động cho vay việc định kỳ hạn trả nợ là rất quan trọng. Tuy nhiên trong thực tế tại Chi nhánh cán bộ tín dụng khi cho vay định kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp cho món vay, kỳ hạn trả nợ thường kéo dài hơn chu kỳ sản xuất để tránh trường hợp một số khách hàng gặp khó khăn mà không phải gia hạn nợ. Chính vì vậy đã dẫn đến hiện tượng là một số khách hàng khi bán hàng xong có tiền nhưng không trả nợ (vì chưa đến hạn), và đã sử dụng tiền thu được vào những mục đích khác. Đến khi đến hạn trả tiền lại không có nguồn để trả phải dùng nguồn bán hàng tiếp theo để trả. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại dẫn đến khách hàng không tự chủ được nguồn tài chính để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn nên NQH là điều không thể tránh khỏi.

- Một số khoản cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phân tích kỹ phương án kinh doanh, khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng, do vậy đã cho vay những khách hàng kém hiệu quả dẫn đến NQH. Ngoài ra một phần do trong quá trình xét duyệt cho vay, một số cán bộ tín dụng quá chú trọng đến TSBĐ,ngườibảolãnh,danh tiếngkhách hàngmàkhôngquantâmnhiềuđếnthẩmđịnh,tính hiệu quả, khả thicủaphương án dựán vaymanglại.

- Chưa đánh giá kỹ chất lượng tài sản của khách hàng (phải thu, hàng tồn kho, tài sản dở dang, đầu tư tài chính...), tính cân đối. Điều này tiềm ẩn rủi ro suy giảm tài sản so với nguồn vốn.

- Chưa đánh giá kỹ yếu tố tín nhiệm, năng lực của người khách hàng, hoặc người lãnh đạo chính của công ty. Khách hàng không hợp tác, cố tình chây ì trả nợ.

- Chưa coi trọng rủi ro cấp bảo lãnh ngang bằng với rủi ro cho vay (đặc biệt là các bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng trong ngành thi công, xây lắp...).

- Ảnh hưởng từ áp lực chỉ tiêu, doanh số, thời xử lý hồ sơ dẫn đến việc không đánh giá chính xác hoặc bỏ qua các rủi ro tín dụng.

- Chưa chú trọng đúng mức việc luân chuyển tiền – hàng trong quá trình giải ngân: thực tế cho thấy có những trường hợp giải ngân tiền vay nhưng không theo dõi sát sao tài sản đối ứng hình thành từ tiền vay đó nên dẫn đến tình huống không có hàng đối ứng hoặc không theo dõi, quản lý được nguồn tiền thanh toán.

- Chưa đánh giá đúng mức tình hình vay nợ của khách hàng tại ngân hàng khác: trong bối cảnh một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác nhau, nếu không theo dõi sát sao có thể dẫn đến tình huống khách hàng có thể sử dụng nguồn tiền trả nợ của ngân hàng này khi chưa đến hạn để thanh toán nợ cho ngân hàng khác hoặc sử dụng cho mục đích khác, hoặc vay mượn quá mức dẫn đến đầu tư kinh doanh kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến năng lực trả nợ chung của khách hàng.

- Chưa đánh giá thường xuyên chất lượng tài sản của khách hàng: Khả năng chậm luân chuyển của hàng tồn kho, giá trị thị trường hàng tồn kho, chất lượng các khoản phải thu...

- Một số trường hợp nhận thế chấp hàng tồn kho hoặc tồn kho luân chuyển nhưng không theo dõi, quản lý được hàng thế chấp, không có quy trình quản lý hàng tồn kho luân chuyển.

- Chưa chú trọng theo dõi, thu thập và đánh giá thông tin đầy đủ về các hoạt động kinh doanh/các dự án đang triển khai khác của khách hàng và người có liên quan đến khách hàng. Vì vậy, nhiều trường hợp dòng tiền bán hàng về bị khách hàng chiếm dụng để bù dắp thiếu hụt thanh khoản cho những hoạt động đầu tư khác.

- Chưa chú trọng theo dõi và cập nhật thường xuyên thông tin về biến động

thị trường của các ngành hàng mà khách hàng đang kinh doanh nên không kịp thời nhận diện dấu hiệu rủi ro thị trường để sớm có giải pháp yêu cầu khách hàng cắt lỗ nhằm giảm tổn thất.

- Nhiều trường hợp chưa thực hiện đầy đủ điều kiện phê duyệt tín dụng, chưa quan tâm đến khuyến nghị của Tổ thẩm định/ phòng quản lý tín dụng (nhất là điều kiện về pháp lý, tài sản bảo đảm, tỷ lệ giải ngân, bảo hiểm, tăng vốn điều lệ, hệ số đòn bẩy...) dẫn đếngia tăng rủi ro tín dụng.

- Số lượng, chất lượng cán bộ chưa theo kịp với sự mở rộng quy mô tín dụng:

số lượng nhân sự lãnh đạo/cán bộ khách hàng quá mỏng so với qui mô dư nợ và số lượng khách hàng nên không đủ người để theo dõi, đánh giá thường xuyên khách hàng sau khi cho vay.

2.3.3.3. Những nguyên nhân xuất phát từ khách hàng

- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý kém, khả năng thích ứng chậm đối với các biến cố xảy ra hoặc những biến cố bên ngoài tác động vào khách hàng thì hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

- Mục đích vay vốn không rõ ràng, có ý định lừa đảo, thiếu thiện chí, thiếu trách nhiệm đối với khoản nợ.

- Quản trị doanh nghiệp chưa theo kịp quy mô phát triển, thiếu kinh nghiệm, thiếu minh bạch.

- Kháchhàngsửdụngvốnsaimụcđích, sử dụng nguồn vốn lưu động ngắn hạn

để đầu tư tài sản dại hạn.

Thờihạnvaydàihơnmứccầnthiếtsovớichukỳdòngtiền,dẫnđếnkhách hàngsửdụngtạmthờinguồntiềnkhichưađếnhạntrảnợchongânhàng.

- Khách hàng chưa nhận thức được tầm quan tro ̣ng trong viê ̣c xây dựng cho mình chiến lược và kế hoa ̣ch kinh doanh cu ̣ thể nên khó khăn cho ngân hàng trong việc xác đi ̣nh nguồn vốn cấp tín du ̣ng và phải thường xuyên thay đổi giới ha ̣n tín dụng do kế hoa ̣ch kinh doanh của khách hàng thay đổi.

Tóm tắt chương 2

Dư nợ tín dụng và thu nhập từ hoạt động tín dụng của Sacombank Thừa Thiên Huế những năm qua không ngừng tăng trưởng. Nợ quá hạn của Sacombank Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014-2016 luôn ở mức cho phép.

Việc xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp đã góp phần cho sự phát triển của chi nhánh trong những năm qua, đồng thời việc tuân thủ chính sách tín dụng có tác dụng ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong việc cấp tín dụng, do đó việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn. Nợ quá hạn của Sacombank Thừa Thiên Huế hiện năm trong mức cho phép,dó là kết quả của sự quan tâm đúng mức đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của ban lãnh đạo chi nhánh, cũng như từng của từng cán bộ các phòng liên quan.

Luận văn cũng nêu lên những mặt đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Đây là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng mà cuối cùng là nâng cao năng lực tài chính giúp Sacombank Thừa Thiên Huế phát triển ngày càng ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)