Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 72 - 82)

2.2.1. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, dù quản trị tốt và kiểm soát chặt chẽ đến đâu vẫn luôn xuất hiện rủi ro tín dụng. Điều này vẫn có thể tồn tại ngay cả khi Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên có trình độ cao và giàu kinh nghiệm. Thực tế. trong hoạt động Ngân hàng thường xuyên có các khoản cho vay không hoàn trả đúng hạn cũng như một số khoản vay chưa quá hạn nhưng đã có dấu hiệu khó thu hồi và có thể dẫn đến tổn thất về tài chính. Những khoản nợ tồn đọng hoặc mất khả năng thanh toán không chỉ liên quan đến rủi ro tín dụng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các loại rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. Điều đó tất yếu làm gia tăng chi phí quản trị tài sản nợ và chi phí giám sát liên quan đến xử lý tín dụng.

Bảng 2.4: Nợ quá hạn tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

cộng % cộng %

Tổng dư nợ

cho vay 831.190 1.034.484 1.180.031 203.294 24,46% 145.547 14,07%

Nợ quá hạn 2.910 13.103 17.374 10.193 350,27

% 4.271 32,60%

Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay

0,35% 1,27% 1,47%

(Nguồn: Phòng Hành chính - kế toán Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Qua bảng 2.5, ta thấy tình hình nợ quá hạn hiện nay tại Sacombank chi nhánh Huế liên tục tăng qua các năm năm. Cụ thể, năm 2015 nợ quá hạn tăng hơn 350,27% so với năm 2014 và đạt 10.193 triệu đồng, qua năm 2016 nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăngthêm 4.271 triệu đồng, tương ứng tăng32,60%. Nguyên nhân của sự tăng mạnh khoản mục nợ quá hạn tại ngân hàng trong các năm 2015, 2016xuất phát từ sự thay đổi trong cách phân loại nợ của Ngân hàng được quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 (Thông tư 02) về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và mới nhất là Thông tư 09/2014/TT-NHNN đã có nhiều thay đổi so với các năm trước.Ban đầu, Thông tư 02 được NHNN dự kiến có hiệu lực từ 1/6/2013 để thay thế Quyết định 780 về cơ cấu nợ. Tuy nhiên, trước lo lắng của các ngân hàng, bên cung vốn, cũng như các doanh nghiệp và chuyên gia độc lập, nên NHNN đã lùi thời điểm áp dụng Thông tư 02.

Đến Ngày 6/7/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 5057/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải dựa trên kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp, toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại

bảng của một khách hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và xếp vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn.

Tính riêng trong năm 2016, Nợ quá hạn kéo theo tại chi nhánh theo thông tin CIC cung cấp là 9.926 triệu đồng , chiếm tỷ lệ 57,13% nợ quá hạn tại chi nhánh, mức trích lập dự phòng rủi ro hiện nay là 516,34 triệu đồng.

Bảng 2.5 Nợ quá hạn kéo theo tại chi nhánh theo Thông tin CIC năm 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng

Đơn vị SLKH Dư nợ quá

hạn kéo theo Tỷ lệ Dự phòng rủi ro

Phòng Kinh doanh 10 287 2,89% 7,34

PGD An Cựu 19 805 8,11% 92,49

PGD Hương Trà 36 1.794 18,07% 98,22

PGD Phú Bài 17 869 8,75% 36,93

PGD Phú Hội 17 462 4,66% 68,91

PGD Phú Vang 16 1.086 10,95% 45,36

PGD Phú Xuân 18 2.599 26,18% 129,16

PGD Tây Lộc 10 2.024 20,39% 37,94

Toàn chi nhánh 143 9.926 100% 516,34

(Nguồn: Phòng Kiểm soát rủi ro Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Biểu đồ 2.2 Nợ quá hạn kéo theo tại chi nhánh theo Thông tin CIC năm 2016

2.89% 8.11%

18.07%

8.75%

4.66%

10.95%

26.18%

20.39%

Phòng Kinh doanh PGD An Cựu PGD Hương Trà PGD Phú Bài PGD Phú Hội PGD Phú Vang PGD Phú Xuân PGD Tây Lộc

Số lượng khách hàng nợ quá hạn kéo theo tại chi nhánh theo thông tin CIC cung cấp tính đến 31/12/2016 là 143 khách hàng, đây hầu hết đều là các khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn cùng một lúc tại nhiều tổ chức tín dụng như: các công ty tài chính FE Credit, JACCS, Ngân hàng Quốc Dân, VPbank, Lienvietpostbank...

Với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, cùng với áp lực chỉ tiêu doanh số nên nhiều TCTD đã nới lỏng các điều kiện cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân dẫn đến tình trạng khách hàng vay vốn tại nhiều nơi, chậm thanh toán tiền vay hoặc mất khả năng thanh toán. Hiện nay, dư nợ quá hạn kéo theo tại chi nhánh tập trung chủ yếu tại các Phòng giao dịch như: PGD Tây Lộc, PGD Hương Trà, PGD Phú Xuân...Trong đó PGD Hương Trà là PGD có dư nợ cho vay tín chấp cán bộ nhân viên lớn với 36 trường hợp khách hàng nợ quá hạn kéo theo; PGD Tây Lộc và PGD Phú Xuân tuy có số lượng khách hàng ít hơn nhưng tập trung vào một số KH cá nhân có dư nợ lớn như: Hoàng Như Thịnh nợ quá hạn nhóm 2 tại Agrinbank, Nguyễn Thanh Tuấn nợ quá hạn nhóm 4 tại NCB...

Cùng với việc nợ quá hạn tại Ngân hàng liên tục tăng mạnh qua 3 năm, tỷ trọngNợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay cũng có chiều hướng gia tăng, tương ứng với năm 2014, 2015, 2016 là 0,35%, 1,27%, 1,47%. Tuy vậy tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ vay hiện nay của Chi nhánh vẫn đảm bảo đượctỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và mục tiêu của Sacombank.

Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn giai đoạn 2014-2016

Kể từ năm 2014 trở về trước, NQH ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với NQH trung, dài hạn trong tổng NQH. NQH trung, dài hạn có giá trị nhỏ hơn NQH ngắn hạn không có nghĩa là các món vay trung, dài hạn có chất lượng tốt hơn các món vay ngắn hạn mà do còn nhiều khoản nợ trung, dài hạn chưa đến hạn trả, hơn nữa những khoản vay trung dài hạn hầu hết đều là các khoản vay có giá trị thấp so với các khoản vay ngắn hạn nên trong trường hợp phát sinh nợ quá hạn cũng không chiếm tỷ trọng lớn.

Năm 2014 NQH ngắn hạn ở mức 1.662 triệu đồng trong khi đó trung, dài hạn

ở mức 1.248 triệu đồng. Qua năm 2015, 2016 NQH trung, dài hạn tại chi nhánh có xu hướng tăng nhanh hơn so với NQH ngắn hạn với viếc chiếm tỷ trọng trong tổng NQH tại chi nhánh lần lượt là 61,13% và 62,85%. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do trong năm 2015 và 2016 việc thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02 phải dựa trên kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cung cấp và các khoản nợ quá hạn này hầu hết đều tập trung vào nhóm khách hàng vay hiện đang có khoản vay trung dài hạn tại Sacombank.

Biểu đồ 2.3 Nợ quá hạn tại Sacombank Thừa Thiên Huế theo thời hạn

1,662

5,093 6,454

1,248

8,009

10,919

,0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000

2014 2015 2016

Triệu đồng

Năm

Trung, dài hạn Ngắn hạn

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

GT % GT % GT % +/- % +/- %

NQH 2.910 100% 13.103 100% 17.374 100% 10.193 350,27% 4.271 32,60%

Theo thời hạn

Ngắn hạn 1.662 57,12% 5.093 38,87% 6.454 37,15% 3.431 206,41% 1.361 26,73%

Trung, dài

hạn 1.248 42,88% 8.010 61,13% 10.920 62,85% 6.762 541,91% 2.910 36,33%

Theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 2.184 75,05% 10.911 83,27% 15.656 90,11% 8.727 399,58% 4.745 43,49%

Doanh

nghiệp 726 24,95% 2.192 16,73% 1.718 9,89% 1.466 201,95% -474 -21,62%

(Nguồn: Phòng Hành chính - kế toán Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Tình hình nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy NQH đối với nhóm khách hàng cá nhân có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nhóm khách hàng doanh nghiệp và hiện đang có xu hướng tăng dần qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng. Nợ quá hạn của nhóm khách hàng cá nhân qua các năm 2014 về số tuyệt đối là 2.184 triệu đồng thì qua năm2015 đã có giá tăng lên vượt mức lên 10.911 triệu đồng, tương ứng tăng 399,58% so với năm 2014, trong khi đó dư nợ cho vay nhóm khách hàng cá nhân trong năm 2015 chỉ tăng trưởng được hơn 26,67% so với năm 2014. Qua năm 2016, tốc độ gia tăng nợ quá hạn của nhóm khách hàng cá nhân mặc dù đã có dấu hiêu giảm còn 43,49%

tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Hiện nay, dư nợ cho vay của chi nhánh đối với nhóm khách hàng cá nhân vẫn đang giữ được mức tăng trưởng khá ổn định qua các năm, tuy nhiên việc nợ quá hạn đối với nhóm khách hàng cá nhân hiện đang tăng nhanh là một dấu hiệu đáng báo động trong công tác kiểm soát nợ quá hạn tại chi nhánh.

Biểu đồ 2.4 Nợ quá hạn tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế theo đối tượng khách hàng

Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, nợ quá hạn trong năm 2015 ở mức 2.192, tăng hơn so với năm 2014là 1.466 triệu đồng, tương ứng tăng 201,95%. Qua

2,184

10,911

15,656

,726

2,192

1,718

,0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000

2014 2015 2016

Triệu đồng

Năm

Doanh nghiệp Cá nhân

năm 2016, nợ quá hạn nhóm khách hàng doanh nghiệp đã giảm được 474 triệu đồng, tương ứng giảm 21,62% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù mức giảm còn khiêm tốn, chưa xử lý triệt để được một số khoản nợ của các khách hàng doanh nghiệp, hơn nữa trong năm chi nhánh cũng phát sinh thêm một số trường hợp KHDN nợ quá hạn mới là: DNTN Xí nghiệp xây dựng Minh Quân và Công ty TNHH Bảo Tín Đại Nam...Những kết quả đạt được tuy chưa lớn nhưng cũng phải kể đến một phần không nhỏ của sự cố gắng nỗ lực trong công tác thẩm định các phương án tín dụng cũng như nỗ lực trong công tác xử lý và đòi nợ của các cán bộ tín dụng của Ngân hàng.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Sacombank thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 và Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 thì dư nợ được chia thành 5 nhóm như sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) - Nhóm 2 (nợ cần chú ý) - Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) - Nhóm 4 (nợ nghi ngờ)

- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

Thông thường, những nhóm nợ mà Ngân hàng xếp vào loại nguy hiểm, đặc biệt có khả năng mất vốn là nợ nhóm 3,4,5 hay còn gọi là nợ xấu; Nợ nhóm 1 là những món vay có khả năng hoàn trả tốt; và nợ nhóm 2 là những khoản nợ cần chú ý xử lý trước khi chuyển sang nợ xấu. Dựa trên kết quả phân loại nợ, chúng ta sẽ tổng hợp theo các chỉ tiêu như nợ không đủ tiêu chuẩn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn. Từ những chỉ tiêu này, chúng ta có thể dễ dàng thấy được những diễn biến xấu của dư nợ và so sánh với các Ngân hàng khác. Nợ quá hạn bao gồm các nhóm từ 2 - 5.

Nợ nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý, nợ nhóm 2 có sự gia tăng đột biến trong năm 2015, Nợ quá hạn nhóm 2 trong năm 2015 của chi nhánh là 5.923 triệu đồng,

tăng hơn 22 lần so với thời điểm cuối năm 2014 và tiếp tục tăng trong năm 2016 là 8.105 triệu đồng, tăng hơn 36,84% so với năm 2015. Hiện nay theo quan điểm của một số TCTD thì nợ quá hạn nhóm 2 vẫn là nhóm nợ quá hạn có khả năng hoàn trả tốt nên chưa chú trọng đến công tác thu hồi nợ khi khách hàng vẫn thuộc nợ nhóm 1 dẫn đến tình trạng nợ quá hạn nhóm 2 của khách hàng. Riêng đối với Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế, Ngân hàng thường xuyên giám sát kỹ các khoản vay có dấu hiệu trễ hạn từ 4 - 5 ngày để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, không để phát sinh nợ quá hạn nhóm 2. Tuy nhiên kể từ khi áp dụng việc thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02 phải dựa trên kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cung cấp. Điều này có nghĩa là, một khách hàng có nhiều khoản nợ tại một ngân hàng hoặc các ngân hàng khác nhau, nếu 1 khoản nợ bất kì bị xếp vào nợ nhóm 2, thì tất cả các khoản nợ tại ngân hàng đó hoặc các ngân hàng khác cũng bị xếp vào nợ nhóm 2. Nợ nhóm 2 của chi nhánh trong năm 2015, 2016 luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ quá hạn (khoảng 45% dư nợ quá hạn), do đó chi nhánh cần thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm soát nợ, thu hồi nợ quá hạn để chuyển các khoản nợ này về nợ nhóm 1 và đặc biệt không để phát sinh nợ quá hạn các nhóm cao hơn.

Nợ nhóm 3, nhóm 4 là một thành phần của nhóm nợ xấu. Giá trị của nhóm nợ này càng tăng cao thì sẽ gây rủi ro lớn cho Ngân hàng. Nợ nhóm 3, 4 trong năm 2015 lần lượt là 2970 triệu đồng và 2.296 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 40,19% tổng nợ quá hạn., trong khi đó tỷ trọng nợ quá hạn nhóm 3,4 trong năm 2014 chỉ là 31,62%. Qua năm 2016, nợ nhóm 3, 4 tuy có tỷ trọng giảm xuống còn 28,64% tổng nợ quá hạn của chi nhánh tuy nhiên vẫn giữ ở mức cao với dư nợ lần lượt là 1.928 triệu đồng và 3.047 triệu đồng. Đối với các khoản vay thuộc vào nợ nhóm 3, nhóm 4 thì thường khách hàng đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán các khoản nợ tại ngân hàng, do đó chi nhánh cần có các biện pháp kịp thời để xử lý nợ quá hạn như:

cơ cấu nợ, gia hạn nợ dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng hoặc tiến hành làm các thủ tục xác minh, khởi kiện đối với các khách hàng chây ỳ, không hợp tác trong quá trình xử lý nợ quá hạn.

Bảng 2.7: Phân loại nợ quá hạn tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015

GT % GT % GT % +/- % +/- %

Nợ quá

hạn 2.910 100 13.103 100 17.374 100 10.193 350,27 4.271 32,60

Nhóm 2 254 8,73 5.923 45,20 8.105 46,65 5.669 2231,89 2.182 36,84

Nhóm 3 616 21,16 2.970 22,67 1.928 11,10 2.354 382,26 -1.042 -35,08

Nhóm 4 304 10,45 2.296 17,52 3.047 17,54 1.992 654,82 751 32,71

Nhóm 5 1736 59,66 1.914 14,61 4.294 24,72 178 10,25 2.380 124,35

(Nguồn: Phòng Hành chính - kế toán Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Nợ nhóm 5 là nhóm nợ có khả năng mất vốn cao nhất và có chiều hướng biến động liên tục qua các năm. Năm 2014 dư nợ quá hạn ở nhóm này là 1.736 triệu đồng, qua năm 2015 là 1.914 trđồng và tiếp tục tăng lên trong năm 2016 là 4.294 triệu đồng. Hiện nay nợ quá hạn nhóm 5 tại chi nhánh chủ yếu là các khoản nợ quá hạn vay tín chấp cán bộ nhân viên hiện nay khách hàng đã nghỉ việc và đi khỏi địa phương, ngoài ra còn có các trường hợp vay thế chấp tuy nhiên khách hàng bỏ trốn khỏi địa phương do đó tòa án không có cơ sở để nhận hồ sơ khởi kiện của ngân hàng. Điều này gây khó khăn rất lớn đến công tác xử lý nợ quá hạn của chi nhánh.

Nợ xấu là chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng và được dùng để làm thước đo chung, so sánh giữa các Ngân hàng. Giá trị của nhóm nợ này càng tăng cao thì sẽ gây rủi ro lớn cho Ngân hàng. Qua các năm 2014, 2015, 2016, tỷ lệ nợ quá hạn và đặc biệt là nợ xấu của Chi nhánh luôn ở mức dưới 2%, mức gọi là chỉ số an toàn trong nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chi nhánh cần tiếp tục duy trì tỷ lệ này trong những năm tiếp theo.

2.3 Đánh giá chung về hoạt động quản trị tín dụng ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)