Trong những năm qua, với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, hiện đại đa năng hàng đầu khu vực, cũng như chủ trương phát triển của Ngân hàng nhà nước, Sacombank Thừa Thiên Huế đã chủ động mở rộng vốn tín dụng, cho vay đối với lãi suất phù hợp đối với các đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏtrên địa tỉnh, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Kết quả đạt được không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn cho cả Sacombank Thừa Thiên Huế.
- Dư nợ tín dụng và thu nhập từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng trưởng.
Trong những năm gần đây, với phương châm phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững, nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt từ Ban tổng giám đốc đến các chi nhánh thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ từng món vay của các chi nhánh.
Việc xây dựng chỉ tiêu tín dụng, hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế chi nhánh và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường xuyên của ban lãnh đạo đã giúp cho các chi nhánh có định hướng và mục tiêu phát triển trong hoạt
động. Các chỉ tiêu về dư nợ, thu lãi tín dụng và thu nhập về hoạt động tín dụng được kiểm tra, giám sát thường xuyên đã tạo động lực thúc đẩy các chi nhánh phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn.
Việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn được ban lãnh đạo Sacombank Thừa Thiên Huế rất quan tâm và có những phương sách rất cương quyết để giải quyết triệt để vấn đề này. Cụ thể như sau:
+ Ban lãnh đạo chi nhánh bao gồm: Giám đốc và phó giám đốc, các trưởng phòng hằng tháng đều có tổ chức ho ̣p xử lý nợ nhằm đưa ra một kế hoạch cụ thể đối với từng khoản nợ quá hạn của chi nhánh.
+ Bộ phận tín dụng phối hợp chặt chẽ với Phòng kiểm soát rủi to của chi nhánh để có những bước giải quyết món nợ vay theo đúng quy định của pháp luật.
+ Ban lãnh đạo đưa ra kế hoạch làm việc với từng cán bộ có dư nợ quá hạn, nợ xấu và nợ có dấu hiệu rủi ro.
- Thực hiện việc đánh giá lại TSBĐ thường xuyên và liên tục.
Thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm theo định kỳ tối đa 12 tháng đối với Bất động sản và 06 tháng đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển theo giá trị thị trường tại thời điểm định giá, đảm bảo giá trị của tài sản vẫn đảm bảo đủ khoản vay của khách hàng tại chi nhánh theo đúng quy định về tỷ lệ cho vay/tỷ lệ giá trị TSBĐ;
Thường xuyên đánh giá xu hướng tăng, giảm giá trị trong tương lai và đưa ra các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp giá trị TSBĐ giảm sút mạnh bằng cách bổ sung TSBĐ khác, giảm dư nợ hoặc các hình thức khác;
Kiểm tra tình trạng sở hữu và sử dụng tài sản: có thay đổi về chủ sở hữu, có xảy ra tranh chấp hay không, theo dõi tiến độ hoàn thành thủ tục, giấy tờ chứng minh sở hữu đối với các khu nhà chung cư, dự án hoặc các trường hợp khác mà theo đó khách hàng chưa hoàn thành chứng từ chứng minh sở hữu đối với TSBĐ, kiểm tra việc sử dụng tài sản của khách hàng (sử dụng thường xuyên, cho thuê hay không sử dụng,…);
Việc kiểm tra được Sacombank Thừa Thiên Huế thực hiện thường xuyên, đảm bảo phát hiện kịp thời các sai phạm, sai sót, tranh chấp gây ảnh hưởng đến giá
trị, quyền sở hữu và các quyền lợi của Sacombank đối với TSBĐ để có biện pháp phòng ngừa.
- Đào tạo trình độ chuyên môn, giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với nhân viên Giáodục đạo đức, chuyên môn nghề nghiệp được Sacombank Thừa Thiên Huếđặc biệt quan tâm, đáp ứng được yêu cầu của một đội ngũ cán bộ tín dụng đầy đủ bản lĩnh, trình độ và nhân cách.
Đối với cán bộ đang công tác tại ngân hàng, Sacombank Thừa Thiên Huếthực hiện đào tạo chuyên sâu về chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi theo quan điểm chỉ đạo chung của ngân hàng.
Đối với những cán bộ tuyển mới, Sacombank Thừa Thiên Huế bồi dưỡng kiến thức về hội nhập, giáo dục về tổng quan nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp ngân hàng.
- Thực hiện trích lập dự phòng theo quy định.
Hàng tháng, Sacombank Thừa Thiên Huế thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng rủi ro theo đúng theo hướng dẫn tại quyết định 493/2005-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và quyết định số Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 (Thông tư 02) về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và mới nhất là Thông tư 09/2014/TT-NHNN.
- Sacombank Thừa Thiên Huế phát triển khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược
Định hướng của Sacombank Thừa Thiên Huế những năm qua là hướng tới đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ
cũng như bán chéo các sản phẩm bao gồm tiền gửi, thẻ,các di ̣ch vu ̣ ngân hàng điện tử, bảo lãnh…. Điều này sẽ làm tăng lợi ích cho chi nhánh.
Bên cạnh viê ̣c phát triển dư nợ đối với các nhóm khách hàng lớn có tình hình tài chính lành ma ̣nh, Sacombank Thừa Thiên Huế còn đang cố gắng thu hútcác khách cá nhân nhỏ lẻ thông qua các chính sách về lãi suất cũng như phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên.