Quy trình thẩm định cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 61 - 69)

2.2.1. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.1.2. Quy trình thẩm định cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thừa Thiên Huế

Hình 2.2 Quy trình thẩm định cấp tín dụng tại Sacombank 5b

4a

B1: Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của Khách hàng

B2: Đánh giá sơ bộ, xác minh thực tế Khách hàng

B3: Phân tích, nhận xét, đề xuất

B4: Kiểm soát, đề xuất

B5: Phê duyệt/ đề xuất tại PGD

B6: Phê duyệt/ đề xuất tại Chi

nhánh

B7: Tham mưu tại Khu vực/ hội sở

B8: Phê duyệt/ đề tại Khu vực/ Hội

sở

B9: Thông báo kết quả phê duyệt 4b

6a 6b

5a

Bộ máy quản lý hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế bao gồm các phòng Kinh doanh, phòng kiểm soát rủi ro và các phòng giao dịch tiêu chuẩn trực thuộc chi nhánh. Ban giám đốc chi nhánh phân công giám đốc trực tiếp quản lý chung về mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng chung của toàn chi nhánh, 1 phó giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh của chi nhánh và 1 phó giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh của các phòng giao dịch trực thuộc. Đối với các khoản vay vượt thẩm quyền quyết đi ̣nh tín du ̣ng của chi nhánh sẽ thông qua ý kiến phê duyệt củaphó tổng giám đốc kiêm giám đốc phụ trách khu vực Bắc Trung Bộ dưới sự tham mưu của tổ thẩm định khu vực. Đối với các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng của giám đốc khu vực, hồ sơ tín dụng được chuyển tiếp phòng quản lý tín dụng tham mưu trình Cấp có thẩm quyền cao hơn phán quyết. Sau khi hồ sơ tín dụng được phê duyệt cho vay, phòng kiểm soát rủi ro và tổ kiểm tra nội bộ khu vực sẽ chi ̣u trách nhiê ̣m giám sát việc cấp tín du ̣ng cho khách hàng theo các điều kiện phê duyệt giải ngân, đảm bảo đúng quy đi ̣nh của Sacombank nói riêng và NHNN nói chung. Tuy nhiên viê ̣c giám sát của Ngân hàng thông qua tổ kiểm tra nội bộ chỉ

căn cứ vào các hồ sơ được chi nhánh và phòng giao dịchcung cấp thông qua hê ̣ thống scan hồ sơ trực tiếp. Ngoài ra để công tác giám sát các hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng được đầy đủ và thường xuyên, tổ kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra hoạt động tại chi nhánh thông qua hệ thống giám sát từ xa hàng tuần cũng như định kỳ kiểm tra thực tế hồ sơ tín dụng tại chi nhánh, xác minh thực tế khách hàng để phát hiện và hạn chế các rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

Lưu đồ quy trình thẩm định cấp tín dụng tại Sacombank được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1:Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng Hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định của Sacombank. Nhập thông tin khách hàng vào Sổ theo dõi khách hàng, đồng thời báo cáo lãnh đạo trực tiếp quản lý về hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để theo dõi, hỗ trợ.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ, xác minh thực tế khách hàng

- Dựa vào hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, thực hiện đánh giá sơ bộ về: Hồ sơ pháp lý và pháp lý khách hàng; hồ sơ tài chính, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính, các nguồn thu nhập cảu khách hàng; Phương án sử dụng vốn và nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng; Hồ sơ bảo đảm tiền vay, TSBĐ; Tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh và giao dịch mà khách hàng đề nghị Sacombank tài trợ đến môi trườngvà xã hội. Thu thập thông tin giao dịch tín dụng của khách hàng và những người có liên quan (nếu có) tại các tổ chứng tín dụng từ CIC, đánh giá sơ bộ về giao dịch của khác hàng tại Sacombank và các TCTD khác.

- Trên cơ sở kết quả đánh giá sơ bộ, chuẩn bị các nội dung cần thiết khi làm việc trực tiếp với khách hàng, yêu cầu khách hàng chuẩn bị các thông tin, hồ sơ, chứng từ cần bổ sung (nếu có).

- Xác minh thực tế khách hàng: có thể kết hợp thực hiện công tác xác minh thực tế khách hàng ngay từ bước tiếp thị khách hàng. Tùy theo đối tượng và mục đích đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, dựa theo các nội dung, yêu cầu tối thiểu của biểu mẫu tờ trìnhcấp tín để có nội dung xác minh phù hợp.

Bước 3: Phân tích, nhận xét, đề xuất

Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp, kết quả xác minh thực tế và các nguồn thông tin khác thu thập được (nếu có), thực hiện phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét, kết luận về vấn đề liên quan khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng tự động và đánh giá tác động môi trường xã hội theo quy định.

Trong quá trình thẩm định, PGD/ chi nhánh phải thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng và các thông tin cần thiết khác để phân tích, đánh gia theo mẫu tờ trình cấp tín dụng phù hợp với mức phán quyết, đối tượng khách hàng, nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng và đảm bảo:

+ Tính trung thực, chính xác của các thông tin về khách hàng và nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng qua kiểm tra, đánh giá hồ sơ, chứng từ do khách hàng cung cấp và xác minh thực tế.

+ Lập tờ trình cấp tín dụng theo đúng mẫu biểu do Sacombank ban hànhtrên

cơ sở ghi nhận đầy đủ các thông tin, nhận xét, đánh giá theo nội dung yêu cầu tối thiểu của biểu mẫu tờ trình cấp tín dụng.

+ Đảm bảo các thông tin, số liệu thể hiện trên Tờ trình cấp tín dụng là phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh thực thế của khách hàng.

+ Đề xuất các nội dung cấp tín dụng cụ thể, rõ rang: hình thức cấp tín dụng, số tiền, thời hạn, phân kỳ trả nợ, lãi suất…

Sau khi hoàn tất Tờ trình cấp tín dụng và các báo cáo, đánh giá liên quan,…

chuyển tiếp thực hiện Bước 4.

Bước 4: Kiểm soát, đề xuất:

- Tại Phòng giao dịch (trường hợp 4a): Trưởng bộ phận kinh doanh kiểm soát, đề xuất. Chuyển tiếp thực hiện Bước 5.

- Tại Chi nhánh: (trường hợp 4b): Trưởng phòng kinh doanh kiểm soát, đề xuất. Chuyển tiếp thực hiện bước 6.

Bước 5: Phê duyệt/ đề xuất tại Phòng giao dịch:

- Trường hợp HSTD thuộc mức phán quyết của HĐTD PGD (trường hợp 5a):HĐTD phòng giao dịch tổ chức họp, thông qua biên bản phán quyết cấp tín dụng, chuyển tiếp thực hiện Bước 9.

- Trường hợp HSTD vượt mức phán quyết của HĐTD PGD (trường hợp 5b):

trưởng phòng PGD có ý kiến đề xuất chính thức và chuyển tiếp thực hiện bước 6.

Bước 6: Phê duyệt/ đề xuất tại chi nhánh:

- Trường hợp HSTD thuộc mức phán quyết của HĐTD chi nhánh (6a):

HĐTD chi nhánh tổ chức họp thông qua Biên bản phán quyết cấp tín dụng và chuyển tiếp thực hiện Bước 9.

- Trường hợp HSTD vượt mức phán quyết của HĐTD chi nhánh (6b): chủ tịch HĐTD triệu tập cuôc họp HĐTD chi nhánh để tổng hợp các ý kiến đề xuất chính thức, thông qua Biên bản phán quyết cấp tín dụng. Đồng thời chuyển tiếp thực hiện Bước 7: HSTD được chuyển tiếp Tổ thẩm định khu vực/ Phòng Quản lý tín dụng tham mưu trình Cấp có thẩm quyền cao hơn phán quyết.

Bước 7: Tham mưu tại Khu vực/ Hội sở:

Trong quá trình tái thẩm định, nếu nhận thấy HSTD chưa hoàn chỉnh, thông tin chưa đầy đủ cho việc tái thẩm định và tham mưu,… thì đề nghị PGD/chi nhánh bổ sung. Nếu xét thấy HSTD cần phải xác minh lại, thì Tổ thẩm định khu vực/

Phòng Quản lý tín dụng thông báo cho chi nhánh/PGD về việc xác minh thực tế hoạt động khách hàng để phối hợp thực hiện.

Tổ thẩm định khu vực/ Phòng Quản lý tín dụng đề xuất các ý kiến tham mưu về việc cấp tín dụng cho khách hàng và các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả đối với các khoản cấp tín dụng; Trường hợp không cấp tín dụng, phải nêu rõ lý do từ chối.

Bước 8: Phê duyệt tại Khu vực/ Hội sở

Các đơn vị ra phán quyết cấp tín dụng bằng văn bản và theo đúng mẫu biểu đã được quy định.

Bước 9: Thông báo kết quả phê duyệt và triển khai phán quyết:

- Đối với HSTD đề nghị cấp tín dụng tại PGD, được HĐTD chi nhánh phán quyết cấp tín dụng: Ngay sau khi HSTD hoàn tấtcác thủ tục phê duyệt, phòng Kiểm soát rủi ro thông báo cho PGD đến nhận lại hồ sơ để thực hiện triển khai phán quyết tín dụng.

- Đối với HSTD vượt mức phán quyết của HĐTD chi nhánh:Tổ thẩm định khu vực/ Phòng Quản lý tín dụng thông báo kết quả phê duyệt cho chi nhánh/ PGD để thực hiện triển khai phán quyết.

Khi thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết cấp tín dụng, chi nhánh và PGD phải tuân thủ đầy đủ các nội dung sau (ngoại trừ các trường hợp có phê duyệt khác của các cấp có thẩm quyền):

+ Kiểm tra trước và trong quá trình giải ngân/ phát hành cam kết bảo lãnh đồng thời thu thập đầy đủ các chứng từ phù hợp.

+ Thực hiện đầy đủ thủ tục bảo đảm tiền vay phù hợp đối với từng loại tài sản đảm bảo.

+ Đối với những hồ sơ được cấp hạn mức tín dụng có cơ cấu tài sản đảm bảo

gồm nhiều loại tài sản khác nhau (tiền/ Bất động sản, hàng hóa, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, nguồn thu/ quyền đòi nợ…) thì hạn mức tín dụng chỉ được phép sử dụng sau khi đơn vị đã thực hiện đầy đủ thủ tục bảo đảm tiền vay (công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo) đối với toàn bộ các bất động sản thế chấp.

+ Khi giải ngân, Đơn vị thực hiện theo thứ tự ưu tiên về tài sản bảo đảm cho hạn mức tín dụng. Theo đó giải ngân phần dư nợ được đảm bảo bằng tài sản ưu tiên cao trước khi giải ngân phần dư nợ được đảm bảo bằng loại tài sản ưu tiên kế tiếp.

Thứ tự ưu tiên được xác định như sau: Tiền/ Bất động sản → Hàng hóa/ phương tiện vận chuyển → Máy móc thiết bị → Nguồn thu/ quyền đòi nợ. Các trường hợp giải ngân không theo thứ tự ưu tiên nêu trên phải xuất phát từ nguyên nhân khách quan theo đặc thù hoạt động và việc sử dụng hạn mức tín dụng của khách tại thời điểm giải ngân. Giám đốc chi nhánh/ trưởng PGD chịu trách nhiệm trong việc xác định nguyên nhân khách quan này.

Đối với các trường hợp đã được phê duyệt cấp tín dụng, tuy nhiên Đơn vị chưa triển khai ngay các nội dung phán quyết trong vòng 03 tháng thì sau thời gian này, trước khi triển khai lại nội dung phán quyết, Đơn vị phải có báo cáo để cấp phê duyệt tín dụng xem xét, quyết định. Nội dung báo cáo phải thể hiện tối thiểu các nội dung:

nguyên nhân chậm triển khai phán quyết, cập nhật tình hình kinh doanh – tài chính hiện hữu của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, các đề xuất khác (nếu có).

2.2.1.3. Nhận diện rủi ro tín dụng

Căn cứ theo các nhóm nguyên nhân, dấu hiệu của rủi ro tín dụng, Sacombank cụ thể hóa danh mục các khách hàng có khả năng phát sinh rủi ro trong tương lai, cụ thể:

- Nhóm 1: Dấu hiệu liên quan đến khách hàng, một số khách hàng thường xuyên thanh toán chậm, không đầy đủ các khoản nợ lãi, gốc đến hạn như: Công ty cổ phần Âu Lạc, Công ty TNHH một thành viên sản xuất và Thương Mại Ba Hưng, DNTN Long Tường,... Một số khách hàng xin ngân hàng kéo dài kỳ hạn trả nợ, có quan hệ tín dụng tại nhiều ngân hàng, đảo nợ tại các ngân hàng như:

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Thế Anh, Công ty TNHH một thành viên Phước Hảo, Công ty cổ phần nội thất ACI...

- Nhóm 2: Các dấu hiệu liên quan đến quản lý và tổ chức của khách hàng.

Một số công ty không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị, có sự mâu thuẫn trong cách quản lý, hướng đi của doanh nghiệp, dùng người không hợp lý, như:

Công ty cổ phần sản xuất các loại Giấy Như Ý, Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Thừa Thiên Huế, hệ quả cụ thể là những công ty này thường xuyên trả chậm, hoặc không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong khi đó, do nội bộ mâu thuẫn nên cũng không thể đưa ra được hướng cơ cấu, tái cấu trúc trong tương lai.

- Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Các doanh nghiệp khi kinh doanh đều có những thời điểm thuận lợi, những thời điểm khó khăn khác nhau. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Thời tiết, chất lượng sản phẩm sụt giảm, kênh bán hàng nhỏ lẻ, ... khiến việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, doanh thu sụt giảm, lợi nhuận âm. Có thể kể đến một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua: Công ty cổ phần Tư vấn Khoa học và đầu tư Xây dựng Huế, DNTN xí nghiệp xây dựng Minh Quân có kết quả kinh doanh thua lỗ; Công ty CP Vật liệu xây dựng TT Huế do thị trường bất động sản gặp khó khăn nên việc kinh doanh cũng vì thế mà giảm mạnh, doanh thu giảm, lợi nhuận âm; một số công ty khác mặc dù có lợi nhuận dương nhưng khả năng tiêu thụ sản phẩm giảm sút, doanh thu sụt giảm do giảm giá đầu ra như: Công ty cổ phần Âu Lạc, DNTN Long Tường,...

- Nhóm 4: Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là quy mô nhỏ, hệ thống tài chính kế toán vì thế mà không chuyên nghiệp, số liệu trong báo cáo tài chính hầu hết đều có chỉnh sửa để điều chỉnh lợi nhuận sau thuế, giảm số tiền phải nộp thuế. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có những dấu hiệu về suy giảm tài chính, mất cân đối ngắn hạn, hệ số nợ cao nhưng cố tình trì hoãn nộp báo cáo tài chính. Vì vậy nhiệm cụ của cán bộ tín dụng phải bóc tách được số liệu, phải tìm hiểu kỹ những số liệu do đơn vị cung cấp để từ đó mới có thể hiểu rõ được tình hình kinh doanh của đơn vị.

- Nhóm 5: Nhóm dấu hiệu về thương mại. Một số khách hàng qua quá trình hoạt động tạo ra lợi nhuận giữ lại cao, hoặc tăng vốn góp cổ đông đã mạnh dạn đầu tư sang linh vực khác, tuy nhiên những lĩnh vực này lại có nhiều rủi ro.

Một số điển hình như DNTN Hiếu Minh, DNTN Phương Thảo kinh doanh thương mại bia, nước ngọt lại đầu tư thêm vào lĩnh vực bất động sản, Công ty CP Vật tư nông nghiệp TT Huế kinh doanh phân bón lại mở rộng thêm lĩnh vực thương mại xăng dầu, nhà hàng, khách sạn,... Những lĩnh vực đầu tư trái ngành này đều chứa nhiều yếu tố rủi ro về thị trường, mức độ hiểu biết, chuyên môn,...

- Nhóm 6: Nhóm đấu hiệu về pháp luật. Hiện nay chưa có khách hàng nào có yếu tố vi phạm pháp luật, giả mạo hồ sơ theo hướng có lợi cho khách hàng tại Sacombank Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên trong toàn hệ thống Sacombank đã có nhiều trường hợp khách hàng cố tình giả mạo chứng từ, ký khống hợp đồng nhằm chiếm đoạt tiền của Ngân hàng, sau đó mất khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)