Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 103 - 107)

3.2 Giảipháp tăng cường quản lý,phòng ngừarủiro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro

Tăng cường quảng bá và yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản vật chất, đặc biệt là những khách hàng thực hiện vay vốn tại chi nhánh để đầu tư những lĩnh vực có độ rủi ro cao. Với việc thực hiện tăng cường bán sản phẩm bảo hiểm chi nhánh cũng có thể mở rộng cho vay đối với lĩnh vực nông-lâm-thủy sản nếu như khách hàng có tham gia gói bảo hiểm nông nghiệp với cam kết người hưởng lợi là chi nhánh. Thực hiện được như vậy không những giảm bớt rủi ro cho ngân hàng nếu như những rủi ro đó thực sự xảy ra mà còn thuận tiện trong việc giải quyết các thủ tục để được nhận bồi thường từ thiệt hại của khách hàng.

Đối với việc nhận tài sản đảm bảo đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm đi ̣nh kỹ

về tài sản bảo đảm bởi đây là nguồn xử lý cuối cùng để thu hồi nợ khi rủi ro xảy ra.

Để hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng cần:

- Chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay, loại bỏ ngay từ đầu những TSBĐ không thỏa mãn các điều kiện theo những quy định hiện hành và nhâ ̣n những tài sản bảo đảm có giá tri ̣ thi ̣ trường và

tính thanh khoản cao

- Khi thẩm định TSBĐ, phải thu thập thông tin về tài sản từ nhiều nguồn: các hồ sơ pháp lý về tài sản do bên bảo đảm cung cấp, thu thập từ cơ quan chức năng (cơ quan công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm, công ty thẩm định giá chuyên nghiệp, trung tâm thông tin tín dụng..), thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, internet..), thu thập thông qua phỏng vấn khách hàng và khảo sát thực tế để có cái nhìn tổng quan về TSBĐ, phục vụ cho việc đề xuất quyết định

nhận TSBĐ.

- Khi thiết lập các biện pháp bảo đảm, ngân hàng cần xác định rõ các quyền và việc chuyển giao các quyền về tài sản bảo đảm, giúp cho ngân hàng dễ dàng xử lý tài sản sau này nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ.

- Về thủ tục trong bảo đảm tiền vay: lập hợp đồng rõ ràng, đầy đủ các nội dung đồng thời phải xác định rõ về việc xử lý tài sản. Ngoài ra cần lưu ý việc xác nhận, đăng ký các hợp đồng bảo đảm theo quy định.

3.2.2.2. Phát triển các dịch vụ, sản phẩm phái sinh

Theo đánh giá của Basel thì việc ngân hàng mở rộng hàng loạt các sản phẩm phái sinh tín dụng được coi là công cụ phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Do vậy, Sacombank Thừa Thiên Huế cần phát triển loại hình nghiệp vụ này để ngăn ngừa và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây là những nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi phải có nghiên cứu sâu về nghiệp vụ, có trình độ phân tích cao và thu thập thông tin chất lượng tốt. Sản phẩm phái sinh thường thường áp du ̣ng đối với các doanh nghiê ̣p xuất nhâ ̣p khẩu như là mô ̣t phương thức bảo hiểm về tỷ giá như:

- Hợp đồng hoán đổi - Hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng quyền chọn

Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ, cần tư vấn khách hàng tham gia hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng tương lai để đảm bảo doanh nghiệp có thể không phải phát sinh chi phí gia tăng ngoài dự kiến trong điều kiện tỷ giá tăng.

Ngược lại đối với những doanh nghiệp có nguồn thu từ ngoại tệ, khuyến khích bán cho chi nhánh để khi lãi suất huy động bằng USD thấp hơn thì có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vay bằng ngoại tệ thực hiện nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài thuận lợi hơn.

Trên thực tế, các dịch vụ, sản phẩm phái sinh ở Sacombank Thừa Thiên Huế vẫn chưa được phát triển và quan tâm đúng mức. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ phái sinh này, Sacombank Thừa Thiên Huế cần tuyển dụng và đào tạo cán bộ có đầy

đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết.

3.2.2.3. Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp Hoạt đô ̣ng tín du ̣ng của ngân hàng ngoài việcphải ha ̣n chế sự phát sinh nợ

quá ha ̣n thì cần phải giải quyết dứt điểm những món nợ quá ha ̣n đã phát sinh.

a.Ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh

Để ngăn ngừa nợ quá ha ̣n, ngân hàng cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng nhằm phát hiện sớm khả năng phát sinh NQH để có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời. Các biê ̣n pháp cu ̣ thể là:

- Thường xuyên rà soát các khoản nợ nhóm 1, buông lỏng quản lý đối với các khoản nợ nhóm 1, nhất là các khoản nợ nhóm 1 của khách hàng thường xuyên quá hạn dưới 10 ngày.

- Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi đến hạn, cần làm tốt công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách có hệ thống, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền. Công tác đôn đốc, thu hồi nợ cần gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng.

Khi khách hàng có những biểu hiê ̣n về tài chính suy giảm, tiềm ẩn rủi ro cao, có khả năng chuyển nhóm nợ cao hơn, ngân hàng cần có các biện pháp ứng xử sau:

Cán bộ tín dụng cần trực tiếp làm viê ̣c với khách hàng tìm hiểu nguyên nhân và hỗ trợ đơn vi ̣ sau đó đề xuất cấp quản lý về viê ̣c xử lý như là thu nợ hay tiếp tục đầu tư vốn sản xuất kinh doanh tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng thu hồi và bảo toàn vốn, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải lập tức rà soát lại hồ sơ pháp lý, hồ TSBĐ khách hàng để bổ sung hoàn chỉnh, chỉnh sửa những sai sót nếu có, cập nhật tình hình, đánh giá phân tích kỹ tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính các khách hàng.

Tổ chức đánh giá lại hiện trạng, giá trị của các TSBĐ theo định kỳ và tiến hành phân loại các tài sản đó.

b. Xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro

- Lập ban thu hồi nợ, phân công trách nhiệm cho từng thành viên xử lý đối với từng khoản nợ cụ thể. Phải phân tích chi tiết từng khách hàng, từng TSBĐ, từng khoản nợ ngoại bảng, lãi treo, đề ra phương án xử lý nợ cụ thể với từng đặc thù của khách hàng; tích cực bám sát khách hàng, địa bàn phường xã, những khoản nợ có khả năng xử lý nhanh phải ưu tiên nguồn lực để xử lý dứt điểm.

- Trong trường hợp khi bắt buô ̣c phải thanh lý tài sản thì việc xử lý TSBĐ phải dựa trên cơ sở các quy định, văn bản hướng dẫn có liên quan. Ưu tiên xử lý TSBĐ theo các phương thức đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Biện pháp này có thể áp dụng khi khách hàng có tư cách, thiện chí giải quyết nợ nhằm đơn giản hóa thủ tục, giải quyết nhanh, chi phí thấp nhưng vẫn có thể đảm bảo được giá bán cao, từ đó giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Có thể hỗ trợ tìm kiếm đối tác mua lại TSBĐ của khách hàng nợ có vấn đề. Đối với những khách hàng có nguồn thu nhưng cố tình chây ỳ không trả nợ, ngân hàng tiến hành khởi kiện ra tòa án, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng tổ chức cưỡng chế, kê biên, phát mại tài sản thu hồi nợ theo quy định pháp luật.

- Ngân hàng cũng cần đề ra các biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp tài sản đã được xử lý xong nhưng không đủ thu hồi nợ. Về phía khách hàng phải yêu cầu nhận nợ số còn thiếu và phải cam kết, lập kế hoạch trả nợ cụ thể.

3.2.2.4. Trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, đúng qui định

Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các rủi ro tín dụng.

Tiếp theo quyết định số 1627/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, NHNN Việt Nam (NHNN) đã ban hành một loạt quyết định và chỉ thị nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro, trong đó có quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Sacombank Thừa Thiên Huế cần thực hiện nghiêm túc việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN trên cở sở phân loại nợ một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)