Thực trạng tổ chức của chính quyền địa phương cấp xã ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã, Từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 61 - 67)

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ Ở HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.2. Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Thực trạng tổ chức của chính quyền địa phương cấp xã ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Theo đánh giá tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND xã nhiệm kỳ 2016 - 2021, số lượng đại biểu HĐND 15 xã, thị trấn đầu nhiệm kỳ là 300 người, bầu khuyết 05 người so với số lượng được bầu, tính đến thời điểm này còn lại 295 đại biểu, trừ đi những đại biểu cho thôi làm nhiệm vụ, miễn nhiệm. Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Trong đó, có 06 đơn vị loại 1 gồm: xã Nghĩa Kỳ, xã Nghĩa Trung, xã Nghĩa Hòa, xã Nghĩa Thương, xã Nghĩa Hiệp và thị trấn La Hà; 07 đơn vị loại 2 gồm: xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Thắng, xã Nghĩa Thuận, xã Nghĩa Điền, xã Nghĩa Phương, xã Nghĩa Mỹ và thị trấn Sông Vệ; 02 đơn vị loại 3 gồm: xã Nghĩa Sơn và xã Nghĩa Thọ.

Tổng biên chế các xã, thị trấn huyện Tư Nghĩa có 292 người, bao gồm:

Cán bộ: 149 người và 143 công chức. Trong đó, nữ 69 người, tỷ lệ 47,2%;

đảng viên 238 người, tỷ lệ 81,5%; chuyên viên và tương đương 97 người, tỷ lệ 33,2%; cán sự và tương đương 166 người, tỷ lệ 56,8%.

Đối với cán bộ có trình độ chuyên môn đại học 65 người, tỷ lệ 43,62%;

cao đẳng 02 người, tỷ lệ 1,34%; trung cấp 65 người, tỷ lệ 43,62%; sơ cấp 02 người, tỷ lệ 1,34%; còn lại cán bộ chưa qua đào tạo 15 người, tỷ lệ 10,07%;

đã qua đào tạo tin học 46 người, tỷ lệ 30,87%; ngoại ngữ 77 người, tỷ lệ 51,68%; trình độ chính trị cao cấp 06 người, tỷ lệ 4,02%; trung cấp 94 người, tỷ lệ 63,09%; sơ cấp 22 người, tỷ lệ 14,77%; còn lại 27 người chưa qua đào tạo, tỷ lệ 18,12%.

Đối với công chức có trình độ chuyên môn đại học là 58 người, tỷ lệ 40,56%; cao đẳng 11 người, tỷ lệ 7,69%; trung cấp 71 người, tỷ lệ 49,65%; sơ cấp 01 người, tỷ lệ 0,7%; còn lại 02 người chưa qua đào tạo, tỷ lệ 1,4%. Trình độ chính trị trung cấp là 46 người, tỷ lệ 32,17%; sơ cấp 19 người, tỷ lệ 13,3%, còn lại 78 chưa qua đào tạo, tỷ lệ 54,55%. Trình độ ngoại ngữ 40 người, tỷ lệ 27,97%; tin học 143 người, tỷ lệ 100%.

Độ tuổi cán bộ dưới 31 tuổi là 5 người, tỷ lệ 3,35%; từ 31 đến 40 tuổi là 48 người, tỷ lệ 32,21%; từ 41 đến 50 tuổi có 48 người, tỷ lệ 32,21%; từ 51 đến 60 tuổi có 44 người, tỷ lệ 29,53%; trên 60 tuổi: 04 người, tỷ lệ 2,68%.

Độ tuổi công chức dưới 31 tuổi là 23 người, tỷ lệ 16,08%; từ 31 đến 40 tuổi là 90 người, tỷ lệ 62,94%; từ 41 đến 50 tuổi có 19 người, tỷ lệ 13,29%; từ 51 đến 60 tuổi có 11 người, tỷ lệ 7,69%.

Thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức. Cán bộ xã gồm có 11 chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Phụ nữ. Công chức xã gồm 07 chức danh: Trưởng Công an, Chỉ huy Trưởng Quân sự, Văn phòng -Thống kê, Địa chính -Xây dựng- Nông nghiệp (Đô thị) - Môi trường, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội. Người hoạt động không chuyên trách ở xã là cấp phó của chức danh Công an, Quân sự, các đoàn thể hoặc các giữ chức danh như: Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, Phó ban Tuyên giáo Đảng ủy, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội người cao tuổi, Phụ trách công tác xã hội, Giao thông -Thủy lợi, Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Văn thư - Lưu trữ- Thủ quỹ, Văn phòng cấp ủy...

Theo đó, cán bộ - công chức cấp xã huyện Tư Nghĩa có 149 Cán bộ.

Trong đó: Bí thư Đảng ủy 15 người; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy 15 người, Thường trực Đảng ủy 04 người; Chủ tịch HĐND 15 người (01 người chuyên trách, 04 người kiêm nhiệm chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, 10 người kiêm nhiệm chức danh Bí thư Đảng ủy); Phó Chủ tịch HĐND 15 người; Chủ tịch UBND 15 người; Phó Chủ tịch UBND 19 người; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 15 người; Chủ tịch Hội Nông dân 14 người; Chủ tịch

Hội Liên hiệp Phụ nữ 14 người; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 15 người; Bí thư Đoàn 15 người.

Công chức 171 người. Trong đó, Trưởng Công an xã 09 người; Chỉ huy trưởng Quân sự 15 người; Công chức Tài chính - Kế toán 28 người; Địa chính - Nông nghiệp (Đô thị) - Xây dựng - Môi trường 28 người; Công chức Văn phòng - Thống kê 37 người; Công chức Tư pháp - Hộ tịch 27 người;

Công chức Văn hóa - Xã hội 27 người.

Theo quy định tại Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc quy định số lượng, chức danh và mức phụ cấp, một số chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì tổng số người hoạt động không chuyên trách, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố của huyện Tư Nghĩa được bố trí tối đa là 966 người, hiện tại đã bố trí được 916 người. Bao gồm những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: 274/310 người. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn, tổ dân phố: 314/328 người.

Những người hoạt động không chuyên trách tại các Chi hội ở cấp thôn, tổ dân phố: 328/328 người.

Trong thời kỳ đổi mới, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tư Nghĩa đã có những chuyển biến kịp thời, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập, tư tưởng bao cấp tác phong thụ động từng bước được khắc phục, từ đó tạo ra sự năng động sáng tạo hơn trong công việc, đóng vai trò tích cực trong các hoạt động của xã. Thái độ phục vụ nhân dân đặc biệt là thực thi nhiệm vụ đã từng bước thượng tôn pháp luật, tình trạng hách dịch cửa quyền, tùy tiện đã bị loại bỏ. Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ ở xã đã thay đổi rõ rệt về nhận thức, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý, có ý thức trách nhiệm với công việc được giao.

Nhìn chung năng lực và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương ở xã đã đáp ứng được yêu cầu công việc và đảm bảo phục vụ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân và gia nhập, hội nhập quốc tế, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính ở địa phương.

Trình độ chuyên môn cán bộ, công chức

và những người hoạt động không chuyên trách (KCT) ở xã, thị trấn

( Nguồn: Ban Tổ chức huyện ủy Tư Nghĩa)

TT Chức danh

Số lƣợng

Trình độ chuyên môn

Dưới Đại học Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Số

lƣợng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng (người)

Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ 153 92 60,13 59 38,56 2 1,31 0 0 2 Công chức 171 84 49,12 87 50,88 0 0 0 0

3 KCT 274 244 89,05 30 10,95 0 0 0 0

Trình độ lý luận chính trị cán bộ, công chức

và những người hoạt động không chuyên trách (KCT) ở xã, thị trấn

( Nguồn: Ban Tổ chức huyện ủy Tư Nghĩa)

STT Chức danh Số lƣợng

Trình độ Lý luận chính trị

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp, cử nhân Số

lƣợng

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

Tỷ lệ (%)

1 Cán bộ 153 13 8,50 131 85,62 7 4,58

2 Công chức 171 51 29,82 89 52,05 0 0

3 KCT 274 92 33,58 54 19,71 0 0

Trình độ Quản lý nhà nước cán bộ, công chức

và những người hoạt động không chuyên trách (KCT) ở xã, thị trấn

( Nguồn Ban Tổ chức huyện ủy Tư Nghĩa)

ST T

Chức danh

Số lƣợng

Trình độ Quản lý nhà nước

Chuyên viên

Chuyên viên chính và tương

đương

Chuyên viên cao cấp và tương

đương Số lƣợng

(người)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng (người)

Tỷ lệ (%)

1 Cán bộ 153 1 0,65 0 0 0 0

2 Công chức 171 0 0 0 0 0 0

3 KCT 274 0 0 0 0 0 0

Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức xã cũng đã từng bước có những thay đổi phù hợp. Năm 2017, là năm đầu tiên thực hiện Luật Ngân sánh nhà nước năm 2015 và cũng là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020 về định mức phân bổ chi thường xuyên đối với cấp xã được thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Tiền lương và khoản phụ cấp được tính với mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng. Đối với những khoản bổ sung có mục tiêu tỉnh giao sẽ cân đối đủ trong dự toán. Đối với các xã, thị trấn định mức phân bổ chi hoạt động hành chính là 14 triệu đồng/1 biên chế, định mức trên bao gồm các khoản mua sắm, sửa chữa thường xuyên, các khoản chi hành chính, mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm của đơn vị; tiền lương và các khoản phụ cấp, tính theo tổng hệ số lương (số biên chế phân theo loại xã). Ngoài định mức phân bổ trên bổ sung cho các xã, thị trấn để đảm bảo các hoạt động như chế độ chi tiêu của HĐND cấp xã và một số nhiệm vụ khác với số tiền là 400 triệu đồng/xã.

Đối với cán bộ không chuyên trách, thôn tổ dân phố được tính đúng, tính đủ theo mức khoán qui định tại Quyết định 26/2014/QĐ-UBND ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Ngoài các phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nghiệm chức danh lãnh đạo còn có phụ cấp khu vực. Ngoài ra, cán bộ xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm y tế miễn phí.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã, Từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)