Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ Ở HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.2. Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.2. Thực trạng hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.2.1. Thực trạng hoạt động của HĐND
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND các xã trong huyện đã tổ chức tốt các kỳ họp thường kỳ trong năm, ngoài ra còn tổ chức được các kỳ họp bất thường, chuyên đề để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách thuộc thẩm quyền của HĐND, thời gian họp mỗi lần 1 ngày.
HĐND đã từng bước đổi mới về phương thức hoạt động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Các kỳ họp của HĐND được chuẩn bị khá chu đáo, diễn ra đúng luật quy định. Thường trực HĐND đã chủ động phối hợp với UBND và Mặt trận Tổ quốc cùng cấp để thống nhất về chương trình, nội dung kì họp, lựa chọn những vấn đề trọng tâm ở địa phương để đưa ra thảo luận, xem xét và quyết định tại kỳ họp.
Hầu hết HĐND các xã đã chú trọng đến công tác tuyên truyền và đưa tin tạo điều kiện cho nhân dân và cử tri theo dõi được kỳ họp góp phần thực hiện được dân chủ, công khai về hoạt động của HĐND, đồng thời nâng cao được ý thức trách nhiệm của các đại biểu. Ở mỗi địa phương, hoạt động của HĐND xã có những điểm mạnh yếu nhất định, nhưng nhìn chung đều đảm
bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Thể hiện thông qua một số nét chính như sau:
Công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Một số xã tập trung chuẩn bị cho kỳ họp khá tốt, tổ chức điều hành khá linh hoạt, sáng tạo đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND.
Công tác giám sát, khảo sát được HĐND cấp xã quan tâm. Nội dung giám sát của HĐND cấp xã thường là những vấn đề cụ thể ở địa phương, như tình hình thực hiện thu, chi ngân sách; thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở;
việc bình xét, xây dựng nhà đại đoàn kết… Thông qua giám sát, HĐND xã đã giúp UBND, các đơn vị phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết của HĐND, cũng như chỉ tiêu, nhiệm vụ cấp trên giao; kịp thời khắc phục những thiếu sót, rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện tốt hơn. Mặt khác, thông qua hoạt động giám sát còn giúp đại biểu HĐND xã nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trước cử tri, có thêm thông tin để tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền của HĐND xã.
Thực tế cho thấy, Thường trực HĐND ở hầu hết các xã luôn chủ động, tích cực xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động, nhất là trong việc chuẩn bị kỳ họp HĐND; đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp HĐND (triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát; tổ chức tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân,...). Bên cạnh đó, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy, sự hỗ trợ, hướng dẫn thường xuyên của Thường trực HĐND, các Ban HĐND cấp huyện cũng đã góp phần quan trọng giúp HĐND xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng xuất phát từ đặc thù của HĐND cũng như từ nhận thức về vị trí, vai trò của cơ quan dân cử
thời gian qua nên trong tổ chức và hoạt động của HĐND xã nhìn chung cũng còn không ít những khó khăn, hạn chế, đáng quan tâm hiện nay là:
Một là, chất lượng các nội dung trình kỳ họp nhìn chung còn thấp, ở nhiều xã, công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND chưa được quan tâm đúng mức, có xã thời gian tổ chức kỳ họp chỉ có một buổi, chủ yếu tập trung thực hiện phần nghi thức, thủ tục và thông qua các nội dung trình kỳ họp. Một số xã, năng lực quyết định của HĐND còn hạn chế, thể hiện thông qua chất lượng các nghị quyết được ban hành một số chưa đạt yêu cầu, nội dung nhiều nghị quyết còn khá đơn giản, chưa sát thực tế. Một số xã, Thường trực HĐND chưa chủ động được công tác thẩm tra theo quy định, nhất là việc thẩm tra các báo cáo dự toán thu, chi ngân sách cũng như quyết toán ngân sách hàng năm mà chủ yếu phụ thuộc vào UBND xã, nên dẫn đến nghị quyết chất lượng, hiệu quả không cao.
Hai là, đại biểu HĐND ít tham gia phát biểu thảo luận và chất vấn tại kỳ họp HĐND. Việc chất vấn của đại biểu HĐND chưa thực sự chặt chẽ, thiếu tính ràng buộc trách nhiệm nên hiệu quả chất vấn chưa cao, thường mang tính góp ý chứ chưa phải chất vấn, tranh luận làm sáng tỏ bản chất sự việc để từ đó có chủ trương, giải pháp hiệu quả hơn. Đây cũng là một nội dung cần được nghiên cứu, đánh giá và có giải pháp để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã trong thời gian tới.
Ba là, hoạt động giám sát của HĐND xã chưa được tiến hành thường xuyên, có lúc, có nơi còn lúng túng về phương pháp, chất lượng và hiệu quả giám sát nhìn chung còn thấp. Tuy các ban của HĐND (ban Kinh tế - Xã hội và ban Pháp chế) đều có chương trình giám sát thông qua HĐND, nhưng do chưa có cơ chế pháp lý và hướng dẫn chi tiết về tổ chức và hoạt động, đồng thời việc bố trí kinh phí hoạt động của các ban này chưa có nên hiệu quả hoạt động của các ban nhìn chung còn thấp và mang tính hình thức.
Bốn là, trong công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, số lượng cử tri tham dự buổi tiếp xúc nhiều nơi chưa bảo đảm theo yêu cầu, có nơi chạy theo hình thức, báo cáo, có tình trạng đại biểu ngán ngại khi dự tiếp xúc cử tri nên việc tiếp xúc cử tri của HĐND xã chưa phát huy tác dụng và ý nghĩa. Thậm chí có những đại biểu do trình độ nhận thức hoặc do ý thức trách nhiệm không cao nên không tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu nên khi biểu quyết các nội dung tại kỳ họp nhưng vẫn không biết là biểu quyết nội dung gì. Điều này làm hạn chế rất lớn đến việc thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND cũng như việc thông tin, tuyên truyền đưa Nghị quyết của HĐND vào áp dụng thực hiện cụ thể ở địa bàn, gây mất niềm tin trong nhân dân. Thường trực HĐND chưa tổ chức tiếp công dân đúng quy định do chưa có phòng tiếp công dân riêng, hầu hết HĐND các xã chưa tổ chức cho đại biểu tiếp công dân theo quy định.
Có tình trạng trên là do những quy định trong pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND cấp xã còn chung chung, chưa được cụ thể và sát với đặc điểm tính chất của cấp xã. Nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cấp xã, nghị quyết của cấp uỷ Đảng còn nhiều vấn đề mang tính chất quản lý, điều hành của chính quyền, làm cho nghị quyết của HĐND chủ yếu chỉ là bản sao chụp nghị quyết của Đảng uỷ, do đó chất lượng hiệu quả, hiệu lực hoạt động của HĐND bị hạn chế. Thậm chí, một số xã, Nghị quyết Đảng ủy cũng sao chụp từ kế hoạch, chương trình công tác của UBND xã.
Nhận thức về vị trí, vai trò của HĐND cấp xã chưa đúng và đủ. Thực tế hiện nay, còn một số cấp ủy ở địa phương cấp xã chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của HĐND xã nên chưa dành sự quan tâm đúng mức cho tổ chức và hoạt động của HĐND xã. Đáng quan tâm là, ở một số xã, kể cả Chủ tịch HĐND xã (thường do Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng ủy xã kiêm nhiệm) cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức đối với hoạt động của HĐND xã. Vai trò
của Chủ tịch HĐND xã trong việc hoạch định chủ trương, chương trình, kế hoạch,… của địa phương rất mờ nhạt, thường chỉ dựa trên kế hoạch của UBND xã trình và biểu quyết thông qua.
Trình độ, năng lực của nhiều đại biểu HĐND xã nhìn chung còn hạn chế nên gặp khó khăn khi tham gia hoạt động giám sát, nhất là đối với một số lĩnh vực giám sát đòi hỏi phải có chuyên môn sâu như: thu chi ngân sách, xây dựng cơ bản,... Trong khi đó, nhiều đại biểu cũng chưa dành thời gian nghiên cứu các văn bản quy định của pháp luật, nên chưa phát huy tốt vai trò của người đại biểu theo quy định.
Do mối quan hệ của đại biểu HĐND xã với lãnh đạo chính quyền địa phương còn mang tính cố kết cộng đồng làng xã rất cao, thường xuyên chịu sự chi phối, tác động qua lại lẫn nhau (như trong một gia đình, dòng họ,…), thậm chí có tâm lý sợ “uy quyền” của Chủ tịch UBND xã nên không ít đại biểu HĐND ngại va chạm khi tham gia thảo luận, chất vấn.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên, còn có những nguyên nhân khách quan tác động đến thực trạng hoạt động của HĐND xã trong thời gian qua. Đó là: Thông tin phục vụ cho hoạt động của đại biểu HĐND xã còn rất thiếu, không ít đại biểu chưa có điều kiện nắm bắt thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, kể cả các chủ trương, kế hoạch của địa phương đó cũng không được cập nhật thường xuyên. Do thiếu thông tin nên đại biểu gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ở một số địa phương, Thường trực HĐND xã chưa nhận được sự phối hợp tích cực, có hiệu quả của UBND, các cơ quan, đơn vị có liên quan. Biểu hiện cụ thể là việc trả lời, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và kiến nghị qua giám sát của UBND xã và một số ban, ngành, đoàn thể còn chưa đầy đủ và thường chậm, đây cũng là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất
lượng, hiệu quả công tác giám sát của HĐND xã, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của HĐND cấp xã.
Việc chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ cho kỳ họp HĐND tuy đã có quy định gửi trước cho đại biểu, tuy nhiên, ở một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc nên các đại biểu không có thời gian nghiên cứu tài liệu.
Hiện nay, HĐND xã gặp rất nhiều khó khăn về tổ chức bộ máy. Thực tế cho thấy, công việc của HĐND xã chủ yếu do đồng chí Phó chủ tịch HĐND xã điều hành và trực tiếp tổ chức thực hiện. HĐND xã chưa có bộ phận giúp việc, công chức Văn phòng - Thống kê UBND xã thường chỉ có 02 người, hầu hết thời gian dành cho công tác phục vụ hoạt động của UBND mà ít quan tâm giúp việc cho HĐND. Bên cạnh đó, điều kiện trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động cũng còn rất thiếu thốn. Thậm chí, Thường trực HĐND một số ít xã chưa được bố trí phòng làm việc riêng; các trang thiết bị như máy vi tính, điện thoại liên lạc đều dược sử dụng chung với bộ phận Văn phòng hoặc của Đảng ủy.
2.2.2.2. Thực trạng hoạt động của UBND xã
UBND cấp xã với 2 chức năng chủ yếu là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở. Theo pháp luật hiện hành, UBND cấp xã phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ cụ thể khác nhau, trong đó có nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước được phân cấp, phân quyền hoặc được uỷ quyền, có những nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân địa phương. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, 15/15 UBND cấp xã ở huyện Tư Nghĩa đã xây dựng, ban hành Quy chế làm việc của UBND xã, thị trấn theo quy định tại Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg ngày 12/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc mẫu của UBND xã, phường, thị trấn. Nhờ đó, công tác chỉ đạo, điều hành của
UBND, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tiếp tục được quan tâm, đổi mới, đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; bám sát tinh thần chỉ đạo của UBND, Chủ tịch UBND huyện, Đảng ủy và HĐND cùng cấp đã kịp thời cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ thành kế hoạch, chương trình công tác, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tập trung vào những khâu đột phá, lựa chọn những việc bức xúc, trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo. Cụ thể:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất 15,7%. Trong đó: công nghiệp, xây dựng tăng 18,7%; thương mại, dịch vụ tăng 17,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,2%. Tổng giá trị sản xuất cả năm (giá so sánh năm 2010) ước đạt 9.256 tỷ đồng. Trong đó: Công nghiệp, xây dựng: 4.039 tỷ đồng; Thương mại, dịch vụ: 3.712 tỷ đồng; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 1.505 tỷ đồng.
Giá trị thương mại, dịch vụ (giá so sánh năm 2010) ước đạt 3.712 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ ước đạt 3.079 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 188,607 tỷ đồng. Tất cả các khoản thu đều đạt và vượt so với dự toán được giao. Tổng chi ngân sách 503,053 tỷ đồng, trong đó chi trong dự toán 392,7 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, mạng lưới trường lớp được đầu tư, phòng học kiên cố. Có 52/56 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 92,8%;
đội ngũ giáo viên các cấp học được chuẩn hóa trên 97%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục học lên các cấp đạt trên 98,26%; các xã, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng và hoạt động có kết quả; củng cố, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Tranh thủ các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư kiên cố hóa trường lớp học như nguồn vốn ODA của
Chính phủ Nhật Bản (trường Tiểu học Đông Hiệp, xã Nghĩa Hiệp), vốn NGO (THCS xã Nghĩa Kỳ), quỹ “Vì miền Trung” (Mầm non Nghĩa Hiệp)…
Về y tế, các trạm y tế cấp xã dều được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, tăng cường trang thiết bị khám và điều trị; 15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế có bác sĩ; công tác xã hội hóa về y tế ngày càng thu hút nhiều thành phần tham gia, góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,82% năm 2015 xuống còn 4,73% năm 2017 (theo tiêu chí mới); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46%, trong đó đào tạo nghề 36,4%; các xã đều thực hiện khá tốt chính sách xã hội, nhất là xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà tránh lũ, đưa tỷ lệ nhà cứng hóa theo chuẩn Nông thôn mới bình quân cả huyện lên trên 96%; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% hộ nghèo và hộ cận nghèo; trợ cấp thường xuyên cho các gia đình hộ nghèo, hộ chính sách, trẻ em và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,… Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, bình quân toàn huyện có trên 88% hộ gia đình, 84% thôn, tổ dân phố, 98% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Đến cuối năm 2017, có 15/15 xã, thị trấn đạt xã văn hóa - nông thôn mới. Là một huyện có xuất phát điểm rất thấp, tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, với phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân là chủ thể chính” đến cuối năm 2017, toàn huyện có 8/13 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, phấn đấu cuối năm 2018, cả huyện có 13/13 xã đạt chuẩn và huyện cũng về đích Nông thôn mới. Bên cạnh đó, 2 thị trấn đều đạt đô thị loại 5.
Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của chính quyền đối với công tác quốc phòng, an ninh; quan tâm làm tốt công tác giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh, từ đó nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh được nâng lên; sự phối hợp hoạt động