Nhóm giải pháp riêng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã, Từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 110 - 115)

Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TƢ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã

3.2.2. Nhóm giải pháp riêng

Tiếp tục thực hiện mô hình Bí thư cấp uỷ kiêm Chủ tịch HĐND cấp xã.

Bên cạnh đó, cần sơ kết, rút kinh nghiệm mô hình Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã đã thực hiện ở xã Nghĩa Thương, thị trấn Sông Vệ trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 để áp dụng thực hiện đối với những xã có đủ điều kiện. Từ nay đến hết năm 2020, lựa chọn từ 01 đến 02 xã để thực hiện mô hình Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND. Tăng cường kiêm nhiệm đối với các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Đến cuối năm 2020, 100% chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện thực hiện theo đúng Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 10/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Công văn số 476-CV/HU ngày 04/4/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy. Chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ cấu 100% các chi bộ thôn, tổ dân phố đều có chi ủy, thực hiện linh hoạt mô hình Bí thư Chi bộ thôn, tổ dân phố kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố; Phó Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố kiêm Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc mô hình Bí thư chi bộ phụ trách chung, Phó bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và Chi ủy viên kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban thường vụ huyện ủy để thực hiện mô hình Trưởng thôn, Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố phải là Đảng viên. Đánh giá, rút kinh nghiệm mô hình Trưởng thôn phải là Phó Bí thư chi bộ ở xã Nghĩa Hiệp để học tập, nhân rộng mô hình nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của thôn, tổ dân phố,...

Thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương đồng thời áp dụng chung với mô hình điều động,

luân chuyển cán bộ công chức theo quyết định 8738, ngày tháng 12 năm 2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc ban hành Đề án đào tạo, tuyển dụng, chuẩn hóa cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Ngãi và quyết định 1000/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng như nghiêm túc thực hiện Quyết định số 1339 ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Ban thường vụ huyện ủy Tư Nghĩa về xây dựng Đề án điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Đây là điều kiện cần thiết nhằm tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu xã, thị trấn, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng tại các địa phương, tập trung xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tư Nghĩa lần thứ 21 về xây dựng huyện Tư Nghĩa trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2018. Thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, các hoạt động ở thôn, tổ dân phố bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tăng cường kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Chức danh Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đồng thời Trưởng ban Thanh tra nhân dân; chức danh Kế hoạch - Giao thông - Thủy lợi hoặc Quản lý đô thị đồng thời kiêm Công nghiệp - Thương mại và Dịch vụ; Bí thư Chi bộ thôn, Tổ trưởng tổ dân phố kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn; Phó Bí thư chi bộ thôn, Tổ trưởng tổ dân phố kiêm Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” để cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cấp ủy các cấp cần rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động phù hợp

với chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng, tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các chi bộ trực thuộc xây dựng quy chế hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Xây dựng cơ cấu vị trí việc làm cụ thể cho từng cán bộ, công chức chuyên môn, nêu rõ tiêu chuẩn năng lực của từng vị trí việc làm để có phương án bố trí sắp xếp cán bộ, công chức phù hợp với năng lực và trình độ đào tạo.

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức để có cơ sở tinh giản biên chế, cho thôi việc những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoàn thành nhưng còn hạn chế về năng lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng đổi mới hệ thống chính trị cấp xã trong thời gian tới.

Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, nhất là đối với người đứng đầu. Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ riêng cho từng chức danh đứng đầu cơ quan hành chính ở các xã và tổ chức đào tạo dài hạn đội ngũ kế cận cho từng chức danh này. Cần tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và thực thi công vụ của từng vị trí công việc và các kiến thức, kinh nghiệm quản lý, điều hành mới của nền hành chính hiện đại.

Tiểu kết chương 3

Thông qua nghiên cứu các nội dung về lý luận ở chương 1 và tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ở chương 2, đồng thời đưa ra một số phương hướng, quan điểm và các giải pháp chủ yếu để đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong chương này, nhận thấy những giải pháp cơ bản đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, gồm các nhóm giải pháp: Giải pháp về tổ chức đối với HĐND và UBND, giải pháp về hoạt động của HĐND và UBND; giải pháp về đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã; giải pháp về giải quyết mối quan hệ của chính quyền cấp xã với cơ quan Nhà nước cấp trên, với Đảng uỷ, với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, với các thôn, bản, tổ dân,… Trong đó, các giải pháp về đổi mới, hoàn thiện các quy định và quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã là những giải pháp quan trọng nhất. Với những giải pháp cụ thể về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong cả nước nói chung và đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, với mục tiêu đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chính trị của chính quyền nhà nước cấp xã tại địa phương. Đây là việc làm thiết thực, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và xu thế phát triển của huyện trong thời gian tới cũng như đáp ứng xu thế hội gia nhập, nhập kinh tế quốc tế. Do đó, để thực hiện hiệu quả, đòi hỏi phải thực hiện mạnh mẽ, với quyết tâm chính trị cao, phải coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; phải xây dựng được kế hoạch,

lộ trình thực hiện rõ ràng theo từng giai đoạn, không nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Đối với những nội dung mới, chưa rõ, chưa có trong tiền lệ cần thận trọng thực hiện, nghiên cứu thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm từ thực tiễn để làm rõ và có bước đi thích hợp. Cần có quyết tâm và trách nhiệm và hỗ trợ của các cấp, các ngành và quyết tâm cao của chính quyền địa phương cấp xã;

khắc phục những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm về năng lực, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, sự cồng kềnh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương; góp phần nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã, Từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)