Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN Ở NƯỚC TA
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương huyện Nghĩa Hành
2.2.3. Thực trạng hoạt động của chính quyền huyện Nghĩa Hành
a. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, các Ban Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành.
UBND huyện Nghĩa Hành
Phó Chủ tịch Văn hóa – Xã hội
Phó Chủ tịch Kinh tế
Thanh tra Phòng
nội vụ Văn phòng
HĐND và UBND
Phòng Văn hóa
& Thông tin
Phòng Kinh tế - Hạ tầng
Phòng NN&PTNT
Phòng Tài chính - Kế hoạch
Phòng Tư pháp
Phòng TM & MT
Phòng Lao động TB & XH
Phòng Y tế
Phòng GD
& ĐT
Chủ tịch UBND huyện
Chú thích:
Quản lý
* Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành:
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân huyện (gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là Trưởng các Ban Hội đồng nhân dân huyện), hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Để điều hành hoạt động thường nhật và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Pháp luật.
Thường trực Hội đồng nhân dân phân công nhiệm vụ cụ thể cho Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện chịu trách nhiệm chung các nội dung công việc của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, của Phó Chủ tịch và các Trưởng ban Hội đồng nhân dân phân công phụ trách. Phó Chủ tịch và các Trưởng ban chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện phân công, đồng thời có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực thi công vụ, cùng Chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện trước Hội đồng nhân dân huyện.
Về hoạt động cụ thể của các thành viên Thường trực Hội đông nhân dân huyện Nghĩa Hành như sau:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện: Phụ trách chung về tổ chức, hoạt động của Hội đông nhân dân huyện. Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách lĩnh vực công tác đối ngoại, tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, ký chứng thực các Nghị quyết của Hội động nhân dân huyện, giải quyết những vấn đề quan trọng phát sinh giữa hai kỳ họp (điều chỉnh hoặc bổ sung dự toán ngân sách; chủ trương đầu tư các dự án sử dụng ngân sách ngoài kế hoạch…), chương trình công tác của Hội đồng nhân dân huyện, Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân huyện hàng năm và cả nhiệm kỳ giữ mối liên hệ giữa Hội đồng nhân dân huyện với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thường trực Huyện ủy.
- Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện: Làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực, trực tiếp giải quyết công việc thường xuyên, hằng ngày của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện giải quyết các công việc của Chủ tịch khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện đi vắng và ủy quyền. Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực công tác kinh tế và xã hội gồm: kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục thể thao, dân tộc, tôn giáo … Trực tiếp phụ trách chỉ đạo các lĩnh vực công tác pháp chế gồm: thị hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính và theo dõi các xã, thị trấn.
- Các Ủy viên: Trưởng ban Kinh tế - xã hội và Trưởng ban Pháp chế của Hội đồng nhân dân huyện: Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện, chức năng, nhiệm vụ của Ban theo các lĩnh vực quy định. Đồng thời có trách nhiệm tham mưu, đề xuất việc thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện khi được phân công đối với các lĩnh vực Ban phụ trách. Bên cạnh đó thực hiện các nhiệm vụ khác khi được thường trực Hội đồng nhân dân huyện giao; được ký một số văn bản của thường trực Hội đồng nhân dân huyện khi được ủy quyền và theo dõi địa bàn các xã, thị trấn: Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, Hành Thiện, Hành Thịnh, Hành Minh, thị trấn Chợ Chùa.
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện hoạt động chủ yếu thông qua các phiên họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Tại phiên họp, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện chỉ đạo và chủ trì họp giao ban công tác với lãnh đạo chuyên trách các Ban của
Hội đồng nhân dân huyện vào sáng thứ 2 hàng tuần và thống nhất chủ trương, quyết định, cho ý kiến… đối với các tờ trình của các cơ quan trình Hội dồng nhân dân huyện hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân huyện. Nếu có những nội dung thì tổ chức giao ban chuyên đề. Để chuẩn bị cho họp giao ban công tác có hiệu quả, thường trực Hội đồng nhân dân huyện, đề nghị Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm chuẩn bị tờ trình kèm theo các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016 Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành đã ban hành 700 văn bản thông thường (trung bình môi năm ban hành 145 văn bản thông thường) gồm tờ trình, nghị quyết, quyết định, thông báo … để điều hành hoạt động của Hội đông nhân dân huyện Nghĩa Hành về các lĩnh vực như: Phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và các chức vụ khác, chương trình xây dựng nghị quyết hàng năm của Hội đồng nhân dân huyện, quyết định thành lập các đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện …
* Hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành Ban Pháp chế của Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn huyện.
Ban Kinh tế - Xã hội của Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành chịu trách nhiệm các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo
dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện.
Trong hoạt động điều hành công việc hàng ngày các Ban của Hội đồng nhân dân huyện quan hệ ngang cấp, phối hợp công tác và trao đổi kinh nghiệm hoạt động về những vấn đề có liên quan và có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện liên quan đến lĩnh vực phụ trách; Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân huyện hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân huyện phân công; Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện.
* Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện
Các đại biểu của Hội đồng nhân dân huyện được bầu cử ở đơn vị bầu cử thuộc khu vực của xã, thị trấn nào thì có trách nhiệm theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình ở địa phương ấy, bao gồm: tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân…
Trong cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành hiện nay, các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được phân chia phụ trách từng xã, thị trấn cụ thể đảm bảo đồng đều về cơ cấu ngành nghề và tỷ lệ giữa đại biểu là cán bộ huyện và đại biểu là người trực tiếp làm việc hoặc có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Tùy thuộc vào loại đơn vị hành chính, và các đặc điểm về diện tích, dân số, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện phân công số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân huyện phụ trách từng xã, thị trấn cho phù hợp.
Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn được giao các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện giữ liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử tại xã, thị trấn bầu ra mình, thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri, báo cáo với cử tri về hoạt động của
mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; thực hiện việc tiếp công dân theo quy định; tiếp nhận, theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Ngoài ra đại biểu Hội đồng nhân dân huyện còn thực hiện các quyền chất vấn đối với những người giữ chức vụ liên quan đến vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân huyện quan tâm, kiến nghị Hội đồng nhân dân huyện bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân huyện bầu và kiến nghị những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật đại biểu Hội đồng nhân dân huyện có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm đó.
b. Các hoạt động cụ thể của Hội đồng nhân dân huyệnn Nghĩa Hành
* Hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện thông qua các kỳ họp của Hội đồng nhân dân
Ngày 22/5/2016 cử trị huyện Nghĩa Hành bầu ra 31 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021; Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành nhiệm kỳ 2016 - 2021 họp kỳ đầu tiên vào ngày 04/7/2016 Tại kỳ họp đầu tiên này Hội đồng nhân dân huyện đã quyết định kế hoạch việc tổ chức các kỳ họp thường lệ trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân huyện. Theo đó, Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành họp thường kỳ mỗi năm 2 lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm, khi có công việc đột xuất theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành có thể họp bất thường. Hội đồng nhân dân huyện họp theo hình thức công khai, trong trường hợp cần thiết thì tổ chức họp kín.
Văn phòng HĐND và UBND huyện là cơ quan giúp Thường trực Hội
đồng nhân dân huyện chuẩn bị chương trình kỳ hợp và ra thông báo triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân huỵên đến các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện chậm nhất là 20 ngày trước kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 7 ngày trước kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân huyện. Dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân huyện cùng với thông báo triệu tập kỳ họp.
Các cơ quan chuyên môn có liên quan đến nội dung công việc cần thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện chuẩn bị dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo và các văn bản cần thiết khác để cơ quan có thẩm quyền trình Hội đồng nhân dân huyện trong kỳ họp Hội đồng nhân dân huỵên. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện là người điều hành, chủ tọa kỳ họp bảo đảm thực hiện chương trình kỳ họp và những quy định về kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện giúp Chủ tịch hội đồng nhân dân huyện trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện. Hội đồng nhân dân huyện thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo, nghị quyết, đề án, báo cáo tại kỳ họp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký chứng thực nghị quyết. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành đã thông qua ban hành 26 nghị quyết quy phạm pháp luật để quyết định những vấn đề quan trọng của huyện và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên giao. Trong đó, nghị quyết về lĩnh vực quy hoạch phát triên kinh tế - xã hội 10; thu chi ngân sách nhà nước 5; địa giới hành chính 3; chính sách 4; lĩnh vực khác 4. Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện được Ủy ban nhân dân huyện chấp hành và bảo đảm việc ban hành các văn bản triển khai trong thực tiễn.
* Hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện thông qua hoạt động giám sát Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành thực hiện quyền giám sát thông qua các hình thức: giám sát của Hội đồng nhân dân huyện tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, các Ban của Hội đồng nhân dân
huyện, tổ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện.
Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Nghĩa Hành được dự kiến xây dựng hàng năm và có thể bổ sung tùy thuộc vào yêu cầu thực tế. Hội đồng nhân dân huyện thực hiện các quyền giám sát sau: xem xét báo cáo của các cơ quan có liên quan: Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự …Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn; Xem xét quyết định của UBND huyện, nghị quyết của HĐND các xã, thị trấn có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Giám sát theo chuyên đề; Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
Căn cứ vào chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân huyện và ý kiến của các bên liên quan, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình và cũng như Hội đồng nhân dân huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện thực hiện quyền giám sát thông qua một số hoạt động chính gồm: Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn; Xem xét các văn bản có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật, Giám sát theo chuyên đề. Ngoài ra còn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện yêu cầu các cơ quan có liên quan giải trình vấn đề mà Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quan tâm tại phiên giải trình; Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa bàn huyện.
Các Ban của Hội đồng nhân dân huyện lập chương trình giám sát hằng năm căn cứ vào chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện và ý kiến các thành viên của Ban,
ngoài các hoạt động giám sát như giám sát chuyên đề; Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, các Ban của Hội đồng nhân dân huyện còn thẩm tra các báo cáo do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động: Chất vấn những người bị chất vấn; Giám sát các văn bản của UBND huyện và Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn; Giám sát việc thi hành pháp luật trong huyện; Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Các Tổ đại biểu HĐND của HĐND huyện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện trên địa bàn huyện hoặc về các vấn đề khác được phân công; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát. Nhiệm kỳ hiện tại, HĐND huyện Nghĩa Hành có 3 tổ đại biểu HĐND huyện hoạt động trên 12 xã, thị trấn. Trung bình 1 tổ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện có 8 đại biểu đại diện cho gần 4 đơn vị hành chính xã, thị trấn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu huyện Nghĩa Hành nhiệm kỳ 2010 - 2015 và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện. Thường trực và các Ban Hội đồng nhân dân huyện đã tổ chức 50 cuộc giám sát chuyên đề (Thường trực HĐND huyện 15 cuộc; Ban Kinh tế - Xã hội 15 cuộc; Ban Pháp chế 18 cuộc) tại các cơ quan, đợn vị, địa phương 70 lượt. Nhiệm kỳ 2016 - 2021 cũng đã tiến hành 9 cuộc giám sát chuyên đề.[ ]
Nội dung giám sát chuyên đề cũng như nội dung của hoạt động giám sát tại kỳ họp, nội dung trả lời chất vấn thường tập trung vào những vấn đề bức xúc, được nhiều đại biểu, cử tri và dư luận quan tâm như: kết quả thu hút các dự án đầu tư phát triển, tình hình giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ