Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện, Từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 93 - 112)

Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

3.2.2. Giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện - Nâng cao chất lượng kỳ họp Hội Đồng nhân dân huyện

Hội đồng nhân dân hoạt động chủ yếu thống qua các kỳ họp, chỉ tại các kỳ họp mới triệu tập đầy đủ các đại biểu Hội đồng nhân dân. Mọi vấn đề quan trọng đều được đưa ra quyết định tại các kỳ hợp Hội đồng nhân dân. Chính vì vậy, có thể nói kỳ họp Hội đồng nhân dân là hoạt động cơ bản, chủ yếu và đóng vai trò quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân một cấp.

Pháp luật của nước ta đã có những quy định về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành kỳ họp Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên những quy địng này gần như mang tính định hướng chung nhất, để Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ và tổ chức kỳ họp. Còn nếu muốn kỳ họp Hội đồng nhân dân ngày càng chất lượng, hiệu quả thì Hội đồng nhân dân phải tùy vào điều kiện thực tế để có những giải pháp phù hợp. Để có được một kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện thực sự hiệu quả phụ thuộc vào cả chuỗi các hoạt động của Hội đồng nhân dân, của Thường trực, các Ban, các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan như UBND huyện, UBMTTQ huyện, TAND, VKSND và sự tham mưu, giúp việc của các cơ quan chuyên môn có liên quan. Cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp sáng tạo, mới mẻ nhằm nâng cao chất lượng các kỳ họp một cách thiết thực.

Trược hết, để tổ chức tốt một kỳ họp cần căn cứ nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện về chương trình xây dựng nghị quyết hàng năm và tình hình thực tiễn của huyện để phối hợp chặt chẽ với UBND, UBMTTQ huyện tổ chức ghội nghị liên tích thống nhất những vấn đề cần đưa ra bàn, quyết định tại mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện. Hội nghị liên tịch có sự tham gia của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện, VKSND, TAND, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành liên quan để cùng bàn và thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác chuẩn bị kỳ họp; quy định cụ thể thời gian hoàn thành các văn bản trình tại kỳ họp đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Việc thống nhất chọ đúng những nội dung kỳ họp là cơ sở đáp ứng được những yêu cầu về thực tiễn quản lý, điều hành của chính quyền huyện vừa gắn với thực tiễn xã hội trên địa bàn từng huyện sẽ góp phâng thu hút được sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân tại địa phương.

Tiếp theo, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện cần lên phương án chỉ đạo các Ban Hội đồng nhân dân căn cứ chương trình xây dựng nghị quyết hàng năm và nội dung, chượng trình của kỳ họp, phải chủ động tiến hành các hoạt động giám sát, khảo sát về những nội dung sẽ trình kỳ họp. Chính từ ngừng cuộc giám sát đó các Ban sẽ có các nhìn tổng quan và thực tế về từng nội dung trình kỳ họp, làm căn cứ cho báo cáo thẩm tra của Ban cũng như việc lựa chọn các vấn đề để đưa ra chất vấn tại kỳ họp. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện cần phải chỉ đạo các Ban chủ động tham gia với UBND huyện và các cơ quan chuyên môn của UBND huyện ngay từ đầu và trong suốt quá trình xây dựng, hoàn thiện các tài liệu trình kỳ họp. Trên cơ sở đó, những vấn đề vướng mắc trong quá trình chuẩn bị nội dung các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp sẽ được tháo gỡ kịp thời; đảm bảo mỗi nội dung khi đưa ra kỳ họp đề đã được bàn thảo kỹ càng và có chất

lượng. Đối với những vấn đề lớn, phức tạp, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện thống nhất với UBND huyện về những nguyên tắc, định hướng lớn để làm căn cứ cho các cơ quan chuyên môn xây dựng báo cáo.

Tiếp theo, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện có kế hoạch phân công sớm và chỉ đạo các Ban nâng cao chất lượng công tác thẩm tra. Báo cáo thẩm tra cảu các Ban phải rõ quan điểm, đủ căn cứ để tam mưu, định hướng cho việc quyết định của Hội đồng nhân dân huyện.

Trước ky khai mặc kỳ họp 7 – 10 ngày, Thường trực HĐND và UBND huyện tổ chức họp để rà soát lại toàn bộ công việc chuẩn bị cho kỳ họp, thông tin về những vấn đề cần quan tâm qua thẩm tra của các ban, quyết định việc trình bày nội dung nào trong kỳ họp và bàn bạc hướng xử lý những vấn đề có thể phát sinh trong thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện. Trong việc triệu tập các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, cần có biện pháp duy trì liên lạc để dảm bảo các đại biểu Hội đồng nhân dân có mặt và tham dự kỳ họp đầy đủ nhất.

Bên cạnh đó, cần tổ chức tốt công tác tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện. Đây là việc làm thường xuyên của Hội đồng nhân dân huyện và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện mỗi năm trước và sau kỳ họp. Để tránh việc hình thức trong tiếp xúc cử tri của đại biểu nên tổ chức tiếp xúc cử tri theo hướng giảm thời gian dọc báo cáo, tăng thời gian cho cử tri được phát biểu ý kiến của mình. Tại mỗi cuộc tiếp xúc cử tri, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện cần chỉ đạo phải có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn của UBND huyện dể có thể giải đáp ngay tại chỗ, kịp thời một số ý kiên, kiến nghị của cử tri. Các kiến nghị của cử tri dược tổng hợp đầy đủ, khách quan, gửi UBND huyện trả lời dúng tiến độ và đăng tải công khai để cử tri và nhân dân quan tâm theo dõi.

Một yếu tố quan trọng nữa là cần đổi mới công tác điều hành kỳ họp theo hướng ngắn gọn, thiết thực, phát huy vai trò thẩm tra của các ban, định hướng những vấn đề trọng tâm để thảo luận. Phát huy vai trò của Chủ tọa để điều hành các kỳ họp, Chủ tọa cần linh hoạt, chủ động điều hành kỳ họp cho phù hợp thực tế diễn biến kỳ họp và đảm bảo thực hiện đúng chương trình kỳ họp đã được thông qua.

Cuối cùng, trong mọi hoạt dộng của Hội đồng nhân dân huyện phải luôn quán triệt, bám sát và tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Trước mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện chủ động báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Tthường trực Huyện ủy về chương trình và thời gian kỳ họp Hội đồng nhân dân và những nội dung quan trọng, những vấn đề nổi cộm ở dịa phương. Đối với huyện Nghĩa Hành chức danh Bí thhư Huyện ủy và đồng thời là Chủ tịch UBND huyện thì vấn đề này dễ thực hiện hơn, và cần được áp dụng triệt để hơn nữa.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt dộng của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, phát huy vai trò người đại biểu dân cử trong hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện cần thực hiện một số giải pháp sau:

Phải làm tốt ngay từ khâu tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, cần thực sự coi trọng việc lựa chọn các ứng cử viên để bầu;

việc xây dựng cơ cấu đại biểu cần cân nhắc làm thế nào vừa đảm bảo tính cơ cấu, vừa đảm bảo chất lượng đại biểu, không nên nặng về cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn năng lực. Vì chất lượng đại biểu là gốc, là cái căn bản, phải tạo cho cử tri có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn được những đại biểu, đủ đức, đủ tài, tầm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử, có đủ

năng lực, điều kiện và đủ dũng khí để đại diện cho họ thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tiếp theo cần quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí, quyền hạn trách nhiệm của HĐND và đại biểu HĐND huyện. Đây cũng là cách tạo ra áp lực của dư luận xã hội đối với đại biểu HĐND huyện, buộc mỗi đại biểu phải hoạt động tốt hơn, có trách nhiệm hơn trước xã hội và cử tri.

Phải xây dựng cơ cấu bộ máy tương ứng với trách nhiệm, quyền hạn của đại biểu HĐND. Luật hiện hành đã quy định rất rõ ràng về cơ cấu tổ chức của HĐND huyện, tuy nhiên thực tế là đa số các đại biểu HĐND huyện đề hoạt động kiêm nhiệm, việc hoạt động kiêm nhiệm quá nhiều có thể dẫn dến tình trạng sao nhãng trách nhiệm của người đại biểu HĐND huyện vì vậy cần tăng số lượng các đại biểu hoạt dộng chuyên trách của các ban HĐND huyện ngoài Trưởng hoặc Phó ban chuyên trách nên bố trí một ủy viên có trình dộ chuyên môn sâu về lĩnh vực tương ứng để hoạt động chuyên trách.

Ngoài ra, cần có quy định chặt chẽ về cơ cấu giám sát để tập thể HĐND và cử tri trong huyện giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của các đại biểu HĐND huyện nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đại biểu trước cử tri. Cần quy định cụ thể thời gian đại biểu HĐND phải danh cho hoạt động của dân cử trong từng tháng hoặc quý; quy định chế độ sinh hoạt định ký để nhận xét đánh giá hoạt động của tổ đại biểu và đại biểu HĐND huyện. Hàng năm, mỗi đại biểu HĐND huyện phải xây dựng chương trình công tác, đăng ký với Thường trực HĐND và báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu. Có quy định cụ thể trong Luật về thời gian tối thiểu đại biểu HĐND kiêm nhiệm phải dành cho hoạt động của HĐND; thực hiện cơ chế tự

kiểm điểm đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi đại biểu. Đồng thời, nghiên cứu đổi mới việc khen thưởng đối với đại biểu HĐND.

Thường xuyên tổ chức tập huyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu, nhất là các kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật và kỹ năng có tính đặc thù trong hoạt động như: kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử tri, giám sát tại kỳ họp, giám sát thường xuyên, thẩm tra, chất vấn, phản biện… Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để các đại biểu toàn tâm, toàn lực cho vai trò là đại biểu của dân, nhất là tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho các đại biểu kiêm nhiệm để giúp đại biểu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát

Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của HĐND huyện là nâng cao chất lượng hoạt động của các đại biểu HĐND huyện, vì xét đến cùng người thực hiện hoạt động giám sát chính là các đại biểu HĐND huyện. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của các đại biểu HĐND huyện, quan tâm lựa chọn đại biểu HĐND huyện có năng lực, trình độ cũng là nâng cao năng lực giá sát của đại biểu HĐND huyện.

Mặt khác cần nâng cao năng lực giám sát của Thường trực HĐND huyện, và các Ban HĐND huyện. Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện phải chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong hoạt động giám sát; phát huy trách nhiệm của thành viên Ban trong hoạt động giám sát. Thường xuyên chọn vấn đề và nội dung để tổ chức giám sát qua cuộc họp, hội nghị chuyên đề. Qua đó, chất vấn, giải trình tìm ra biện pháp, giải pháp để giải quyết những vấn đề bức xúc được đa số cư tri và nhân dân quan tâm. Sâu sát cơ sở thực tiễn, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến của cử tri để thu thập thông tin, xử lý thông in và quyết định các vấn đề

cần thiết giám sát. Giám sát nhằm bảo đảm pháp luật và nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thời góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắt cho hoạt động của cơ sở, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân, qua đó động viên, khuyến khích tổ chức, cơ quan phát huy những mặt tốt, chỉ ra những sai sót cần sửa chữa, từ đó tạo quan hệ gắn bó, đồng hành giữa Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện với các cơ quan, đơn vị, cơ sở được giám sát, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.

Tiếp theo, phải đổi mới nội dung, hình thức, phương thức giám sát đảm bảo thực chất, hiệu quả hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với địa bàn nông thôn. Giám sát phải bảo đảm tính sẵn sàng hợp tác giữa cơ quan dân cử vơi cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật, cần phối hợp để nâng cao hiệu quả, tổ chức hoạt động của chính quyền. Do đó, phảiđổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả: từ việc xem xét báo cáo của cơ quan, đơn vị; đến tổ chức đoàn giám sát, khảo sát gọn, chất lượng, tránh cồng kềnh, rườm rà, gây khó khăn cho đơn vị; đổi mới việc lập chương trình, kế hoạch và thời gian, các điều kiện khác phụ vụ hoạt động giám sát cho linh hoạt, hiệu quả.

Tăng cường giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, nhất là với UBMTTQ huyện và các đoàn thể trong hoạt động giám sát, tạo điều kiện cho đại biểu HĐND huyện trao đổi về kiến thức pháp luật, về tình hình chấp hành pháp luật nói chung cũng như trao đổi kinh nghiệm, trong hoạt động giam sát, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND huyện. Qua đó, nâng cao năng lực giám sát để làm đúng các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND.

3.2.2.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện - Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện

Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyện môn thuộc UBND huyện nhằm tổ chức các cơ quan này được tin gọn, hợp lý bảo đảm giải quyết kịp thời, hiệu quả hoạt động quản lý đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi thẩm quyền quản lý của UBND huyện hiện nay cũng như trong những năm tiếp theo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cũng chính là đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND huyện, vì đây là những cơ quan tham mưu, giúp việc chính của UBND huyện.

Cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan này, vị trí, vai trò, chức năng của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực chất là cụ thể hóa triển khai tổ chức thực hiện các nội dung công việc của UBND huyện theo sự phân công, phân cấp của UBND huyện cho từng cơ quan chuyên môn trong việc quản lý nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực. Vì vậy, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện không thể vượt ra ngoài vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện.

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát để hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan chuyện môn thuộc UBND huyện. Cần làm rõ được nội dung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước các ngành, các lĩnh vực ở địa phương theo yêu cầu xác định được công việc thường xuyên, liên tục của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, phải xây dựng được danh mục vị trí việc làm và bản mô tả nội dung công việc cũng như khung năng lực tương ứng đối với mỗi vị trí cho từng cơ quan chuyên môn, làm cơ sở để bố trí, sử dụng và quản lý công chức của các cơ quan này.

Việc kiện toàn tổ chức bộ máy không chỉ là việc sắp xếp, thành lập lại các cơ quan chuyện môn một cách khoa học mà phải chú ý đổi mới cả cơ cấu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện, Từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 93 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)