Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB chi nhánh Chương Dương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản của ngân hàng tmcp ngoại thương vn

3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB chi nhánh Chương Dương

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của NHTM. VCB chi nhánh Chương Dương đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Tạo điều kiện cho nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội chảy đến nơi có nhu cầu đầu tư, nhu cầu sử dụng vốn thông qua nhiều kênh huy động vốn.

Trên cơ sở chiến lược thị trường, thị phần và kế hoạch kinh doanh đã được xây dựng, cùng với các biện pháp mở rộng mạng lưới, lãi suất linh hoạt, hợp lý, xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, tăng cường tiếp thị để thiết lập khách hàng mới.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng, trong đó tăng cường phát hành thẻ rút tiền, chuyển tiền... nhằm thu hút khách hàng và tạo lập nguồn vốn ổn định thông qua hệ thống thanh toán qua ngân hàng, các giao dịnh thanh toán được tiến hành nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng đã huy động được nguồn vốn dồi dào, đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình.

Qua bảng 3.1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng nhanh qua 3 năm từ 4.069 tỷ đồng năm 2014 đến năm 2016 đã tăng lên 7.470 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 35,49%. Điều này có xu hướng tốt do Chi nhánh đã hấp dẫn được khách hàng lượng vốn huy động tiền VNĐ đã tăng 39,06% và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng 16,48% . Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT năm 2016 đạt 7.470 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 35,49%. Cụ thể huy động của các tổ chức là 1.643 tỷ đồng đạt mức cao hơn năm 2014 và thấp hơn so với năm 2015. Vì việc huy động đã khó nhưng sự lựa chọn nguồn vốn tiền gửi và phí tiền gửi lại càng khó hơn vì mỗi loại có mỗi đặc trưng và rủi ro riêng. Nhất là những nguồn chi phí huy động thấp thì rủi ro càng cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc định lượng các chiều hướng rủi ro là không dễ dàng. Chính vì vậy sự linh hoạt, chủ động, kết hợp với chiến lược huy động vốn lâu dài sẽ giúp giảm bớt rủi ro đầu vào cho ngân hàng và cũng như giảm bớt rủi ro đè nặng lên hoạt động tín dụng.

40

Bảng 3.1. Tình hình nguồn vốn huy động của VCB chi nhánh Chương Dương

Chỉ tiêu

Nguồn vốn huy động (quyVND)

I. Phân theo loại tiền 1-VND

2 - Ngoại tệ II. Theo kỳ hạn 1. < 12 tháng 2. > =12 tháng

III. Theo đối tượng huy động 1. Tiền gửi tổ chức

2. Tiền gửi dân cư

Qua những số liệu trên cho thấy kết quả của việc huy động vốn của chi nhánh là tương đối ổn định và tăng trưởng. Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Với quy định cho phép mở và sử dụng tài khoản thanh toán của DN tư nhân, cá nhân, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, làm cho tiền thu hút vào ngân hàng ngày càng nhiều. Thanh toán qua ngân hàng đã có những tăng trưởng, tỏ rõ lợi thế về nhanh, hiệu quả.

Với nguồn vốn huy động ngày càng tăng lên vững chắc VCB chi nhánh Chương Dương có điều kiện mở rộng vốn tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế của thành phố.

3.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn tại VCB chi nhánh Chương Dương

VCB chi nhánh Chương Dương sử dụng vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như: cho vay, đầu tư, phát hành thẻ tín dụng… Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhất, đồng thời hoạt động này cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Chi nhánh.

Như vậy tổng dư nợ của Chi nhánh cũng tăng nhanh qua 3 năm, từ 5.367 tỷ đồng năm 2014 lên 10.767 tỷ đồng năm 2016; chứng tỏ hoạt động cho vay của chi nhánh có xu hướng tốt. Điều này là do trong các năm qua, VCB chi nhánh Chương Dương đã tích cực huy động mọi nguồn vốn trên địa bàn, kịp thời đầu tư cho nhu cầu vay vốn của mọi tổ chức và đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Vốn tín dụng của ngân hàng đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá, dịch vụ.

- Tình hình dư nợ theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn tăng từ 4.401 tỷ đồng năm 2014 lên 8.183 tỷ đồng năm 2016 với tốc độ tăng bình quân là 36,36% điều này là do Chi nhánh đã tích cực cho vay hỗ trợ lãi suất ngắn hạn VND nên phần lớn khách hàng tại Chi nhánh đã chuyển sang vay VND và ít vay ngoại tệ.

Còn cho vay Trung - Dài hạn đều tăng từ 966 tỷ đồng năm 2014 lên 2.584 tỷ đồng năm 2016 với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 63,55% cao hơn mức tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn của Chi nhánh qua các năm ở mức từ 15%-25%, phòng tránh được rủi ro về cơ chế chính sách, kinh tế trong trung dài hạn. Mặt khác tỷ lệ cho vay ngắn hạn ở mức 75 -85% đã tạo vòng quay vốn tín dụng nhanh, tạo ra nhiều thu nhập từ hoạt động cho vay và thường xuyên kiểm tra được tình hình tài chính của khách hàng.

42

Bảng 3.2. Tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm Chỉ tiêu

Tổng dư nợ (Quy VND) A. Theo thời hạn

1. Cho vay ngắn hạn 2. Cho vay trung, dài hạn B. Theo thành phần KT

1. DN Nhà nước

2. DN ngoài quốc doanh 3. Hộ gia đình, cá thể C. Theo ngành KT

1. Công nghiệp, xây dựng

2. Nông nghiệp

3. Thương mại dịch vụ

4. Ngành khác

D. Theo tính chất đảm bảo 1. Nợ có đảm bảo

2. Nợ không có đảm bảo E. Theo chất lượng tín dụng

1. Nợ trong hạn

2. Nợ quá hạn

- Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế: Dư nơ cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng khá nhanh từ 2.324 tỷ đồng năm 2014 lên 5.653 tỷ đồng năm 2016 với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 55,96%. Điều này cho thấy Chi nhánh đã tích cực tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hiệu quả phù hợp với danh mục tín dụng của VCB Việt Nam, chi nhánh đã đầu tư vốn cho một số DN để mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị...phục vụ cho SXKD.

Hoạt động cho vay các hộ gia đình cũng có xu hướng tăng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương, giảm tỷ lệ các hộ nghèo, khuyến khích vốn cho các làng nghề phát triển.

- Tình hình dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế: Tổng dư nợ của ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất 48% tổng số dư nợ so với ngành khác. Nhưng tỷ lệ tăng cao nhất vẫn là ngành nông nghiệp với tỷ lệ tăng binh quân là 88,57% và ngành khác là 46,42% . Điều này cho thấy đây cũng là một xu hướng hoạt động tốt theo định hướng của nghành. Nhưng cũng ẩn chứa mức độ rủi ro có thể sẽ cao hơn.

- Tình hình dư nợ theo tính chất đảm bảo: Nợ có đảm và không có đảm bảo qua 3 năm đều có xu hướng tăng; nhưng mức độ tăng của nợ không có đảm bảo tăng nhanh hơn so với dư nợ có đảm bảo. Điều này là không tốt bởi nếu khách hàng không có tài sản đảm bảo khi kinh doanh gặt khó khăn thì khả nẳng thu hồi vốn của ngân hàng sẽ găp khó khăn.

- Tình hình dự nợ theo chất lương tín dụng: Nợ trong hạn có xu hướng giảm qua 3 năm từ 99,59% năm 2014 xuống còn có 99% năm 2016;

trong khi đó nợ quá hạn có xu hướng tăng năm 2014 là 22 tỷ đồng lên 108 tỷ đồng với mức tăng bình quân là 86,21%. Nhưng điều này là do Chi nhánh cũng tăng dư nợ cho vay do vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn tăng.

3.1.4.3. Kết quả kinh doanh tại VCB chi nhánh Chương Dương

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của VCB chi nhánh Chương Dương đã có nhiều thay đổi tích cực. Thông qua sự thay đổi trong đường lối chính sách và phương hướng hoạt động kinh doanh đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng mạng lưới phục vụ và làm thay đổi đáng kể tình hình tài chính của Chi nhánh, cụ thể.

44

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB chi nhánh Chương Dương

Chỉ tiêu

I. Tổng thu

1.Thu lãi tiền vay, tiền gửi 2. Thu dịch vụ

3. Thu khác

II. Tổng chi

1. Lãi tiền gửi, tiền vay

2. Tài sản

3. Chi phí cho nhân viên 4. Nộp thuế và lệ phí 5 Dự phòng và BHTG

6. Chi khác

III. Chênh lệch thu - chi

Bảng 3.3 chỉ ra chênh lệch thu chi năm 2015 đạt 75 tỷ đồng, giảm 2,6% so với năm 2014. tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay là 75,7%, do trong năm đến hạn thanh toán công trái giáo dục và Chính phủ tăng lãi suất thanh toán mà đơn vị đã đầu từ năm 2003, số tiền thu bất thường từ chênh lệch lãi suất này là 14 tỷ đồng dẫn đến lợi nhuận cao hơn năm 2015.

Tổng thu tăng nhanh từ 769 tỷ đồng năm 2014 lên 1.251 tỷ đồng năm 2016.

trong đó chủ yếu là thu từ lãi tiền vay, tiền gửi.

Tổng chi tăng từ năm 2014 là 692 tỷ đồng lên 1.061 tỷ đồng vì chi nhánh thanh toán công trái giáo dục và Chính phủ.

Do vậy hoạt động tín dụng đóng vai trò là nguồn thu chính của chi nhánh với tỷ trọng từ 75- 90% trong tổng thu nhập.

Trong khi đó mức thu từ dịch vụ đem lại là khá khiêm tốn chỉ từ 1- 2%. Đây là một đặc trưng điển hình thường gặp tại các NHTM.

Việt Nam vì số lượng các sản phẩm dịch vụ cung ứng còn tương đối thấp. Ngược lại, các ngân hàng ở các nước phát triển trên thế giới thì nguồn thu từ dịch vụ có thể chiếm từ 40-65% tổng thu nhập, đây là một lĩnh vực kinh doanh không gặp nhiều rủi ro như hoạt động tín dụng. Riêng khoản thu hàng năm từ hoạt động khác của đơn vị chiếm tỷ trọng tương đối cao.

Do việc mở rộng quy mô hoạt động nên chi phí cũng tăng dần theo thu nhập qua 3 năm. Cụ thể mức chi cao nhất vào năm 2016 là 1.061 tỷ đồng đồng.

Chi phí huy động vốn hàng năm chiếm tỷ trọng cao nhất từ 50- 65% vì đây chính là nguồn cung ứng đầu vào của hoạt động tín dụng. Chi phí cho hoạt động dự phòng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí. Riêng năm 2016, chi khác của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất với 350% do chi phí phát sinh cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, nợ quá hạn khó đòi lên rất cao.

Bên cạnh đó chi phí lương, thưởng hàng năm cho công nhân viên chiếm tỷ trọng từ 6,5% đến 9% khuyến khích được tâm lý của nhân viên trong qua trình làm việc; nâng cao tinh thần và trách nhiệm đối với chất lượng công việc của các cá nhân.

Cơ cấu đầu tư cũng thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước. Ngoài ra, chi nhánh còn quan tâm mở rộng các hoạt động khác như: chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh… nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tăng thu nhập cho chi nhánh, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w