Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 43 - 50)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.3. Cơ sở thực tiễn

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc ở một số nước trên thế giới 2.3.1.1. Kinh nghiệm của Liên Bang Mỹ

Năm 1935 Hoa Kỳ thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (có người gọi là Luật phúc lợi xã hội) Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hoa Kỳ chỉ bao gồm bốn chế độ bảo hiểm là chế độ hưu trí, tử tuất, mất khả năng lao động, và thất nghiệp:

Mức đóng BHXH: Được chia ngang bằng cho chủ sử dụng lao động và người lao động; Mỗi bên đóng 7,65% mức tiền lương, tiền công của người lao động (trong đó đóng BHYT là 1,45%). Khu vực nông nghiệp và phi Chính Phủ người lao động phải đóng 15,3% tiền lương tháng.

Khi đóng phí BHXH, người lao động được cấp thẻ BHXH, họ có thể nhận được tối đa 04 thẻ BHXH trong một năm. Khi thực hiện chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động thì cơ quan BHXH sẽ thu lại thẻ BHXH để lưu trữ.

Số tiền thu BHXH được dành dưới 1% cho chi phí quản lý hành chính, 70% chi cho trợ cấp hưu trí, 19% chi trợ cấp y tế, 10%

chi trợ cấp khuyết tật và thân nhân.

Ngoài hình thức BHXH bắt buộc, Liên bang Mỹ còn thực hiện loại hình BHXH tự nguyện, quỹ hưu trí của ngành. Người lao động có thể vừa tham gia hình thức BHXH bắt buộc vừa tham gia hình thức BHXH tự nguyện. Hiện nay, có khoảng hơn nửa lực lượng lao động nước Mỹ tham gia BHXH tự nguyện.

27

Việc thu quỹ BHXH thông qua tài khoản cá nhân, do vậy người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hay làm việc cho Chính phủ không thể trốn nộp BHXH vì mọi thu nhập của họ đều thông qua tài khoản cá nhân. Nếu người lao động làm việc trong các cơ sở tư nhân được trả lương, công bằng tiền mặt thì rất khó kiểm soát. Việc thu, nộp tiền BHXH sẽ do người lao động tự kê khai và trích nộp trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế số này rất ít, người dân tự ý thức được quyền lợi của họ khi tham gia BHXH nên họ tự nguyện đóng vào quỹ BHXH.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên Bang Đức

Chương trình BHXH bắt buộc ở cấp quốc gia đầu tiên được thiết lập ở nước Đức dưới thời thủ tướng Otto von Bismarck. Cụ thể chương trình bảo hiểm y tế thiết lập năm 1883, chương trình về tiền bồi thường cho công nhân năm 1884, chương trình trợ cấp hưu trí và trợ cấp tàn tật năm 1889. So với các nước trên thế giới, Cộng hoà Liên bang Đức là nước có lịch sử phát triển được coi như sớm nhất. Điều luật BHXH đầu tiên đã ra đời và thực hiện từ những năm 1850. Cho đến nay, chính sách BHXH ở Đức bao gồm 6 chế độ sau:

+ Bảo hiểm thất nghiệp.

+ Bảo hiểm y tế.

+ Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ cho người già và người tàn tật.

+ Bảo hiểm ốm đau.

+ Bảo hiểm tai nạn lao động.

+ Bảo hiểm hưu trí.

Hệ thống BHXH bắt buộc được tổ chức theo mô hình tự quản, bảo đảm tài chính theo phương pháp lấy thu bù chi. Quỹ BHXH được hình thành từ đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và hỗ trợ của Nhà nước. Tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH là 41,5% quỹ tiền lương (chế độ hưu trí 19,3%, y tế và thai sản 14%, tai nạn lao động và thất nghiệp,5%, chăm sóc người già 1,7%) trong đó người sử dụng lao động đóng một nửa, người lao động đóng một nửa. Quỹ BHXH thực hiện cơ chế tài khóa hàng năm theo nguyên tắc hoán đổi, tức là thu trong năm để chi cho năm đó, không có tích lũy, trường hợp thu không đủ chi thì Nhà nước cấp bù. Cộng hoà Liên bang Đức không có các tổ chức BHXH thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ, mà thông thường mỗi tổ chức chỉ chịu trách nhiệm thu, chi cho một loại chế độ nhất định. Điểm đáng lưu ý ở nước này là

28

những công chức Nhà nước ( những người được đề cử vào bộ máy quản lí Nhà nước) không phải đóng BHXH, nhưng họ được nhận lương hưu khi hết tuổi lao động. Khoản chi này được lấy từ nguồn thu thuế để trả.

Hiện nay, hàng năm ngân sách nhà nước Đức phải hỗ trợ quỹ BHXH là rất lớn. Từ năm 2001, ngân sách nhà nước trợ cấp cho quỹ BHXH ngày càng gia tăng, do đó Chính phủ Đức đang đệ trình lên Quốc hội một số điều chỉnh Luật nhằm cân đối quỹ, giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, bao gồm: Nâng tuổi nghỉ hưu từ 65 tuổi lên 67 tuổi và điều chỉnh mức đóng, mức hưởng theo một trong hai giải pháp sau:

- Nâng dần mức đóng, dự kiến đến 2030 mức đóng cho chế độ hưu trí tăng từ 19,3% lên 26%, ý kiến này giới chủ và Liên đoàn lao động không đồng ý.

- Giảm dần tỷ lệ hưởng, dự kiến đến năm 2030 lương hưu chỉ bằng 50% của năm 2000, ý kiến này Liên đoàn lao động không đồng ý.

Để dung hòa, Chính phủ đưa ra phương án ổn định chế độ hưu và mức đóng góp hiện nay nhưng hình thành thêm một loại bảo hiểm bổ sung.

Do mức đóng góp cho quỹ BHXH cao nên mức thụ hưởng từ các chính sách an sinh xã hội của Đức cũng rất cao. Thu nhập của người lao động và mọi thanh toán đều thông qua hệ thống ngân hàng nên việc khai thuế và trích nộp BHXH rất chặt chẽ, hầu như không thể nói đến chuyện trốn nộp BHXH. Thực tế nếu người lao động có khai sai, sau khi kiểm tra từ hệ thống ngân hàng thì Chính phủ cũng buộc phải nộp và có thể bị phạt, thậm chí phạt mức rất cao. Chính vì vậy, cả chủ sử dụng lao động và người lao động không dám nghĩ tới việc trốn tránh trích nộp BHXH.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Các gia đình Trung Quốc tiết kiệm tới 30% thu nhập của họ, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ, Nhật Bản chưa tới 10%. Một trong những lý do chính là họ lo cuộc sống lúc về già. "Ô" bảo hiểm tuổi già (lương hưu), phần quan trọng nhất của hệ thống BHXH Trung Quốc, mới "che" được khoảng 1/3 số người về hưu và 1/4 lực lượng lao động. Đó là do Quỹ chịu "gánh nặng lịch sử để lại" là lương hưu trả cho người lao động thời bao cấp không phải đóng BHXH và hàng triệu người lao động "về hưu non" (có người mới 40 tuổi). Thu BHXH bằng 28% quỹ lương, trong đó chủ sử dụng lao động 20%, người lao động 8%; mức đóng cao, nhưng vẫn không đủ chi trả lương hưu. Hiện mới có gần 50% lao động thành phố tham

29

gia BHXH bắt buộc; nhiều chủ lao động "trốn" vì họ cho rằng mức đóng quá cao và không có trách nhiệm đỡ "gánh nặng lịch sử". Một hạn chế khác là quỹ đầu tư sinh lời thấp và chậm. Tiền quỹ chủ yếu gửi Ngân hàng nhà nước và mua Công trái lấy lãi suất tiết kiệm 2-3%/ năm trong khi lương thực tế đang tăng khoảng 10%/ năm. Công thức đóng hưởng chưa hợp lý, theo quy định đóng đủ 15 năm được về hưu, Quỹ do từng địa phương quản lý, thiếu thống nhất, thiếu tập trung, thiếu chặt chẽ, hạn chế sự di chuyển lao động, kìm hãm năng lực đầu tư của Quỹ, tạo nhiều sơ hở dẫn tới thất thoát, tham nhũng. Vì vậy, chưa làm hấp dẫn và chưa làm cho người lao động an tâm tham gia BHXH. Trung Quốc thực hiện cải cách mạng lưới phúc lợi xã hội từ đầu năm 2007: Nhà nuớc trả lương hưu cho người về hưu trước năm 1997, thực hiện giảm mức đóng xuống còn 20% nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuê lao động và tăng số người tham gia BHXH; cho phép quỹ BHXH đầu tư vào thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nước ngoài; tăng tuổi nghỉ hưu (năm 2000, tuổi hưu trung bình là 51,2 (quy định nam 60, nữ 55; nữ công nhân 50 tuổi), thấp hơn các nước khác 10 năm, chính sách này tạm thời giảm căng thẳng về chỗ làm, nhưng về lâu dài lại tăng sức ép với hệ thống BHXH và nền kinh tế. Tuy nhiên nếu tăng tuổi về hưu quá nhanh sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp. Tuổi thọ trung bình của nữ là 74, nam là 71 tuổi (tuổi về hưu của nữ đang theo hướng tăng lên 60 bằng nam); Trung Quốc đang chuyển quản lý BHXH từ phân tán từng địa phương sang các tổ chức độc lập [48, tr.4].

2.3.2. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc ở một số địa phương tại Việt Nam

2.3.2.1. Kinh nghiệm của BHXH thành phố Hồ Chí Minh

Đầu năm 2016, trên địa bàn thành phố có khoảng 140.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng mới chỉ có 5.835 đơn vị đăng ký hoạt động, trong đó 1.535 đơn vị sử dụng lao động có ký HĐLĐ và 772 đơn vị đang tham gia BHXH.

Với quyết tâm bảo vệ quyền lợi cho người lao động; BHXH thành phố đã chủ động cùng sở Lao động Thương binh và Xã hội, sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng kế hoạch liên tịch thực hiện chính sách BHXH để trình UBND thành phố cấp "Thẻ đi lại" cho các doanh nhân trong khu vực APEC, phối hợp kiểm tra thực hiện BHXH, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật BHXH cho người lao động và người sử dụng lao động tại đơn vị. Khi các văn phòng đại diện nước ngoài ngày càng gia tăng; BHXH thành phố

30

đã có ngay quy chế phối hợp với sở Thương mại để tham gia quản lý từ những ngày đầu.

2.3.2.2. Kinh nghiệm của BHXH thành phố Đà Nẵng

Đứng trước tình hình nợ đọng BHXH ngày một gia tăng và có chiều hướng phức tạp. Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp tập trung đôn đốc thu, tăng cường nhiều giải pháp thu hồi nợ đọng, chống thất thu BHXH trên địa bàn, trong đó tập trung vấn đề xử lý nợ đọng, chống thất thu. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương. BHXH thành phố đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao trách nhiệm các ngành, các cấp trong xử lý nợ đọng, chống thất thu BHXH. Trên cơ sở báo cáo, đề xuất, kiến nghị của BHXH thành phố, UBND thành phố Đà Nẵng đã có ý kiến chỉ đạo thiết thực, có tính khả thi cao, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc nói chung, thu hồi nợ đọng và chống thất thu BHXH nói riêng, cụ thể như sau:

- Đối với cơ quan BHXH thành phố Đà Nẵng: Thường xuyên báo cáo Thành ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, nhằm mục đích hướng đến thực hiện BHXH cho mọi người lao động trên địa bàn thành phố.

Trên cơ sở danh sách các đơn vị nợ đọng BHXH cần rà soát, phân loại cụ thể, chú ý các đơn vị chây ỳ, có tình nợ dây dưa, kéo dài để tập trung đôn đốc thu, thực hiện khởi kiện và báo cáo UBND thành phố để có giải pháp chỉ đạo kịp thời. Chủ động làm việc, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp công tác liên ngành với các ngành liên quan, trong đó quy định cụ thể quy trình, thủ tục, trách nhiệm của mỗi bên. Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố về việc thực hiện tuyên truyền miễn phí sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố.

- Đối với Thanh tra Nhà nước: Chủ trì phối hợp với các ngành tổ chức thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành của thành phố về việc trích nộp BHXH.

- Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chịu trách niệm chính trong công tác thành tra chuyên ngành về lĩnh vực BHXH. Thường xuyên phối hợp với BHXH thành phố và các ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp liên ngành để cụ thể hóa việc triển khai, giám sát, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Cung cấp cho BHXH thành phố danh sách các doanh

31

nghiệp, đơn vị đăng ký hệ thống thang bảng lương, định kỳ hằng tháng cung cấp bổ sung để phối hợp trong công tác quản lý thu và giải quyết chế độ BHXH.

- Đối với các ngành chức năng liên quan

+ Cục thuế: Phối hợp với BHXH thành phố trong việc cung cấp danh sách các doanh nghiệp, đơn vị đăng ký hoạt động, định kỳ hằng quý cung cấp bổ sung danh sách tăng, giảm các doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động trên địa bàn.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hỗ trợ BHXH thành phố trong việc cung cấp danh sách các doanh nghiệp mới thành lập và phối hợp thông báo, gửi biểu mẫu đăng ký tham gia BHXH đối với các doanh nghiệp mới thành lập.

+ Liên đoàn lao động thành phố: Phối hợp với BHXH thành phố trong công tác tuyên truyền và thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn thành phố.

+ Văn phòng UBND thành phố: Phối hợp với các sở, ngành tham mưu ban hành quyết định của UBND thành phố thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành về việc trích nộp BHXH, văn bản chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố đối với các đơn vị nợ, nợ đọng với số tiền lớn, thời gian kéo dài.

Với những nội dung và giải pháp nêu trên, thành phố Đà Nẵng nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giải quyết nợ đọng, tăng cường công tác thu BHXH bắt buộc trên toàn thành phố.

2.3.2.3. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Nam Định

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Nam Định qua khảo sát đầu năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh 5.090 doanh nghiệp đang sử dụng 151.474 lao động, nhưng thực tế mới có 2.314 đơn vị với 46.431 lao động đóng BHXH; Một số đơn vị nợ đọng BHXH với số tiền trên 7 tỷ đồng. Để giải quyết vấn đề này BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả, đó là: hằng năm trên Báo địa phương, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh đều có chuyên trang, chuyên mục giải đáp chế độ, chính sách BHXH kể cả các Đài Truyền thanh địa phương. Trên một số trục đường lớn, khu công nghiệp đều có panô, áp phích, in các tài liệu phát tay, các văn bản hướng dẫn gửi các doanh nghiệp. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp An xá, Hòa Xá về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và lao động để có biện pháp tích cực vận động, đồng thời phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, những đơn vị cố tình vi

32

phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp.

Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể sử dụng biện pháp ngừng giao dịch, không giải quyết các quyền lợi mà người lao động được hưởng, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc rút ra cho BHXH quận Ba Đình

Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra cho BHXH quận Ba Đình đó là:

- BHXH quận tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận;

Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị sử dụng lao động thực hiện tốt chính sách BHXH. Phối hợp với các ngành chức năng trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn, đặc biệt là trong công tác thu nộp BHXH khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn quận làm cơ sở tiền đề để giải quyết các chế độ BHXH khi có phát sinh, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Bên cạnh việc tăng cường đốc thu trực tiếp, BHXH quận Ba Đình chuẩn bị số liệu của các đơn vị chây ỳ, nợ BHXH kéo dài, khó đòi, cung cấp cho Liên đoàn lao động quận tiến hành khởi kiện từ đó giúp giảm nợ đọng, chống thất thu BHXH trên địa bàn quận.

- Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu sát thực nhằm xây dựng kế hoạch phát triển thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của quận, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, không bỏ sót nguồn thu.

- Cơ quan BHXH quận Ba Đình phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng, các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu BHXH, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

33

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w