Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng tham gia bhxh bắt buộc tại quận ba đình
4.1.1. Thực trạng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Đối tượng tham gia BHXH là các cá nhân và thể nhân có lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến quỹ BHXH, thuộc phạm vi điều chỉnh và thực hiện chính sách chế độ BHXH. Đó cũng chính là đối tượng có nghĩa vụ đóng góp BHXH theo luật định, đồng thời được thụ hưởng quyền lợi từ quỹ BHXH theo chế độ quy định của Nhà nước và pháp luật. Một trong các mục tiêu của BHXH quận Ba Đình là quản lý cho được các đối tượng tham gia BHXH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà BHXH thành phố Hà Nội giao phó.
- Đối tượng là các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn
BHXH Quận Ba Đình đã triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động, chú trọng phát triển mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
Để làm tốt công tác thu, cơ quan BHXH phải nắm chắc tình hình biến động cũng như số lượng các đơn vị đóng trên địa bàn. Sự biến động về các đơn vị tham gia BHXH từ năm 2014 đến năm 2016 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1. Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2014-2016)
STT Diễn giải
1 Khối DNNN
2 Khối DN có vốn ĐTNN
3 Khối DN NQD
4 Khối HCSN
5 Khối Ngoài công lập
6 Khối Hợp tác xã
7 Khối xã, phường
8 Khối Hộ SXKD cá thể
Tổng
Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình Bảng 4.1 cho thấy số đơn vị tham gia BHXH tại quận Ba Đình tăng nhanh:
từ 3.405 đơn vị năm 2014 lên 3.550 đơn vị năm 2015, tăng 145 đơn vị, tương
43
ứng với 4.26%; đến 2016 số đơn vị tăng đáng kể lên 3.876 đơn vị, tăng 326 đơn vị so với năm 2015, tương ứng tăng 9,18%; trong đó tăng mạnh là khối DN ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể.
Riêng khối DN nhà nước, năm 2016 do có 03 đơn vị chuyển đi, sáp nhập với Tổng công ty nên tỷ lệ giảm còn 92,86%. Còn lại các khối khác, số đơn vị tăng thêm không đáng kể. Như vậy có thể nói thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại quận Ba Đình của các đơn vị DN NQD, các đơn vị ngoài công lập, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể còn rất nhiều vấn đề bất cập.
So sánh với nguồn đơn vị hiện có trên địa bàn quận ta càng thấy rõ vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Bảng 4.2. So sánh đơn vị tham gia BHXH bắt buộc với đơn vị hiện có quận Ba Đình năm 2016
STT Diễn giải
1 DNNN
2 DN vốn DTNN
3 DN NQD
4 Khối HCSN
5 Ngoài công lập
6 Hợp tác xã
7 Khối xã, phường
8 Hộ KD, cá thể, khác
Tổng
Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình Bảng 4.2 cho thấy tình hình tham gia BHXH tại quận Ba Đình không mấy khả quan. Cụ thể chỉ có các đơn vị trong khối hành chính sự nghiệp và khối DN nhà nước và khối xã phường là tham gia BHXH đầy đủ (đạt 100%).
Các khối còn lại có số đơn vị chưa tham gia BHXH chiếm tỷ lệ lớn. Khối DN NQD có 39.45% đơn vị tham gia BHXH so với số đơn vị hiện có. Thấp nhất là các hộ kinh doanh, cá thể chỉ có 5,37% đơn vị tham gia BHXH.
- Đối tượng là người lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn
Đồng nghĩa với sự gia tăng của của doanh nghiệp tham gia BHXH là số lao động tham gia BHXH cũng được gia tăng qua từng năm. Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH ngày một gia tăng sẽ tạo áp lực công việc đối với cơ quan và cán
44
bộ làm công tác BHXH nói chung, cán bộ làm công tác thu BHXH nói riêng.
Bảng 4.3. Số người tham gia BHXH bắt buộc tại quận Ba Đình (2014-2016)
STT Diễn giải
1 DNNN
2 DN có vốn ĐTNN
3 DN NQD
4 Khối HCSN
5 Ngoài công lập
6 Hợp tác xã
7 Khối xã, phường
8 Hộ KD cá thể
Tổng
Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình Bảng 4.3 cho thấy năm 2014 có 86.893 lao động tham gia BHXH thì đến năm 2015 số lao động tham gia BHXH đã tăng lên là 88.859 người, tăng 1.966 người, tương ứng tăng 2,26%. Đặc biệt, năm 2016 số lao động thuộc khối doanh nghiệp nhà nước giảm đáng kể, từ 16.556 người xuống còn 15.731 người, tương ứng giảm 4.98%. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp giảm chuyển đi do cơ chế sáp nhập của tổng công ty. Tỷ lệ lao động tham gia năm 2016 có xu hướng thấp hơn, bằng 102,09 % so với năm 2015.
Bảng 4.4. So sánh lao động tham gia BHXH bắt buộc với lao động hiện có tại quận Ba Đình năm 2016
STT Loại hình đơn vị
1 DNNN
2 DN vốn DTNN
3 DN NQD
4 Khối HCSN
5 Ngoài công lập
6 Hợp tác xã
7 Khối xã, phường
8 Hộ KD, cá thể, khác
Tổng
Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình
45
Bảng 4.4 cho thấy so với số lao động đang làm việc trên địa bàn, số lao động tham gia BHXH còn rất thấp, không có khối nào tham gia đủ toàn bộ lao động. Mặc dù tỷ lệ tham gia chung là 54,91% nhưng ở mỗi khối, loại hình đơn vị có số tham gia khác nhau và rất thấp. Tỷ lệ lao động ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập mà đặc biệt là tỷ lệ lao động thuộc các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hợp tác xã tham gia BHXH còn rất thấp; trong khi đó số lao động trong các đơn vị này chiếm một tỷ lệ khá cao. Điển hình như khối hộ kinh doanh cá thể chỉ có 6.13% số lao động tham gia BHXH; khối hợp tác xã tỷ lệ chỉ đạt 37.42% số lao động tham gia BHXH; khối DN ngoài quốc doanh cũng không mấy khả quan chỉ đạt 41.57%. Tính đến nay, theo số liệu thống kê số người tham gia BHXH chỉ chiếm 54,91% so với tổng số lao động.
Như vậy số lao động chưa tham gia BHXH vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Nếu quản lý tốt đối tượng lao động này sẽ làm tăng cường nguồn thu BHXH.
Chính sách bảo hiểm xã hội của Việt Nam nói chung là người làm công ăn lương có tham gia đóng thì có hưởng thụ, không đóng thì không có hưởng thụ. Điều đó có nghĩa khoảng 45% người lao động sẽ không được hưởng lương hưu và các chế độ khác khi họ bị suy giảm hoặc mất sức lao động.
Cần phải xác định rõ nguyên nhân tại sao số lao động tham gia BHXH lại thấp như vậy? Người lao động không tham gia BHXH chủ yếu là làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Điều này chứng tỏ chính sách BHXH còn một số kẽ hở dẫn đến tình trạng chủ sử dụng lao động trốn tránh đóng BHXH cho người lao động.
Xuất phát từ các nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, từ phía người sử dụng lao động, NLĐ và cả cơ quan quản lý nhà nước về lao động và BHXH trong địa bàn quận, tác giả liệt kê các nguyên nhân sau đây:
- Các đơn vị sử dụng lao động cố tình kê khai sai số lao động hoặc cố tình ký kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng, hợp đồng vụ việc để giảm số phải nộp BHXH gây thất thu quỹ BHXH.
- Sự thiếu hiểu biết về lợi ích của việc tham gia BHXH của người lao động, nên đã đồng tình với chủ sử dụng lao động không tham gia BHXH; điều này đồng nghĩa với công tác tuyên truyền về BHXH chưa được rộng rãi, chưa sâu sát nên người lao động chưa nắm được quyền và lợi ích khi tham gia BHXH.
- Các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng
46
tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và thường xuyên biến động; hầu hết chủ sử dụng lao động không quan tâm đến các chế độ, chính sách BHXH cho người lao động; bên cạnh đó người lao động trong khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia BHXH mà chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt.
- Các doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động bằng hình thức chỉ ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 03 tháng mặc dù người lao động làm việc lâu hơn, ký hợp đồng vụ việc mặc dù công việc có tính chất thường xuyên, liên tục trong thời gian dài hoặc chủ sử dụng lao động bắt người lao động thử việc trong thời gian dài, thậm trí hơn 01 năm sau đó mới được ký hợp đồng lao động và đóng BHXH hoặc ký hợp đồng lao động ngắn hạn, khi hết hợp đồng cho người lao động nghỉ cách quãng rồi sau đó lại tiếp tục ký lại hợp đồng nhằm trốn đóng BHXH.