Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 97 - 100)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bhxh bắt buộc ở quận Ba Đình 69 1. Yếu tố khách quan

4.3.2. Yếu tố chủ quan

4.3.2.1. Công tác thông tin tuyên truyền

Qua khảo sát các đơn vị có 113 phiếu (chiếm tỷ lệ 75%) trong đó DN vốn ĐTNN có 9 phiếu (chiếm tỷ lệ 8%); HCSN có 17 phiếu (chiếm tỷ lệ 15%); DNNGD có tới 87 phiếu (chiếm tỷ lệ 77%). Khối DNNQD có tỷ lệ phiếu cao nhất trong 3 khối và cao hơn tỷ lệ trung bình chung cho rằng công tác tuyên tuyền BHXH còn nhiều hạn chế; Khối DNNGD có số phiếu đánh giá chiếm tỷ lệ cao nhất trong 03 khối về tham gia BHXH làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp; Người lao động sẽ được hỗ trợ về chế độ, chính sách BHXH khi gặp phải các khó khăn; Lòng tin của người tham gia BHXH về sự cam kết bảo đảm quyền lợi của họ chưa cao.

Ngành BHXH hiện nay công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH triển khai còn chậm, hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa có nhiều biện pháp đa dạng, phong phú, chưa thực sự chuyên sâu, chưa được tổ chức thường xuyên; Cơ sở vật chất , phương tiện kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền chưa được đầu tư thích đáng. Kinh phí tuyên truyền còn hạn hẹp, việc tổ chức các hội thi tìm hiểu về chế độ, chính sách BHXH còn nhiều khó khăn, hạn chế. Một số nơi còn coi công tác tuyên truyền là việc riêng của cơ quan BHXH mà chưa có sự vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống chính trị cũng như của toàn xã hội chính vì vậy dẫn tới một số hệ quả:

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ (45%) người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện BHXH, đặc biệt là đối với khối doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh. Nhiều người lao động khi nói đến BHXH thì họ nghĩ như là các loại hình thức bảo hiểm thương mại (Bảo Việt, Bảo hiểm nhân thọ hay các công ty bảo hiểm khác...), nghe đến từ "bảo hiểm" thì họ nhận thức đến việc "bán" hay "kinh doanh" bảo hiểm, thậm chí có những người lao động chưa biết và hiểu BHXH là gì? Bảo hiểm xã hội là cơ quan như thế nào?

Ngành BHXH hoạt động đem lại lợi ích gì? Rất nhiều người lao động còn chưa hiểu rõ bản chất, tính nhân văn, ưu việt của chính sách BHXH chính vì vậy họ không nhận thức được tầm quan trọng, quyền lợi trách nhiệm của mình là phải tham gia BHXH để đóng vào quỹ BHXH, từ đảm bảo quyền lợi của mình được hưởng các chế độ BHXH và góp phần ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước dẫn đến việc tham gia BHXH và giải quyết các

75

chính sách về BHXH còn hạn chế ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động và gây thất thu BHXH.

Một biểu hiện khác của nhận thức không đầy đủ về thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động ở một số doanh nghiệp, đơn vị là tình trạng chây thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH cho người lao động hoặc thực hiện trích nộp BHXH theo hình thức "xin-cho", chiếm dụng và nợ tiền BHXH. Một số lượng lớn người lao động (kết quả kiểm tra 70 đơn vị năm 2016 có 1.361 lao động, chiếm 18,3%) không được người sử dụng lao động tự giác tham gia BHXH cho họ, đã gây thiệt hại không nhỏ cho việc tạo lập quỹ BHXH và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động vì nguyên tắc của BHXH là "có đóng - có hưởng".

Một số người lao động không quan tâm đến quyền lợi về BHXH, chỉ chú trọng tới thu nhập trước mắt. Mặc dù đã được tuyên truyền giải thích nhưng họ chưa nhận thức được quyền lợi về lâu dài của mình, trong số này thì đa phần không muốn đóng BHXH nên không kiến nghị việc đóng BHXH của người sử dụng lao động cho họ.

Một số ít người lao động nhận thức về chính sách BHXH còn hạn chế, mặt khác không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình về BHXH do sợ ảnh hưởng tới việc làm và mưu cầu cuộc sống.

4.3.2.2. Công tác cải cách hành chính của ngành BHXH

- Ý kiến DN về thủ tục tham gia BHXH rườm ra, phức tạp: Có 101 phiếu (chiếm tỷ lệ 67%) trong đó:DN vốn ĐTNN có 16 phiếu (chiếm tỷ lệ 16%); HCSN có 13 phiếu (chiếm tỷ lệ 13%); DNNGD có tới 72 phiếu (chiếm tỷ lệ 72%). Khối DN vốn ĐTNN có tỷ lệ phiếu đánh giá cao hơn khối HCSN.

- Đánh giá thời gian giải quyết các chế độ BHXH chậm chễ: Có 68 phiếu (chiếm tỷ lệ 45%) trong đó:DN vốn ĐTNN có 11 phiếu (chiếm tỷ lệ 16%); HCSN có 8 phiếu (chiếm tỷ lệ 12%); DNNGD có tới 49 phiếu (chiếm tỷ lệ 72%). Khối DN vốn ĐTNN có tỷ lệ phiếu đánh giá cao hơn khối HCSN.

- Ý kiến đề nghị cơ quan BHXH nên cập nhật và gửi văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách BHXH kịp thời tới các doanh nghiệp: Có 132 phiếu (chiếm tỷ lệ 88%) trong đó:DN vốn ĐTNN có 12 phiếu (chiếm tỷ lệ 9%); HCSN có 25 phiếu (chiếm tỷ lệ 19%); DNNGD có tới 95 phiếu (chiếm tỷ lệ 72%). Khối HCSN có tỷ lệ phiếu đánh giá cao hơn DN vốn ĐTNN thấp hơn khối DNNGD

76

- Đề xuất cơ quan BHXH nên có sự hỗ trợ đối với doanh nghiệp mới tham gia BHXH; Có 137 phiếu (chiếm tỷ lệ 91%) trong đó:DN vốn ĐTNN có 17 phiếu (chiếm tỷ lệ 12%); HCSN có 22 phiếu (chiếm tỷ lệ 16%); DNNGD có tới 98 phiếu (chiếm tỷ lệ 72%). Khối DNNGD có tỷ lệ phiếu cao nhất trong 3 khối.

- Ý kiến cơ quan BHXH nên giải quyết ngay các chế độ BHXH cho người lao động khi có phát sinh; Cơ quan BHXH có chế độ khen thưởng, khuyến khích tổ chức cá nhân thực hiện tốt chính sách BHXH và nên cung cấp phần mềm cho DN khai báo, đăng ký BHXH được khối DNNGD đánh giá với số phiếu chiếm tỷ lệ cao nhất trong 03 khối.

Qua số phiếu khảo sát, đánh giá của doanh nghiệp về cải cách hành chính của ngành BHXH ta thấy DN vốn ĐTNN có tỷ lệ phiếu đánh giá cao nhất trong 3 khối và cao hơn tỷ lệ trung bình chung; Đây là một trong các yếu tố được xem có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, quy trình thực hiện không rõ ràng, thiếu minh bạch, còn mang tính thủ công....là những rào cản đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện chính sách BHXH cho người lao động.

4.3.2.3. Ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của nhân viên ngành BHXH - Có 98 phiếu (chiếm tỷ lệ 65%) cho rằng thái độ phục vụ của nhân viên ngành BHXH tác động đến việc các doanh nghiệp có nhiệt tình tham gia BHXH cho người lao động hay không, trong đó:DN vốn ĐTNN có 13 phiếu (chiếm tỷ lệ 13%); HCSN có 8 phiếu (chiếm tỷ lệ 8%); DNNGD có 79 phiếu (chiếm tỷ lệ 71%). Khối DNNGD có tỷ lệ phiếu đánh giá cao nhất, cao hơn tỷ lệ trung bình chung.

- Có 104 phiếu (chiếm tỷ lệ 69%) cho rằng trách nhiệm của cán bộ BHXH có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động, trong đó DN vốn ĐTNN có 17 phiếu (chiếm tỷ lệ 16%); HCSN có 15 phiếu (chiếm tỷ lệ 14%); DNNGD có 72 phiếu (chiếm tỷ lệ 69%). Khối DN vốn ĐTNN có tỷ lệ phiếu đánh giá cao hơn khối HCSN và thấp hơn khối DNNQD.

- Đánh giá cán bộ BHXH có kỹ năng xử lý linh hoạt có 83 phiếu (chiếm tỷ lệ 55%) trong đó khối DNNQD có số phiếu đánh giá cao nhất.

Với bất cứ một hành động, cử chỉ, cách ứng xử nào của con người đối với đối tượng khác cũng có những ảnh hưởng nhất định. Sự tận tình, chu đáo, trách nhiệm tạo ra sự cởi mở, gần gũi và nhận được sự phối hợp thiết thực, hiệu quả và

77

ngược lại nếu thái độ, ý thức trách nhiệm kém thì tạo ra sự bức xúc, khó chịu cho đối tượng được giao tiếp, nếu thái độ và tinh thần phục vụ của đội ngũ nhân viên ngành BHXH tốt thì hình ảnh của cơ quan Bảo hiểm xã hội được nâng cao, hiệu quả công việc tốt, còn ngược lại nếu tinh thần thái độ phục vụ không tốt, thiếu ý thức trách nhiệm làm cho các đơn vị doanh nghiệp ngại tiếp xúc và giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Dựa vào đó một số doanh nghiệp lấy cớ để không đăng ký tham gia BHXH cho người lao động hoặc có tham gia nhưng thiếu trách nhiệm từ đó ảnh hưởng tới công tác quản lý thu BHXH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w