Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 55 - 59)

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ như: Báo cáo nội bộ cơ quan gồm báo cáo quyết toán của BHXH quận Ba Đình theo quý, theo năm;

Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: BHXH Việt Nam, Phòng thu BHXH thành phố Hà Nội, tạp chí BHXH, báo BHXH...; từ các website, các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu để nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu.

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và lấy ý kiến qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Trên cơ sở chọn một số đơn vị doanh nghiệp với nội dung về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã chọn đối tượng điều tra, gồm: Lãnh đạo và cán bộ quản lý thu BHXH, chủ doanh nghiệp về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH người lao động và tình hình thu BHXH trên địa bàn quận Ba Đình.

Về số đơn vị điều tra: Căn cứ vào cơ cấu các đơn vị theo từng loại hình đang quản lý tại quận Ba Đình gồm 08 khối với tổng số 3.876 đơn vị, tác giả chọn ra 3 khối có số đơn vị chiếm tỷ lệ cao hơn trong 8 khối và chia ra 3 khối đơn vị cần điều tra như bảng 3.2

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp mẫu điều tra năm 2016 STT Đối tượng điều tra

1 DN ngoài quốc doanh 2 Hành chính sự nghiệp 3 DN có vốn ĐTNN

Tổng số

Bảng 3.2 cho thấy khối DNNQD chiếm tỷ lệ lớn nhất nên mẫu điều tra đối tượng doanh nghiệp và số lao động trong khối này chiếm tỷ lệ cao nhất; Mẫu điểu tra

39

DN khối này chiếm tỷ lệ 72% cao nhất trong 03 khối chọn ra để điều tra.

Đề tài tiến hành chọn ngẫu nhiên 150 lao động trong 3 khối để điều tra, DN có vốn đầu tư nước ngoài chọn mẫu lao động ít nhất vì cơ cấu nhỏ nhất.

Đề tài tiến hành phỏng vấn Giám đốc BHXH quận và cán bộ trực tiếp quản lý thu BHXH bắt buộc tại cơ quan.

Phiếu điều tra được thiết kế sẵn phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp điều tra chủ yếu là phát phiếu điều tra, thu thập phiếu và xử lý số liệu qua điều tra.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được, phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin, tiến hành tổng hợp và lựa chọn những thông tin liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình.

Đối với các thông tin là số liệu, tiến hành lập các bảng, biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp: Số liệu sau khi thông qua điều tra, thu được làm sạch tổng hợp xử lý với sự hỗ trợ của phương pháp phân tổ thống kê làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích đánh giá và rút ra những kết luận thực tiễn.

- Các số liệu được xử lý trên phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Ba Đình.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.

40

- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

- So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn một số các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Dựa vào ý kiến của các chuyên gia, những người am hiểu về lĩnh vực chính sách lao động, chính sách BHXH, thực trạng công tác thu BHXH, những kinh nghiệm quản lý thu BHXH. Từ đó có thể nhận xét, đánh giá, kết luận chính xác để đưa ra những giải pháp phù hợp, có hiệu quả cho công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Sau khi có kết quả phỏng vấn các chuyên gia, tác giả tiến hành xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH từ đó lập phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát thu thập thông tin phỏng vấn được thiết kế nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Ba Đình.

3.2.4. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

Các chỉ tiêu phản ánh số đơn vị, người lao động

* Số đơn vị = ∑ (Khối DNNN + Khối DN có vốn ĐTNN+ Khối DN NQD + Khối HCSN+ Khối Ngoài công lập+ Khối Hợp tác xã+ Khối xã, phường+

Khối Hộ SXKD cá thể) hoạt động trên địa bàn quận Ba Đình

* Người lao động = ∑ Số người tham gia BHXH bắt buộc tại các đơn vị trên địa bàn quận Ba Đình.

Chỉ tiêu về số đơn vị và người lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn phản ánh tình hình tham gia BHXH bắt buộc có khả quan hay không từ đó đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia BHXH bắt buộc

- Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc= (Số ĐV tham gia BHXH bắt buộc)/ (Số đơn vị hiện có trên địa bàn)

- Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc = (Số LĐ tham gia BHXH bắt buộc) / (Số LĐ hiện có trên địa bàn)

Chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia BHXH bắt buộc cho thấy thực trạng

41

tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị, số lao động tham gia BHXH thực tế so với các đơn vị và số lao động hiện có trên địa bàn. Qua đó đánh giá được công tác quản lý đối tượng lao động trên địa bàn, nếu mức tham gia cao sẽ làm tăng cường nguồn thu BHXH.

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thu BHXH bắt buộc

- Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc so với kế hoạch = (Số tiền thu BHXH bắt buộc thực tế hàng năm)/ (Số tiền thu BHXH bắt buộc theo kế hoạch hàng năm)*100

-Mức lương bình quân đóng BHXH theo quy định của pháp luật lao động -Mức lương bình quân thực tế người SDLĐ kê khai đóng BHXH cho NLĐ.

Chỉ tiêu phản ánh tình hình thu BHXH bắt buộc thể hiện mức độ thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc so với kế hoạch thu được giao. Mức lương bình quân thực tế người SDLĐ kê khai đóng BHXH cho NLĐ thấp hơn mức lương bình quân đóng BHXH gây hậu quả là quỹ BHXH bị thất thu, mức hưởng các chế độ BHXH của người lao động thấp. Như vậy, chỉ tiêu tình hình thu BHXH bắt buộc là căn cứ để đánh giá tình hình thu BHXH và quản lý thu BHXH.

42

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w