Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 49 - 55)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để nghiên cứu vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương, đề tài chọn 4 điểm nghiên cứu là HND huyện Ninh Giang, HND thị xã Chí Linh, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Hải Dương và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Ninh Giang (huyện Ninh Giang). Tại huyện Ninh Giang, chọn 2 đơn vị là xã Đông Xuyên và xã Ninh Hải, tại thị xã Chí Linh, chọn 2 đơn vị là phường Cộng Hòa và xã Tân Dân, đây là những địa phương có Hội Nông dân tham gia tổ chức lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nghiên cứu, đồng thời lựa chọn một số lao động nông thôn đã, đang và chưa tham gia đào tạo nghề tại các xã này để nghiên cứu. Việc lựa chọn 2 Trung tâm Dạy nghề (1 thuộc Hội Nông dân tỉnh, 1 không thuộc Hội Nông dân tỉnh) để giúp có cái nhìn tổng quan về vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương, vừa trực tiếp tham gia đào tạo, vừa phối hợp đào tạo.

Các xã lựa chọn nghiên cứu đều là những xã đang có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo các mức độ khác nhau của tỉnh Hải Dương, có xã đã quy hoạch được các vùng sản xuất tập trung như vùng nuôi thủy sản xã Tân Dân, xã Ninh Hải, quy vùng chăn nuôi gà đồi phường Cộng Hòa, có xã mức độ chuyển đổi còn chưa nhiều (xã Đông Xuyên); có xã đại diện cho vùng đồi núi (phường Cộng Hòa), có xã đại diện vùng đồng bằng (Ninh Hải, Đông Xuyên, Tân Dân). Tại các xã này, Hội Nông dân tham gia ĐTN cho LĐNT ở các mức độ khác nhau.

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 1220- QĐ/TU ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương trên cơ sở đổi tên và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm trực thuộc Hội Nông dân tỉnh. Trung tâm chịu

sự quản lý trực tiếp của HND tỉnh Hải Dương. Trung tâm có chức năng dạy nghề, đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm cho nông dân; tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân và các hoạt động dịch vụ khác để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của Trung tâm; thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hoặc tỉnh giao. Đây là đơn vị trực tiếp tham gia tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT theo hệ thống Hội Nông dân.

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Ninh Giang là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương, được thành lập theo quyết định số 1078/QĐ - UBND ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Ngoài chức năng tư vấn, hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh phổ thông (Khối THCS và Khối THPT), Trung tâm có chức năng đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng cho đối tượng là lao động nông thôn trên địa bàn. Đây là đơn vị được HND phối hợp để tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp a. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp

Kế thừa các tài liệu, văn bản, số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố như:

+ Các báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương, Hội Nông dân các huyện.

+ Nguồn thông tin thứ cấp để xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá tình hình tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân được thu thập thông qua các số liệu và thông tin về hoạt động ĐTN cho LĐNT nói riêng được tổng hợp từ báo cáo các năm lưu tại Sở Lao động TBXH, Sở Nông nghiệp & PTNT và Hội Nông dân tỉnh Hải Dương.

+ Các tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu đã được công bố, báo cáo tổng kết, các số liệu điều tra về dân số, lao động, về hộ nông dân;

các tài liệu khác có liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Các tài liệu về chủ trương, chính sách, luật, nghị quyết, quyết định, chương trình, đề án, kế hoạch, báo cáo… của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, địa phương và từ nguồn Internet… Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

+ Niên giám thống kê các năm 2013-2015, số liệu quản lý, ĐTN tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh.

b. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin.

3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4) Thu thập trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Các thông tin sơ cấp được thu thập, điều tra bằng cách khảo sát thực địa, phỏng vấn qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn đối với các cá nhân có liên quan.

Bảng 3.8. Đối tượng, số lượng và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

TT Đối tượng

1 Cán bộ Hội Nông dân tỉnh, huyện, xã, chi, tổ Hội

2 Lãnh đạo, cán bộ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện;

lãnh đạo UBND xã, cán bộ Lao động Thương binh xã hội, cán bộ khuyến nông, thú y 3 Cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân thuộc HND tỉnh; Trung tâm Kỹ thuật

tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Ninh Giang

4 Lao động nông thôn đã hoặc đang học nghề (15 người/xã)

5 Lao động nông thôn chưa học nghề (15 người/xã)

Tổng cộng

Số lượng Phương pháp thu

(người) thập số liệu 42 Phỏng vấn trực tiếp

bằng phiếu điều tra, trao đổi

30Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, trao đổi

20 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra,

trao đổi

60 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra,

trao đổi

60 Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, trao đổi 212

3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin

34

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin - Phương pháp thống kê, phân nhóm.

- Phương pháp so sánh: Để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, quá trình; kết quả và hiệu quả của Hôi Nông dân tỉnh Hải Dương tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HND tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

TT Nhóm chỉ tiêu Chỉ tiêu định tính Chỉ tiêu định lượng 1 Chỉ tiêu phản ánh - Cách thức và hiệu quả các - Tổng số lao động

Hội Nông dân tham

gia đánh

định nhu

tạo nghề

động nông thôn

2 Chỉ tiêu

Hội Nông dân tham

gia xây

hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3 Chỉ tiêu

Hội Nông dân tham

gia tuyên

vận động nông dân

học nghề,

truyền hiệu quả đào tạo nghề

4 Chỉ tiêu

sự huy

nguồn lực tham gia

đào tạo

lao động nông thôn của Hội Nông dân

5 Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia các hoạt động đào tạo

6 Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương

7 Chỉ tiêu phản ánh kết quả các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hội Nông dân tham gia tổ chức

8 Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Kết quả phối hợp tuyển sinh lao động nông thôn cho các lớp đào tạo nghề.

- Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia quản lý các lớp đào tạo nghề.

- Mức độ thực hiện giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.

- Chất lượng các lớp đào tạo nghề.

- Hiệu quả các lớp đào tạo nghề, tác động của học nghề và áp dụng vào sản xuất, kinh doanh của lao động nông thôn.

- Các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề của Hội Nông dân

- Công tác phối hợp của Hội Nông dân với các ngành, đơn vị tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Đặc điểm, trình độ của lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề do Hội Nông dân tổ chức.

- Kết quả huy động từ người lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề.

- Kết quả tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

-Nội dung giám sát, kết quả giám sát.

-Số lượng các lớp nghề đã mở, số lao động nông thôn đã được học nghề

-Trình độ, năng lực cán bộ Hội Nông dân các cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w