Giải pháp huy động các nguồn lực tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 118 - 122)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương

4.3.4. Giải pháp huy động các nguồn lực tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc huy động các nguồn lực tham gia ĐTN cho LĐNT của HND chủ yếu là từ ngân sách, việc liên kết với doanh nghiệp để ĐTN còn rất hạn chế. Nguồn ngân sách hàng năm cho ĐTN có xu hướng giảm, đặc biệt từ năm 2017, khi tỉnh Hải Dương được Chính phủ giao tự cân đối ngân sách nên việc huy động từ ngân sách cho ĐTN sẽ rất khó khăn.

Thực tế tại Hải Dương, có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, da giầy... có nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo. Do đó Trung tâm Dạy

nghề & HTND tỉnh Hải Dương cần mạnh dạn liên hệ với các doanh nghiệp để nhận đào tạo nghề và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp này. Qua đó có thể thu được phí dịch vụ do các doanh nghiệp chi trả để bù đắp chi phí ĐTN cho LĐNT.

Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương, HND các huyện cần tích cực phối hợp hơn nữa với các doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp để có thêm kinh phí xây dựng các mô hình gắn với các lớp ĐTN. Đặc biệt Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh, HND các cấp cần mở rộng phối hợp với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ LĐNT sau ĐTN phát triển nghề bền vững.

HND các cấp cần tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp với vai trò đào tạo kỹ thuật cho LĐNT tham gia vào chuỗi liên kết.

Đối với các sản phẩm vật tư nông nghiệp có chất lượng đảm bảo, được đánh giá qua thực hiện các mô hình trình diễn, Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh cần xây dựng các quy trình hướng dẫn sử dụng trong nội dung chương trình, bài giảng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, qua đó quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp, phối hợp với HND cơ sở, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, từ đó đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ 1 phần kinh phí phục vụ công tác đào tạo, quản lý lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

4.3.5. Giải pháp tham gia các hoạt động đào tạo

Để nâng cao hiệu quả các hoạt động đào tạo, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh cần đăng ký đào tạo các nghề, xây dựng các chương trình, bài giảng phù hợp với nhu cầu của LĐNT, hướng đến ĐTN theo nhu cầu thị trường. Việc tổ chức các lớp ĐTN nông nghiệp cần phù hợp, tránh thời điểm thu hoạch sản phẩm nhưng phù hợp với quy trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Cần phát huy hơn nữa vai trò của cán bộ chi, tổ Hội Nông dân cơ sở trong tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động đào tạo, trong đó chú trọng đến công tác phối hợp tuyển sinh, lựa chọn những LĐNT có nhu cầu thực sự tham gia ĐTN, bởi đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng các lớp ĐTN.

Trong công tác tuyển sinh, cán bộ HND cơ sở và cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh cần sâu sát hơn, không chỉ phối hợp với đài truyền thanh cơ sở viết bài tuyên truyền, phát thông báo tuyển sinh tới LĐNT mà cần đi trực tiếp đến từng hộ để trao đổi, nắm bắt nhu cầu, trực tiếp tuyển sinh những LĐNT có nhu cầu thực sự để tham gia các lớp ĐTN. Thông qua đó cũng nắm được quy

mô, trình độ sản xuất của từng hộ để phản ánh với cán bộ, giáo viên cơ sở dạy nghề để có chương trình, bài giảng cho phù hợp với từng địa phương.

Trong quá trình tổ chức lớp học, cán bộ HND cơ sở được giao nhiệm vụ tham gia quản lý lớp cần tích cực phối hợp chặt chẽ với cán bộ, giáo viên cơ sở dạy nghề để quản lý lớp, đôn đốc học viên tham gia lớp học, lựa chọn địa điểm đào tạo đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, các mô hình sản xuất thực tế của học viên.

4.3.6. Giải pháp về giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương

Hội Nông dân các cấp trong đó đặc biệt là Hội Nông dân cơ sở cần tăng cường hơn nữa việc giám sát công tác ĐTN cho LĐNT tại địa phương, việc giám sát cần thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua quá trình tham gia tổ chức lớp, đồng thời mở rộng phạm vi giám sát các lớp ĐTN do các đoàn thể, cơ sở dạy nghề khác tổ chức tại địa phương theo đúng quy định được giao. Trong giám sát cần chú trọng hơn nữa vai trò giám sát cộng đồng của hội viên, nông dân, LĐNT để kịp thời phản ánh những bất cập trong quá trình tổ chức lớp như thời gian, địa điểm, kinh phí hỗ trợ cho LĐNT.

4.3.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả các lớp đào tạo nghề

Để nâng cao hiệu quả các lớp đào tạo nghề, trước hết Trung tâm Dạy nghề

& HTND tỉnh Hải Dương cần phải xây dựng chương trình, bài giảng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của từng địa phương. Căn cứ trên khung chương trình chung đã được phê duyệt, Trung tâm cần cụ thể hóa đối với từng nghề, gắn với điều kiện, thế mạnh, định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương, nhu cầu thực tế của LĐNT. Trong đó vẫn chú trọng việc đào tạo thực hành là chính theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, trực tiếp trên từng mô hình sản xuất của học viên.

Trong quá trình lớp học diễn ra, HND cơ sở cần phối hợp với các cơ sở dạy nghề định hướng thành lập các tổ nhóm liên kết, câu lạc bộ với nòng cốt là học viên các lớp học nghề. Đây là nơi để các học viên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, giúp áp dụng tốt nhất kiến thức được học. Thông qua đó liên hệ với với doanh nghiệp có uy tín tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân, tạo điều kiện cho LĐNT được tiếp cận với các sản phẩm tốt, giảm bớt các khâu trung gian, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hội Nông dân tỉnh cần hỗ trợ tốt hơn nữa nguồn vốn cho các LĐNT đã tham gia ĐTN thông qua nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân do HND tỉnh quản lý, đồng thời HND cần tích cực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương tăng cường nguồn cho LĐNT vay sau khi được ĐTN.

4.3.8. Giải pháp nâng cao năng lực của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đặc biệt là Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng tuyển sinh để nâng cao nhận thức của cán bộ HND các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò của HND tham gia ĐTN cho LĐNT, đặc biệt là đối với những cán bộ mới được luân chuyển, được bầu sau các kỳ đại hội HND các cấp, cán bộ chi, tổ Hội Nông dân.

Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh mở rộng các ngành nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của LĐNT, xây dựng các chương trình, bài giảng phù hợp với nhu cầu và điều kiện và định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Việc xây dựng chương trình bài giảng phải thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, gắn với phát triển theo hướng an toàn sinh học, tạo ra những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể phối hợp cùng chính quyền địa phương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh cũng nghiên cứu mở rộng đội ngũ giáo viên, đồng thời thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng của Trung tâm, đáp ứng được nhu cầu của người học.

Trong quá trình tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT, Hội Nông dân cơ sở cần phối hợp với các cơ sở dạy nghề lựa chọn địa điểm học lý thuyết và thực hành đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất. Trung tâm Dạy nghề &

HTND tỉnh cần tăng cường trang bị các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề lưu động để tổ chức các lớp đào tạo nghề ngay tại các địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w