Các quy định của tỉnh Hải Dương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 88 4.3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 114 - 117)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương

4.2.4. Các quy định của tỉnh Hải Dương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 88 4.3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương

Một trong những quy định có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ĐTN cho LĐNT mà Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tham gia đó là quy định về độ tuổi tham gia ĐTN và số lượng nghề mỗi LĐNT được hỗ trợ khi tham gia ĐTN theo Đề án 1956.

Theo quy định của Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT theo quyết định số 1956 và Quyết định số 971, chỉ những LĐNT trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) mới được tham gia hỗ trợ ĐTN và chỉ được tham gia học 1 nghề, trường hợp đã được ĐTN theo chương trình của Đề án mà muốn chuyển đổi nghề phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh mới được hỗ trợ ĐTN. Quy định về số lần được hỗ trợ học nghề chỉ phù hợp với những LĐNT trẻ

tham gia ĐTN phi nông nghiệp có khả năng tham gia làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, không phù hợp với ĐTN nông nghiệp. Thực tế đối tượng sản xuất nông nghiệp của Hải Dương hiện nay thường ở độ tuổi cao, nhiều đối tượng trên 60 tuổi vẫn rất có nhu cầu được ĐTN nông nghiệp để tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp tại Hải Dương vẫn ở quy mô nhỏ, phát triển kinh tế hộ gia đình, gia trại, trang trại quy mô vừa và nhỏ, trong đó mô hình VAC chiếm chủ yếu. Một LĐNT vừa phát triển trồng trọt, vừa phát triển chăn nuôi và có khi có cả thủy sản. Do đó lao động nông thôn có nhu cầu được tìm hiểu kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên quy định của Đề án ĐTN chỉ cho phép mỗi LĐNT được tham gia học 1 nghề.

Do đó có rất nhiều LĐNT có nhu cầu được ĐTN nhưng không được tham gia hỗ trợ theo Đề án. Trong khi đó thủ tục để đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chuyển đổi nghề gặp nhiều khó khăn. Kết quả điều tra cho thấy, từ khi tham gia chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương chưa làm thủ tục đề nghị phê duyệt chuyển đổi nghề cho 1 lao động nông thôn nào.

Quy định về độ tuổi tham gia ĐTN và số lượng nghề mỗi LĐNT được học ảnh hưởng rất lớn đến quá trình HND tham gia tổ chức lớp ĐTN. Trong đó ảnh hưởng nhất là quá trình phối hợp tuyển sinh, rà soát, lựa chọn LĐNT tham gia các lớp ĐTN. Nhiều trường hợp LĐNT có nhu cầu được ĐTN nhưng không đủ các điều kiện về độ tuổi, chưa tham gia học nghề, nên không được tham gia học chính thức mà học theo hình thức dự thính, không được hưởng quyền lợi, hỗ trợ từ ngân sách như tài liệu, văn phòng phẩm... Đối với những trường hợp như vậy, Trung tâm Dạy nghề & HTNT tỉnh và HND cơ sở phải hỗ trợ một phần kinh phí cho LĐNT tham gia ĐTN từ nguồn quỹ Hội, kinh phí của Trung tâm.

Căn cứ theo Quyết định số 1956, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 461 ngày 21/02/2011 về phê duyệt mức hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT, theo đó, định mức chi cho 1 LĐNT tham gia ĐTN nông nghiệp là 400.000 đ/học viên/tháng, ĐTN phi nông nghiệp là 450.000 đ/học viên/tháng. Như vậy đối với 1 khóa ĐTN nông nghiệp dưới 3 tháng, 1 LĐNT được hỗ trợ 800.000 đ/tháng, đối với ĐTN may công nghiệp, 1 LĐNT được hỗ trợ 1.350.000 đ/tháng, mức quy định này là tương đối thấp so với quy định của Quyết định 1956: “Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế)”.

So sánh mức kinh phí của tỉnh Hải Dương với một số đơn vị khác, cho thấy, kinh phí về ĐTN của tỉnh Hải Dương thấp hơn một số tỉnh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT như kinh phí cho công tác tuyên truyền, tuyển sinh, kinh phí quản lý lớp, kinh phí cho nguyên vật liệu thực hành... hạn chế hơn.

Bảng 4.33. Định mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa phương

TT Địa phương 1 Hải Dương 2 Thanh Hóa 3 Nam Định 4 Ninh Bình

Nguồn: Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Hải Dương (2016)

Như vậy có thể thấy, quy định kinh phí hỗ trợ ĐTN cho LĐNT tại tỉnh Hải Dương so với một số tỉnh là cứng nhắc, không có sự khác biệt giữa các nhóm nghề. Điều này cũng gây khó khăn cho việc tổ chức các lớp nghề bởi thực tế các lớp ĐTN khác nhau thì nhu cầu nguyên vật liệu thực hành, trang thiết bị đào tạo là khác nhau, thời gian đào tạo cũng khác nhau nên kinh phí cần phải linh hoạt theo từng nhóm nghề.

Bên cạnh đó, việc phê duyệt ngân sách đào tạo nghề hàng năm của UBND tỉnh Hải Dương thường chậm (cuối tháng 2 hàng năm), nên tháng 3 hàng năm Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương mới ký được hợp đồng với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp & PTNT về kinh phí triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Do đó thường cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm mới tổ chức khai giảng được lớp nghề. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT bởi thời điểm tháng 2 - 3 hàng năm là thời điểm nông nhàn, lao động nông thôn có nhiều thời gian để tham gia học tập nhưng thường ít tổ chức được lớp. Việc tổ chức các lớp ĐTN muộn đòi hỏi Trung tâm phải bố trí sắp xếp lịch cho phù hợp.

4.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w