Tham gia giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 85 - 95)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương

4.1.6. Tham gia giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương

Theo Quyết định số 1956 và Quyết định số 971, Hội Nông dân được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở địa phương. Việc giám sát được thực hiện chủ yếu ở Hội Nông dân cơ sở nơi có tổ chức lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Kết quả khảo sát 42 cán bộ HND từ tỉnh đến cơ sở cho thấy mức độ thực hiện giám sát ĐTN cho LĐNT tổ chức tại địa phương rất hạn chế, nhiều cán bộ HND cơ sở không nắm được HND cơ sở có nhiệm vụ giám sát tất cả các lớp đào tạo nghề tổ chức tại địa phương. Hội Nông dân chủ yếu giám sát các lớp ĐTN do chính HND tham gia tổ chức, đối với các lớp ĐTN cho LĐNT do các đoàn thể khác phối hợp tổ chức thì việc giám sát của HND cơ sở rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy. Việc giám sát ĐTN cho LĐNT do HND cơ sở tự tổ chức, thực hiện tự giám sát thông qua quá trình tham gia phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo, đối với HND cấp tỉnh và huyện không trực tiếp thực hiện giám sát tại lớp học mà chủ yếu qua nghe báo cáo, phản ánh lại từ HND cơ sở. Nội dung giám sát chủ yếu là việc cấp phát các tài liệu, văn phòng phẩm, nguyên vật liệu thực hành, các chế độ đối với học viên, quá trình tham gia giảng dạy của giáo viên.

Bảng 4.16. Mức độ thực hiện giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tổ chức tại địa phương

64

4cộng đồng xã phối hợp tổ chức

Lớp do Hợp tác xã phối

5 hợp tổ chức

Lớp do đơn vị khác tổ

6 chức

Tổng số người Mức độ thực hiện giám sát các lớp ĐTN cho LĐNT tổ chức tại địa phương

được điều tra Rất tích cực

Người % Người

42 100

42 100

42 100

42 100

42 100

42 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

65

Bảng 4.17. Mức độ tham gia giám sát các nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn

TT Chỉ tiêu

1 Đối tượng tuyển sinh theo quy định 2 Thời gian học lý thuyết

3 Thời gian học thực hành

4 Nội dung giảng dạy theo chương trình 5 Tài liệu,văn phòng phẩm cho học viên 6 Nguyên vật liệu thực hành

7 Chế độ chính sách học viên được hưởng 8 Số lượng học viên tham gia lớp học

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.17 cho thấy, nội dung giám sát nhiều nhất của HND cơ sở là số lượng học viên tham gia lớp học và đối tượng học nghề theo quy định. Bên cạnh đó có một số nội dung mức độ giám sát còn hạn chế như nội dung giảng dạy theo chương trình, chế độ chính sách học viên được hưởng, điều này cũng phản ánh phần nào trình độ của cán bộ HND cơ sở, đặc biệt là cán bộ chi, tổ Hội còn hạn chế nên mức độ giám sát chưa cao.

Bên cạnh tự giám sát, HND cơ sở còn thường xuyên tiếp thu những phản ánh của học viên trong quá trình tổ chức lớp về nội dung chương trình, chế độ chính sách học viên được hưởng, trình độ, năng lực của giáo viên... để HND cơ sở phản ánh với các đơn vị dạy nghề và với Lãnh đạo UBND cấp xã.

4.1.7. Kết quả các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hội Nông dân tham gia tổ chức

4.1.7.1. Về số lượng các lớp đào tạo nghề đã tổ chức

Với nguồn kinh phí huy động được, trong 3 năm 2014 - 2016, Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương đã phối hợp với HND huyện, HND cơ sở tổ chức đào tạo được 100 lớp ĐTN cho 3.500 LĐNT, trong đó có 86 lớp ĐTN nông nghiệp và 14 lớp ĐTN phi nông nghiệp. Ngoài ra, HND các huyện, HND cơ sở còn phối hợp với các cơ sở dạy nghề khác tổ chức 182 lớp ĐTN cho 6.370 LĐNT, trong đó có 158 lớp ĐTN nông nghiệp và 24 lớp ĐTN phi nông nghiệp. Tuy nhiên kết quả ĐTN cho LĐNT của HND tỉnh Hải Dương có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014 - 2106, đạt tốc độ phát triển bình quân 91%, điều này phản ánh nhu cầu ĐTN và nguồn kinh phí hỗ trợ cho ĐTN có xu hướng giảm. Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.18. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương

TT Chỉ tiêu

1 HND trực tiếp đào tạo (qua TT Dạy nghề & HTND tỉnh)

1.1 Nghề Nông nghiệp

- Số lớp đào tạo

- Số người được đào

tạo

1.2 Nghề Phi Nông nghiệp

- Số lớp đào tạo - Số người được đào tạo

2 HND phối hợp với

các cơ sở dạy nghề khác 2.1 Nghề Nông nghiệp

- Số lớp đào tạo - Số người được đào tạo

2.2 Nghề Phi nông nghiệp

- Số lớp đào tạo - Số người được đào tạo

Tổng số lớp đào tạo Tổng số người được đào tạo

210

Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Hải Dương (2014-2016)

So sánh với bảng 4.5 (Kế hoạch ĐTN cho LĐNT của HND tỉnh Hải Dương) cho thấy kết quả thực hiện không đạt so với kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy việc huy động các nguồn lực để tổ chức các lớp ĐTN cho LĐNT của HND còn hạn chế.

Tại 4 địa điểm nghiên cứu, kết quả ĐTN cho LĐNT của HND được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4. 19. Kết quả tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các điểm nghiên cứu

Kết quả ĐTN cho LĐNT của HND (2014 - 2016)

TT Chỉ tiêu ĐVT Phường

Ninh Đông Tân Cộng

Hải Xuyên Dân Hòa

1 Phối hợp với TT Dạy nghề &

HTND tỉnh 1.1 Nghề nông nghiệp

- Số lớp đã đào tạo

- Số người được đào tạo 1.2 ĐTN phi nông nghiệp

- Số lớp đã đào tạo

- Số người được đào tạo 2 Phối hợp với các cơ sở dạy

nghề khác 2.1 ĐTN nông nghiệp

- Số lớp đã đào tạo

- Số người được đào tạo 2.2 ĐTN phi nông nghiệp

- Số lớp đã đào tạo

- Số người được đào tạo

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.19 cho thấy trong 3 năm 2014 - 2016, kết quả ĐTN cho LĐNT của HND các điểm nghiên cứu tương đối thấp và chủ yếu là ĐTN nông nghiệp. HND cơ sở chủ yếu phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân theo hệ thống ngành dọc, 2 đơn vị của huyện Ninh Giang là Đông Xuyên và Ninh Hải có phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Ninh Giang để tổ chức lớp ĐTN cho LĐNT, 2 đơn vị của thị xã Chí Linh là Tân Dân và Cộng Hòa không phối hợp được với cơ sở dạy nghề khác để tổ chức lớp ĐTN. Nguyên nhân là do tại thị xã Chí Linh không có cơ sở dạy nghề nào đăng ký tham gia ĐTN cho LĐNT các nghề mà HND cơ sở có nhu cầu, ngoài ra do địa bàn xa trung tâm nên nhiều cơ sở dạy nghề tại thành phố ít về liên hệ mở lớp.

So sánh bảng 4.19 với bảng 4.3 (Nhu cầu ĐTN cho LĐNT của các điểm nghiên cứu) cho thấy số lượng LĐNT được ĐTN còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của LĐNT, đặc biệt là đối với HND phường Cộng Hòa và xã Tân Dân, nhiều LĐNT có nhu cầu ĐTN nhưng HND không liên hệ được với nhiều đơn vị để tổ chức mở lớp. Qua đó cũng cho thấy công tác phối hợp của HND trong việc khai thác nguồn lực của các cơ sở dạy nghề khác để tham gia ĐTN cho LĐNT còn hạn chế.

4.1.7.2. Về chất lượng các lớp đào tạo nghề

Đối với các lớp ĐTN của Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh, học viên đã được trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản của các nghề được đào tạo. Học viên học xong nghề trồng rau an toàn có khả năng tổ chức sản xuất một số loại rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Học viên học xong nghề trồng cây ăn quả có khả năng thiết kế vườn cây ăn quả khoa học, chiết, ghép, nhân giống, trồng và chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh một số loại cây ăn quả đảm bảo an toàn sinh học. Học viên học xong nghề trồng lúa năng suất cao có khả năng quy vùng sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, tập trung, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản lúa đảm bảo chất lượng. Học viên học xong nghề chăn nuôi lợn, nghề chăn nuôi gia cầm có khả năng xây dựng, quy hoạch chuồng trại chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn, biết lựa chọn, nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái, lợn sinh sản, lợn thương phẩm, gà sinh sản, gà thương phẩm, biết sử dụng các loại vacxin phòng bệnh, biết chuẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở lợn, gà, xử lý môi trường trong chăn nuôi. Học viên học xong nghề nuôi thủy sản nước ngọt có khả năng thiết kế, cải tạo ao nuôi, xử lý môi trường nước trước, trong và sau quá trình nuôi, biết lựa chọn cơ cấu đàn cá nuôi hợp lý, sử dụng thức ăn, phòng và trị bệnh thường gặp trên cá. Học viên học xong nghề may công nghiệp có khả năng thực hành thành thạo các công đoạn trong lĩnh vực may công nghiệp như cắt, may, lắp giáp các bộ phận thành sản phẩm hoàn chỉnh, ngoài ra còn được trang bị một số kiến thức về an toàn lao động, kỹ năng tổ chức, sắp xếp sản xuất.

Từ năm 2014, theo định hướng của Trung ương HND Việt Nam về việc thành lập các mô hình liên kết, tổ hợp tác trong phát triển kinh tế, đối với các lớp ĐTN nông nghiệp do Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh tổ chức, sau khi lớp học kết thúc, Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh phối hợp với HND huyện, HND cơ sở thành lập các mô hình câu lạc bộ, tổ nhóm liên kết trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản với nòng cốt là học viên các lớp học nghề. Đối với các mô hình câu lạc bộ, tổ nhóm liên kết, Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh tiếp tục tổ chức

các buổi hội thảo, tập huấn, tư vấn hỗ trợ khoa học kỹ thuật sau ĐTN cho thành viên câu lạc bộ, tổ nhóm liên kết, đồng thời tạo cầu nối CLB, tổ nhóm liên kết với một số doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, thuốc thủy sản...

Đối với học viên lớp ĐTN may công nghiệp, Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh, HND huyện, HND cơ sở phối hợp với một số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động tổ chức tuyển dụng ngay sau khi học viên tốt nghiệp. Một số học viên không được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp đã tự tổ chức sản xuất bằng cách mở xưởng gia đình hoặc nhận hàng gia công tại nhà.

Bảng 4.20. Kết quả thành lập câu lạc bộ, tổ nhóm liên kết, có việc làm sau khi tham gia ĐTN do Trung tâm Dạy nghề & HTND tổ chức

TT Chỉ tiêu

1 Thành lập CLB thủy sản 2 Thành lập CLB chăn nuôi 3 Thành lập CLB trồng trọt

4 Thành lập tổ liên kết nuôi thủy sản 5 Thành lập tổ liên kết chăn nuôi 6 Thành lập tổ liên kết trồng trọt 7 Học viên được doanh nghiệp tuyển dụng 8 Học viên được xưởng sản xuất tuyển dụng 9 Học viên tự mở xưởng sản xuất 10 Số lao động nhận hàng gia công tại nhà

Nguồn: Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương (2014- 2016) Để tiếp tục hỗ trợ LĐNT đã tham gia ĐTN, đặc biệt là giúp cho LĐNT được

cập nhật những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, sau khi các lớp ĐTN nông nghiệp kết thúc từ 1 - 2 năm, Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh tiếp tục phối hợp với HND cơ sở tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho LĐNT. Điều này rất có ý nghĩa khi LĐNT đã có nền tảng kỹ thuật cơ bản từ lớp ĐTN lại được tập huấn nâng cao, bổ sung những kiến thức mới để áp dụng vào thực tế sản xuất.

Để đánh giá hiệu quả các lớp ĐTN do HND tổ chức, đề tài tiến hành xin ý kiến đánh giá của 212 người, kết quả thể hiện qua bảng sau:

71

Bảng 4.21. Tác động của việc học nghề và áp dụng vào sản xuất đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

của lao động nông thôn

TT Chỉ tiêu

1 Làm tăng năng suất, sản lượng 2 Làm tăng chất lượng sản phẩm 3 Tăng giá trị (giá bán) của sản phẩm 4 Tăng thu nhập cho nông dân

5 Thúc đẩy đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất 6 Tăng cường áp dụng phương pháp sản xuất

mới, khoa học hơn

7 Tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất

8 Vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn 9 Nhận thức của nông dân trong sản xuất,

kinh doanh được nâng cao

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

70

Qua bảng 4.21 có thể thấy, tác động lớn nhất của ĐTN là nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất kinh doanh (182/212 người đạt 86,3% đánh giá mức độ tác động nhiều và rất nhiều). Tiếp đến là tác động làm tăng năng suất, sản lượng, tăng chất lượng sản phẩm (184/212 người đạt 85,8% đánh giá mức độ tác động nhiều và rất nhiều). Có 159/212 người (75%) đánh giá ĐTN có khả năng thúc đẩy đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng cường áp dụng các tiến bộ mới trong sản xuất. Chỉ có 133/212 người (62,7%) đánh giá ĐTN làm tăng giá bán sản phẩm và có 121/212 người (57,1%) đánh giá ĐTN có tác động lớn đến việc tăng thu nhập của người nông dân. Điều này phần nào phản ánh một thực tế hiện nay là người nông dân tuy tạo ra các sản phẩm tốt, đảm bảo an toàn (như rau sạch, thực phẩm sạch...) nhưng giá bán lại không cao hơn nhiều so với mặt hàng cùng loại trên thị trường do chưa xây dựng được thương hiệu, quy vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Bên cạnh việc hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân, LĐNT thông qua các lớp ĐTN, HND các cấp còn phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho hội viên nông dân tham gia các lớp ĐTN vay để phát triển kinh tế. Hiện nay HND tỉnh Hải Dương đang quản lý quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh với số tiền 52.710 triệu đồng, trong đó quỹ Trung ương ủy thác là 12.200 triệu đồng, được triển khai cho vay ở 24 dự án, quỹ cấp tỉnh là 25.800 triệu đồng, được triển khai cho vay ở 81 nhóm hộ, quỹ cấp huyện là 4.588,7 triệu đồng và quỹ cấp cơ sở là 10.121,7 triệu đồng. Theo định hướng của HND tỉnh Hải Dương, hầu hết các dự án vay vốn từ quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đều được triển khai gắn với các lớp ĐTN cho LĐNT. Đây cũng là một định hướng quan trọng để hỗ trợ hội viên, nông dân LĐNT trong phát triển sản xuất.

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w