Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội thành phố thái bình
Trong 3 năm từ 2014-2016, tình hình kinh tế của Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực, đạt kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2016 đạt 10,53%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Ngành công nghiệp xây dựng chiếm 69,98%;
thương mại, dịch vụ chiếm 26,77%; nông nghiệp chiếm 3,25%.
Với mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế, trọng tâm là công nghệp và thương mại, dịch vụ, ưu tiên hoàn thiện hạ tầng các khu - cụm công nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làm tốt công tác xúc tiến thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp, cơ cấu các ngành phát triển đúng hướng. Các dự án đầu tư vào thành phố có xu hướng gia tăng. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại 2 cụm công nghiệp Phong Phú, trần lãm ổn định. Hoạt động của nghề và làng nghề được duy trì và tiếp tục phát triển ổn định.
36
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Thái Bình giai đoạn từ 2014 - 2016
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ Tổng giá trị sản xuất
2014 Giá trị SX (tỷ đồng)
727 13.865 5.276 19.868
Nguồn: UBND TP Thái Bình (2014, 2015,2016)
37
Trong 3 năm, ngành thương mại và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân 10,98%/năm đạt 6.498 tỷ đồng trong năm 2016. Số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại tăng 7,4% so với năm 2015.
Trong đầu năm 2016 đã có 2 Trung tâm thương mại lớn đi vào hoạt động là Trung tâm thương mại Vincom và Trung tâm thương mại Trần Anh tại đường Lý Bôn, khởi công 2 dự án dịch vụ thương mại có quy mô lớn là Trung tâm thương mại số 61, phố Lê Lợi và khu vui chơi giải trú phường Hoàng Diệu. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại được duy trì tốt, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Về nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng có giảm xuống từ 3,66% (2014) xuống còn 3,25% (2016) trong cơ cấu kinh tế nhưng về giá trị sản xuất nông nghiệp lại tăng từ 727 tỷ đồng (2104) lên 789 tỷ đồng (2016) với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014 - 2016 là 4,18%/năm. Thành phố tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới; tổ chức thực hiện vùng sản xuất theo quy hoạch Nông thôn mới như trồng hoa (Vũ Chính); cây cảnh, cây ăn quả (Hoàng Diệu, Đông Hòa); Cây màu, cây vụ đông (Vũ Phúc, Vũ Lạc, Vũ Đông)… gắn phát triển nông nghiệp với thương mại, du lịch sinh thái.
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn thành phố với tỷ trọng 69,98% (2016). Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm (2014 - 2016) đạt 10,68%/năm. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH), làm tốt công tác xúc tiến thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ưu tiên các dự án quy mô đầu tư lớn, công nghệ thiết bị hiện đại ít ảnh hưởng đến môi trường nhằm tạo sự tăng trưởng cao và ổn định, đồng thời tạo quỹ đất thu thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Tập trung xây dựng và hoàn thành những công trình trọng điểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội như hệ thống thoát nước, đường vành đai phía Nam, đường Kỳ Đồng, đường Trần Phú kéo dài, đường Trần Lãm, cầu Vũ Phúc, nút giao thông Phúc Khánh, đường chân đê hữu Trà Lý… (Phòng Kinh tế thành phố Thái Bình, 2017).
3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm
38
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số, lao động trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014 – 2015
Chỉ tiêu ĐVT
Dân số Người
- Thành thị Người
- Nông thôn Người
Lao động Người
Hộ gia đình Hộ
39
Năm 2016, dân số trung bình của Thành phố 282.914 người (trong đó thành thị 1187.618 người, chiếm 66,31%; nông thôn 95.323 người, chiếm 33,69%). Giai đoạn từ 2014 - 2016 tốc độ tăng dân số trên địa bàn tăng khá nhanh với mức tăng bình quân giai đoạn này là 1,85%/năm. Dân số của thành phố tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương.
Dân số trong độ tuổi lao động của thành phố năm 2016 khoảng 175.068 người, chiếm 61,87 % dân số toàn thành phố. Số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,5%; nông nghiệp 34% và dịch vụ 28,5%. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã giảm một cách đáng kể nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố là 5,78%. Trong thời gian tới, khi các khu công nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động sẽ thu hút được số lượng đáng kể lao động của địa phương vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp (Phòng Thống Kê thành phố Thái Bình, 2017).
3.1.2.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được giữ vững và phát triển, đa dạng hóa các loại mô hình trường, lớp với 100% trường đạt chuẩn quốc gia và chất lượng giáo dục nhiều năm liền đứng hàng đầu của tỉnh. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm với 84% phường, xã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 về y tế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,43%; công tác an sinh xã hội được chú trọng, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội (Phòng Văn hóa – thông tin thành phố Thái Bình, 2017).
Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới; Thực hiện tốt công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, không có dịch bệnh lớn xẩy ra; Các chính sách xã hội đối với người và gia đình có công với cách mạng và các đối tượng chính sách được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều hoạt động văn hóa thể thao được tổ chức sôi nổi chào mừng ngày lễ lớn. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được chú trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp (Phòng Văn hóa – thông tin thành phố Thái Bình, 2017).
40
Công tác cải cách hành chính tiếp tục được tập trung chỉ đạo, ban hành Chỉ thị về việc tăng cường, đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, nâng cao tính minh bạch trong chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc của các cấp chính quyền; Chỉ đạo rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành; sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư trong các ngành, lĩnh vực theo các quy định hiện hành của Nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh (Phòng Văn hóa – thông tin thành phố Thái Bình, 2017).
Công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, nhất là trong dịp lễ, tết. Lực lượng công an, quân sự, biên phòng chủ động nắm chắc tình hình an ninh, chính trị, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời các vướng mắc ở cơ sở, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn (Phòng Văn hóa – thông tin thành phố Thái Bình, 2017).