Quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố thái bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 69 - 72)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố thái bình

4.2.1. Quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố thái bình

4.2.1. Quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình

Căn cứ vào Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định phân cấp quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tác giả đã tổng hợp được quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình như sau:

50

Ký HĐ thực hiện DA

1

UBND cấp xã hoặc chủ đầu tư

7

8 Công trình xây dựng

9

Ban Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (BQLDA XDCSHT)

2

P. Tài chính - Kế hoạch thành phố Thái Bình

5

Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình

Văn bản quản lý

Sở Xây dựng

Nghiệm thu và thanh quyết toán công trình

10

Sơ đồ 4.1. Quy trình quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố

Thái Bình

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017) Chú thích:

: Quan hệ trực tiếp : Quan hệ gián tiếp

(1): Trình báo cáo kinh tế kỹ thuật để thẩm định

(2): Chuyển Phòng TC - Kế hoạch thành phố cùng thẩm định (3): Chuyển UBND xã để chỉnh sửa, bổ sung

(4): Hoàn thiện báo cáo kinh tế kỹ thuật (5): Rà soát lại và gửi UBND thành phố (6): Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật (7): Tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng (8): Thanh kểm tra hoạt động xây dựng

(9): Điều chỉnh công tác thi công (nếu cần) và tiếp tục xây dựng (10): Thanh quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản

51

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội toàn thành phố, UBND xã thực hiện lên danh mục các DA ĐTXDCB trên địa bàn mình quản lý và chủ đầu tư (CĐT) gửi báo cáo kinh tế kỹ thuật cho Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố thẩm định. Sau đó, CTĐ tiếp tục hoàn thiện báo cáo kinh tế kỹ thuật sau khi nhận được phản hồi từ 02 đơn vị thẩm định và chuyển UBND thành phố xem xét phê duyệt.

Sau khi báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt, CĐT tiến hành tổ chức triển khai thi công công trình XDCB. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng UBND thành phố Thái Bình căn cứ trên văn bản quản lý công trình xây dựng của SXD tỉnh Thái Bình để kiểm tra thường xuyên tiến độ, chất lượng công trình thi công, nếu có sai sót thì yêu cầu CĐT tiến hành điều chỉnh kịp thời.

Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ quản lý DA ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình về quy trình quản lý

Chỉ tiêu

1. Quy trình quản lý DA ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình hiện nay

- Hợp lý

- Bình thường - Không hợp lý

2. Nếu không hợp lý thì điểm bất hợp lý ở khâu - Thẩm định, phê duyệt dự án

- Tổ chức thực hiện

- Nghiệm thu và thanh quyết toán

Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp (2017) Sau khi công trình hoàn tất và nghiệm thu, phòng Tài chính Kế hoạch cùng cán bộ kế toán tài chính các xã sẽ thực hiện thanh, quyết toán công trình.

Nói về quy trình quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB cấp xã, phường đang áp dụng trên địa bàn thành phố Thái Bình hiện nay, tác giả tổng hợp được ý kiến đánh giá của các cán bộ địa phương tham gia công tác quản lý như sau:

Trong 31 ý kiến đánh giá về quy trình quản lý DA ĐTXCB hiện nay thì có 19 ý kiến đánh giá là hợp lý và bình thường (chiếm 61,29%) bảo đảm tính phù hợp với địa phương hiện nay. Tuy nhiên, có 12 ý kiến đều là của các cán bộ quản lý xã phản ánh chưa thực sự hợp lý (chiếm 38,71%). Và khi được hỏi về điểm

52

không hợp lý của quy trình thì có tới 41,67% ý kiến cho rằng việc thẩm định dự án mất nhiều thời gian, CĐT phải chuyển báo cáo kinh tế kỹ thuật cho Ban quản lý dự án (BQL DA) xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó Ban quản lý mới chuyển sang phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố thẩm định. Như vậy, nếu như báo cáo kinh tế kỹ thuật lưu lại ở BQL DA XDCSHT lâu rồi sau mới được chuyển sang phòng Tài chính - Kế toán thì sẽ mất nhiều thời gian để thẩm định.

Chiếm 33,33% ý kiến lại cho rằng không hợp lý là ở khâu tổ chức thực hiện là do trong quá trình tổ chức giá nguyên vật liệu, nhân công, ca máy thay đổi thường xuyên nhưng SXD lại không công bố rộng rãi giá trên địa bàn tỉnh nói chung và tại thành phố Thái Bình nói riêng. Vì vậy, khi giá của các yếu tố đầu vào biến động, CĐT rất khó khăn để điều chỉnh mức đầu tư cho phù hợp. 25% ý kiến lại cho rằng công tác nghiệm thu và thanh quyết toán hiện tại chưa phù hợp vì không quy định về thời gian thanh quyết toán khiến cho một số công trình dù đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng đã lâu nhưng vẫn chưa được quyết toán hết.

Nói về điều này, khi được hỏi ông Nguyễn Văn Triển cán bộ BQL DA XDCSHT thành phố Thái Bình cho biết:

Hộp 4.1. Ý kiến cán bộ BQL DA XDCSHT về quy trình quản lý Nhà nước về DA XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình

“ Hiện tại, việc thẩm định các dự án XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình do đồng thời cả BQL DA XDCSHT và phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố thẩm định sau đó mới chuyển sang UBND thành phố phê duyệt vì việc phân cấp cho UBND cấp xã, phường được quản lý, làm chủ đầu tư một số DA XDCB mới thực hiện chưa được 1 năm nên các cán bộ thuộc UBND cấp xã, phường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng báo cáo kinh tế kỹ thuật. Vì vậy, chúng tôi hiện tại vẫn còn bổ sung, góp ý để các xã hoàn thiện được báo cáo kinh tế kỹ thuật”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w