Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố thái bình
4.2.4. Quản lý giai đoạn kết thúc dự án đtxdcb cấp xã, phường trên địa bàn thành phố thái bình
Kết thúc DA ĐTXDCB, Chủ đầu tư (UBND xã) phối hợp cùng Ban giám sát cộng đồng (nếu có) thực hiện hiện nghiệm thu chất lượng công trình từ đơn vị thi công. Trong 3 năm từ 2014 đến 2016 số lượng công trình hoàn thành và kết quả nghiệm thu được thể hiện dưới bảng 4.11:
Trong quá trình thi công CT XDCB, CĐT (UBND xã) thường xuyên thực hiện kiểm tra quá trình thi công về tiến độ, an toàn thi công và chất lượng công trình. Bên cạnh đó, một số công trình còn có sự tham gia của Ban giám sát cộng đồng nên các công trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố về cơ bản đều đạt yêu cầu chất lượng khi nghiệm thu (luôn chiếm trên 80%) số công trình yêu cầu thi công lại hoặc điều chỉnh rất ít (chiếm dưới 20%) và chủ yếu là thay đổi, điều chỉnh công trình để bảo đảm tính thẩm mỹ và thuận tiện trong quá trình sử dụng.
64
Bảng 4.11. Kết quả nghiệm thu CT XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình giai đoạn 2014 – 2016
Chỉ tiêu Số lượng CT XDCB
Số công trình nghiệm thu Số công trình đạt yêu cầu chất lượng khi nghiệm thu Số công trình yêu cầu thi công lại sau nghiệm thu
Nguồn: Ban QLDA XDCSHT thành phố Thái Bình (2017) Về cơ chế chính sách trong quản lý vốn đầu tư chưa đồng bộ, năng lực của các cá nhân tham gia các khâu trong quá trình đầu tư chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra. Việc thực hiện giám sát, quản lý chất lượng công trình cũng như việc xử lý các sai phạm còn hạn chế cũng dẫn đến lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý vốn đầu tư cũng như chất lượng, tiến độ của các dự án trên địa bàn.
Bảng 4.12. Chi phí các công trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu
Chi phí theo kế hoạch Chi phí thực tế
Chênh lệch thực tế so với thiết kế
Nguồn: Phòng Tài chính, Kế hoạch thành phố Thái Bình (2017 )
Theo bảng 4.12, cả ba năm chi phí thực tế thực hiện dự án đều tăng lên so với kế hoạch. Mức tăng nhiều nhất là năm 2014 tăng 16,272 tỷ đồng, sang năm 2015 mức tăng giảm xuống là 9,785 tỷ đồng và lại tăng lên trong năm 2016 là 11,698 tỷ đồng. Chi phí thực tế phát sinh tăng so với kế hoạch bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Tăng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng do việc xác định giá trị đền bù (nhà cửa, cây cối, hoa màu) rất khó do người dân không nắm rõ khung giá đền bù do Nhà nước quy định hoặc tiền đền bù không thỏa đáng...
65
Khâu khảo sát không sát với thực tế, không đúng với tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước dẫn đến phải khảo sát lại, việc thi công phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nhiều lần...gây lãng phí thời gian, kinh phí.
Khối lượng xây lắp thực tế phát sinh so với kế hoạch, giá nguyên vật liệu biến động.
Khi dự án hoàn thành, việc thanh quyết toán được thực hiện theo quy trình dưới đây:
(1) Thông báo công trình đã hoàn thành (2) Quan hệ phối hợp
(3) Kiểm tra chất lượng công trình
(4, 4’) Nếu công trình bảo đảm chất lượng thì CTĐ lập báo cáo quyết toán còn trường hợp không bảo đảm chất lượng yêu cầu thi công lại
(5) Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện thẩm tra và quyết toán vốn đầu tư
Sơ đồ 4.3. Trình tự thanh quyết toán DA ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình
Nguồn: Tác giả nghiên cứu tổng hợp (2017)
Sau khi đơn vị thi công hoàn thành công trình sẽ tiến hành đề nghị CĐT hoặc UBND xã nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. CĐT, UBND xã cùng Ban giám sát đầu tư cộng đồng (nếu có) phối hợp kiểm tra chất lượng công trình bảo đảm chắc chắn về chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng.
Nếu công trình bảo đảm về chất lượng, trong vòng 3 tháng khi công trình được nghiệm thu CĐT phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn
66
thành. Sau 2 tháng chủ thể quyết định đầu tư (UBND xã, thành phố) phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sẽ tiếp tục được phòng Tài chính, kế hoạch thành phố thẩm tra và nếu đáp ứng được yêu cầu sẽ được quyết toán vốn đầu tư.
Trên thực tế, công tác quản lý trong thanh quyết toán công trình chưa thực sự được chú trọng. Công tác thanh, quyết toán vẫn còn chậm trễ, và việc thanh quyết toán lại giao phó hoàn toàn cho phòng Tài chính kế hoạch mà UBND thành phố không theo dõi, quản lý công tác này.
Tình hình thanh quyết toán các dự án XDCB cấp xã, phường xây dựng từ 2014-2016 trên địa bàn thành phố Thái Bình tính đến ngày 30/12/2017 như sau:
Bảng 4.13. Kết quả thanh quyết toán các dự án xây dựng cơ bản cấp xã xây dựng từ 2014 – 2016 trên địa bàn thành phố Thái Bình
tính đến ngày 30/12/2016
Chỉ tiêu Số lượng CT XDCB Số công trình đã thanh quyết toán TCKH thành phố đang thẩm tra UBND thành phố đang phê duyệt Chủ đầu tư đang lập báo cáo quyết toán
Nguồn: UBND, TCKH thành phố Thái Bình (2017)
Tính đến cuối năm 2016 vẫn còn 1 công trình xây dựng năm 2014; 5 công trình năm 2015 và 14 công trình năm 2016 chủ đầu tư vẫn đang lập báo cáo thực hiện quyết toán. Đặc biệt với 6 công trình đã hoàn thành xong trong năm 2014, 2015 nhưng vẫn chưa hoàn thiện báo cáo quyết toán. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân tác giả được biết UBND các xã không thể tự đứng ra để giải quyết hồ sơ, thủ tục quyết toán công trình nên phải thuê các đơn vị tư vấn giải quyết thay. Bên cạnh đó là sau khi hoàn tất việc xây dựng công trình thì lượng vốn còn lại trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư thường không nhiều nên nhiều đơn vị thi công đã không còn quan tâm tới công tác quyết toán. Các đơn vị này cũng thường đảm
67
nhận thi công nhiều công trình một lúc nên không đủ nhân lực, thời gian để giải quyết hồ sơ quyết toán, dẫn đến chây ỳ, kéo dài việc quyết toán.
Nguyên nhân của sự chậm trễ trong thanh quyết toán bắt nguồn chủ yếu từ kế hoạch bố trí vốn đầu tư xây dựng DA ĐTXDCB chủ yếu dựa vào nguồn thu ngân sách địa phương mà thực tế nguồn thu chủ yếu từ thuế thường khó xác định được trước, thiếu ổn định và chậm trễ nên vẫn còn 37,93% công trình xây dựng năm 2014 còn đang chờ phê duyệt, thẩm tra.
Bên cạnh đó còn là việc xác định cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tính dàn trải trong đầu tư vẫn còn lớn, không những thế công tác quản lý vẫn còn lỏng lẻo chưa tốt ngay từ khâu xác định chủ trương, lập, thẩm định, quyết định, xác định tổng mức dự toán, dự toán công trình... cho đến tận những khâu triển khai và thực hiện dự án.
Việc bố trí vốn đầu tư chưa tập trung, vốn đầu tư được bố trí cho cả những dự án, công trình chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, trình độ và năng lực của chủ đầu tư, của đơn vị thi công và tư vấn đáp ứng ở mức thấp. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đấu thầu tiếp tục phải được chấn chỉnh, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm và nhiều vướng mắc.
Việc thanh quyết toán chậm trễ còn bắt nguồn từ một nguyên nhân khác mà tác giả biết được trong quá trình điều tra, khảo sát như sau:
Hộp 4.5. Ý kiến của Phó chủ tịch UBND phường Kỳ Bá về việc quyết toán chậm trễ sau khi kết thúc dự án ĐT XDCB
“Theo quy định thì trong vòng 3 tháng khi công trình được nghiệm thu, chủ đầu tư phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và trong vòng 2 tháng chủ thể quyết định đầu tư phải phê duyệt quyết toán đó. Tuy nhiên, lại không có quy định về thời gian phòng Tài chính kế hoạch thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Vì vậy, đã có những dự án mà báo cáo quyết toán đã xong mà đến giờ vẫn chưa được quyết toán hết”
Nguồn: Ý kiến ông Phạm Văn Anh - Phó chủ tịch UBND phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình lúc 9h00 ngày 6/3/2017
68