Quản lý giai đoạn lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố thái bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 72 - 75)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố thái bình

4.2.2. Quản lý giai đoạn lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố thái bình

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm hoặc hàng năm; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND xã lập kế hoạch ĐTXDCB cho từng thời kỳ 5 năm và hàng năm nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong từng thời kỳ. Theo Quyết định số 07/2016/QĐ-

53

UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định phân cấp quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tùy theo quy mô, loại công trình mà UBND cho cấp xã, phường lập kế hoạch dự án ĐTXDCB nhằm bảo đảm tính kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội của địa phương.

Quy trình lập kế hoạch dự án ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình được thực hiện theo sơ đồ 4.2 dưới đây:

UBND TP THÁI BÌNH

Tầm quan trọng của dự án

Sơ đồ 4.2. Quy trình lập dự án ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp (2017)

(1) UBND thành phố Thái Bình thông báo chủ trương quy hoạch tổng thể thành phố tới UBND, HĐND các xã, phường trên địa bàn;

(2) UBND các xã lập kế hoạch và lên danh mục các dự án ĐTXDCB trên địa bàn đồng thời cũng cần phải lên được các nội dung đi cùng từng dự án, gồm:

- Tầm quan trọng của dự án ĐTXDCB, các dự án này phải bảo đảm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới.

- Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc điều tra, khảo sát, lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm định dự án, mua sắm vật tư thiết bị, xây dựng và các chi phí có liên quan đến đấu thầu và đưa dự án

54

vào sử dụng.

- Nguồn vốn huy động để thực hiện dự án: Mỗi dự án đều phải chỉ rõ nguồn vốn đầu tư, chi tiết cụ thể vốn ngân sách Trung ương; vốn địa phương;

vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân…phải bảo đảm các kênh nguồn vốn thực hiện dự án phải khả thi tránh tình trạng dự án bị trì trệ kéo dài do thiếu vốn.

- Kế hoạch thực hiện dự án: Phải chỉ rõ dự án sẽ thực hiện trong bao lâu và những đối tượng nào sẽ huy động tham gia thực hiện dự án đó.

(3) Sau khi UBND xã lên được danh sách các dự án ĐTXDCB trên địa bàn sẽ trình Hội đồng nhân dân (HĐND) xã thông qua;

(4) HĐND xã trình UBND thành phố phê duyệt, sau khi phê duyệt UBND xã sẽ được triển khai thực hiện.

Qua điều tra phỏng vấn 24 cán bộ xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình. Tác giả thu thập được phản hồi trong công tác lập kế hoạch dự án ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình như sau:

Bảng 4.5. Ý kiến của cán bộ cấp xã về công tác lập kế hoạch dự án DTXDCB cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Bình

Chỉ tiêu

1. Địa phương có thực hiện công tác lập kế hoạch dự án ĐTXDCB

- Có

2. Khó khăn trong công tác lập kế hoạch - Lập chi phí

- Lập kế hoạch thực hiện

- Lập kế hoạch huy động nguồn vốn

3. Kế hoạch được lập thường có sát với thực tế - Có

- Không

Nguồn: Tác giả điều tra, tổng hợp (2017) Như vậy, tất cả các xã khi được điều tra đều cho rằng có thực hiện công tác lập kế hoạch dự án ĐTXDCB chứng tỏ các xã điều rất quan tâm và đầu tư cho công tác ĐTXDCB, thực hiện việc lập kế hoạch sẽ giúp các xã đầu tư dự án có trọng điểm và tránh được tình trạng dàn trải không đáng có. Tuy nhiên, trong quá trình lập kế hoạch có tới 58,33% ý kiến phản hồi kế hoạch được lập thường

55

không sát với thực tế, việc thực hiện thủ tục thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công vẫn còn lúng túng. Công tác lập kế hoạch còn nhiều bất cập, năng lực chuyên môn còn hạn chế, hồ sơ dự án, thiết kế - dự toán chất lượng còn thấp, tính toán dự báo chưa đầy đủ, chính xác dẫn đến nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung quy mô, tổng mức đầu tư gây khó khăn trong quá trình thực hiện và làm chậm tiến độ đầu tư xây dựng. Bên cạnh nguyên nhân trên còn do đặc thù của các DA ĐTXDCB thường phải thực hiện trong khoảng thời gian dài nên trong quá trình xây dựng, thi công giá cả NVL, nhân công, ca máy biến động nên không thể tránh được việc điều chỉnh dự án.

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ xã Vũ Chính về công tác lập DA ĐTXDCB

“Nhận thấy tầm quan trọng của công tác lập DA ĐTXDCB nên với các dự án xã làm chủ đầu tư, chúng tôi luôn nghiêm túc thực hiện đầy đủ 04 nội dung nhưng nói thật là số lượng cán bộ xã tôi hiện nay ít mà việc phân cấp quản lý trong ĐTXDCB mới được tỉnh thực hiện gần 01 năm nay nên chúng tôi còn bỡ ngỡ và gặp khó khăn trong bố trí cán bộ đảm nhiệm nội dung này. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để chúng tôi chủ động trong việc đề xuất, quyết định xây dựng các dự án tại địa phương đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả với địa phương nên xã tôi sẽ cố gắng để công tác lập kế hoạch thực sự sát thực trong thời gian tới ”.

Nguồn: Ý kiến ông Phan Văn Báu - Phó chủ tịch kinh tế xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình lúc 9h00 ngày 6/3/2017

Tuy nhiên, khi được hỏi về việc công khai kế hoạch xây dựng DA ĐTXDCB cho người dân địa phương biết không thì nhận được câu trả lời là không. Và như vậy, kế hoạch xây dựng các DA ĐTXDCB của các xã người dân địa phương gần như không biết được ý nghĩa của dự án, chi phí của dự án, nguồn vốn huy động để thực hiện và kế hoạch thực hiện dự án. Đến khi dự án được phê duyệt thì các cán bộ địa phương mới thông tin tới người dân được biết. Việc không công khai dự án ngay trong quá trình lập có thể dẫn đến trường hợp có những dự án thiết thực và là mong muốn của người dân lại không được thực hiện do không bố trí được nguồn vốn. Và nếu dự án này được thông báo rộng rãi trong quá trình lập thì có thể sẽ dễ dàng huy động được nguồn vốn từ dân để thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w