Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố thái bình
4.2.3. Quản lý giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố thái bình
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản
56
lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.
4.2.3.1. Quản lý chất lượng công trình
Công tác quản lý chất lượng công trình có ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị đích thực của sản phẩm xây dựng, tiến độ công trình so với kế hoạch đề ra, vốn đầu tư thực hiện so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Các văn bản quy định, hướng dẫn quy trình, hệ thống tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được ban hành. Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng thường xuyên phổ biến, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức giám sát chất lượng ở công trường.
Trên thực tế, từ 2014 - 2016 trong quá trình thi công Đội thanh tra xây dựng (TTXD) và Quản lý trật tự đô thị (TTĐT) cũng đã tổ chức 27 cuộc thanh tra đột xuất với các công trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn toàn thành phố. Qua các cuộc thanh tra, Đội TTXD và Quản lý TTĐT đánh giá chung theo thời gian các doanh nghiệp tư vấn xây dựng đã từng bước nâng cao năng lực, hoạt động ngày càng có chất lượng hơn. Tuy nhiên, cũng qua các cuộc thanh tra đã phát hiện một số bất cập về chất lượng công trình như: Định vị công trình, hướng tuyến, tim, cốt công trình… chưa đúng theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định; vật liệu xây dựng không có xuất xứ, nhãn mác; quá trình thay đổi một số nội dung so với thiết kế, cụ thể:
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra chất lượng công trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình
Chỉ tiêu
Số lượng công trình kiểm tra Số lượng công trình sai phạm - Thi công không đúng thiết kế - NVL không có xuất xứ - Thay đổi nội dung thi công
Nguồn: Đội TTXD và Quản lý TTĐT thành phố Thái Bình (2017) Do trong năm 2015 và 2016 Đội TTXD và Quản lý TTĐT đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra các công trình xây dựng dân dụng nên số lượng công trình XDCB thanh kiểm tra có xu hướng bị giảm xuống từ 36 công trình trong năm
57
2014 xuống còn 19 công trình trong năm 2016. Qua bảng trên có thể thấy số lượng công trình phát hiện vi phạm chiếm trên 42% công trình thanh kiểm tra. Đặc biệt, năm 2014 số lượng công trình vi phạm chiếm 61,61% số công trình kiểm tra.
Thi công không đúng thiết kế
NVL không có xuất xứ Thay đổi nội dung thi công
Đồ thị 4.1. Số lượng sai phạm về chất lượng công trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014-2016
Nguồn: Đội TTXD và Quản lý TTĐT thành phố Thái Bình (2017)
Sai phạm về NVL không có nguồn gốc xuất xứ sử dụng trong thi công đang là sai phạm chủ yếu. Có thể nói hình thức sai phạm này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình XDCB bởi nếu NVL không bảo đảm sẽ không thể có được công trình có chất lượng. Vì vậy, UBND thành phố cần xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm này để răn đe đồng thời có biện pháp tuyên truyền hiệu quả trên địa bàn thành phố thời gian tới.
Như vậy, số lượng người dân khi được điều tra về mức độ quan tâm tới chất lượng các công trình XDCB thì chỉ có 76% ý kiến cho rằng quan tâm. Tuy nhiên, khi tác giả hỏi sâu hơn với những người quan tâm tới chất lượng công trình thì chỉ có 5,26% tương đương 4 ý kiến cho rằng họ có quan sát và để ý đến chất lượng công trình ngay cả trong quá trình công trình thi công nhưng đó chỉ là quan sát bên ngoài còn 94,74% thì cho rằng họ chỉ quan tâm, đánh giá tới chất lượng công trình khi công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng.
58
Bảng 4.7. Ý kiến của người dân về chất lượng và giám sát chất lượng các công trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình
Chỉ tiêu
1.Ông/bà có quan tâm tới chất lượng các công trình XDCB trên địa bàn xã
Số lượng Tỷ lệ (lượt) (%)
100 100,00
a. Có b. Không
2. Trong quá trình xây dựng các công trình, ông/bà có để ý đến chất lượng thi công không
a. Có b. Không
3. Ông/bà đánh giá chất lượng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã
a. Tốt
b. Bình thường c. Kém
Nguồn: Tác giả điều tra, tổng hợp (2017)
Trong 100 người dân trên địa bàn được điều tra thì có 31% đánh giá các công trình có chất lượng tốt; 52% đánh giá chất lượng công trình bình thường và 17% đánh giá chất lượng công trình kém và họ phản hồi lại nhất là các công trình công cộng và giao thông xuống cấp rất nhanh.
Khi được hỏi về Ban giám sát cộng đồng đối với các DA XDCB cấp xã, , phường ông Nguyễn Cao Luyện chủ tịch UBND xã Đông Thọ chia sẻ
Hộp 4.3. Ý kiến của Chủ tịch UBND xã Đông Thọ về hoạt động của Ban giám sát cộng đồng với các DA XDCB trên địa bàn hiện nay
“Ban giám sát cộng đồng trên địa bàn hiệu quả thấp bởi người dân không nắm được về kỹ thuật thi công công trình. Bên cạnh đó, chế độ cho Ban giám sát cộng đồng là không có nên hoạt động thiếu nhiệt tình. Sự phân biệt chức năng giữa Ban giám sát của chủ đầu tư với Ban giám sát cộng đồng chưa rõ nên hiệu quả không cao ”.
Nguồn: Ý kiến ông Nguyễn Cao Luyện - Chủ tịch UBND xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình lúc 16h00 ngày 6/3/2017
59
4.2.3.2. Quản lý khối lượng thi công
Việc thi công xây dựng các công trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình từ năm 2014 đến năm 2016 được thực hiện dựa trên cơ sở bảo đảm với khối lượng của thiết kế được duyệt. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
Bảng 4.8. Ý kiến của CB tham gia công tác quản lý DA ĐTXDCB cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Bình về khối lượng thi công
Chỉ tiêu
1. Khối lượng công trình thi công thực tế so với kế hoạch có chênh lệch không?
a. Có b. Không
2. Phát sinh thực tế so với kế hoạch thường là a. Tăng
b. Giảm
3. Nguyên nhân phát sinh tăng khối lượng thi công a. Giải phóng mặt bằng
b. Thay đổi thiết kế
c. Phát sinh thêm hạng mục d. Khác
Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp (2017)
Như trên đã trình bày, do hạn chế về kiến thức chuyên môn nên kế hoạch UBND xã xây dựng thường không sát so với thực tế. Mặc dù, có tới 02 đơn vị thẩm định báo cáo kinh tế, kỹ thuật nhưng do các đơn vị này không thể nắm rõ được tình hình thực tế tại địa phương nên không thể hỗ trợ tư vấn triệt để bảo đảm tính phù hợp giữa kế hoạch so với thực tế đã dẫn đến tình trạng thường phát sinh tăng khối lượng thi công.
Trường hợp có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng xem xét để xử lý bổ sung theo quy định. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước khối lượng phát sinh vượt tổng mức đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư báo
60
cáo người quyết định đầu tư để xem xét quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
21.55%
78.45%
Năm 2014
22.95%
77.05%
Năm 2015
14.61%
85.39%
Không phát sinh Phát sinh tăng
Năm 2016
Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng công trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình có phát sinh về khối lượng thi
công từ 2014 - 2016
Nguồn: Phòng Tài chính, kế hoạch thành phố Thái Bình (2017)
4.2.3.3. Quản lý tiến độ thi công các công trình
Tất cả các công trình xây dựng trước khi triển khai Chủ đầu tư đều yêu cầu Nhà thầu lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo từng tháng, từng quý và theo năm. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan luôn theo dõi việc giám sát tiến độ thi công
61
xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài do nguyên nhân khách quan được chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh gia hạn tiến độ của dự án. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình.
Bảng 4.9. Tiến độ thi công của các công trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình
Chỉ tiêu
Số lượng công trình XDCB Công trình hoàn thành trước tiến độ Công trình đúng tiến độ thi công Công trình chậm tiến độ
Nguồn: UBND thành phố Thái Bình (2017)
Số lượng công trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình chậm tiến độ thi công trong 03 năm từ 2014 – 2016 giao động trong khoảng 40% đến 42%. Khi được hỏi nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ thi công tác giả được biết là do trong quá trình thi công có phát sinh thêm khối lượng công việc phải thực hiện hoặc bị gián đoạn bởi nguồn vốn dành cho xây dựng chưa được điều chuyển kịp thời.
Năm 2015 do cùng thực hiện nhiều công trình nên nguồn vốn đầu tư bị dàn trải đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công của các công trình dự án. Nguồn vốn đầu tư đã hạn hẹp lại phải phân tán, làm một số dự án cùng dở dang chậm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả vốn đầu tư và phải điều chỉnh hợp đồng do biến động giá vật liệu, nhân công máy thi công. Đây là một nguyên nhân không nhỏ gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng việc khắc phục còn chậm, chưa mang lại hiệu quả.
Không những thế công tác quản lý vẫn còn lỏng lẻo chưa tốt ngay từ khâu xác định chủ trương, lập, thẩm định, quyết định, xác định tổng mức dự toán, dự toán công trình…cho đến tận những khâu triển khai và thực hiện dự án. Nguyên nhân là do bố trí vốn đầu tư chưa tập trung, vốn đầu tư được bố trí cho cả những dự án công trình chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
62
Chính vì vậy, khi tác giả hỏi ý kiến người dân về tiến độ thi công các công trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình thu được kết quả phản hồi là có tới 54% ý kiến đánh giá các dự án XDCB trên địa bàn thường xuyên hoàn thành chậm so với tiến độ đã thôn báo cho người dân.
Bảng 4.10. Ý kiến của người dân về tiến độ thi công các công trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình
Chỉ tiêu
Tất cả hoàn thành quá chậm so với tiến độ thông báo Thường xuyên hoàn thành chậm so với tiến độ thông báo Thường xuyên hoàn thành đúng tiến độ thông báo Hoàn thành trước tiến độ thông báo
Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp (2017)
Có 29% ý kiến cho rằng các dự án hoàn thành đúng tiến độ và đặc biệt là 17% ý kiến phản hồi tích cực về tiến độ thực hiện DA ĐTXDCB, họ cho rằng các dự án trên địa bàn thi công rất nhanh và thường xuyên hoàn thành trước so với tiến độ đã thông báo cho người dân.
4.2.3.4. Quản lý an toàn thi công xây dựng
Trước khi triển khai thi công tất cả các công trình Chủ đầu tư (UBND xã) đều yêu cầu Nhà thầu thi công (NTTC) xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng.
Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường bắt buộc phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
NTTC, CĐT và các bên có liên quan thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. NTTC thực hiện đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động có phải giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Đặc biệt, các DA XDCB trên địa bàn xã không chấp nhận NTTC sử dụng lao động trẻ em.
Bên cạnh đó, NTTC phải có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường. Trong quá trình thi công CĐT yêu cầu NTTC xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên
63
công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
Nói về vấn đề an toàn thi công, ông Nguyễn Văn Vượng - Chủ tịch UBND phường Kỳ Bá cho chúng tôi biết:
Hộp 4.4. Ý kiến của Chủ tịch UBND phường về công tác quản lý an toàn thi công các DA XDCB trên địa bàn
“ Mặc dù các công trình XDCB cấp xã thường không quá phức tạp nhưng chúng tôi vẫn rất quan tâm tới an toàn trong thi công. Khi lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng ngoài yếu tố năng lực, chi phí chúng tôi còn đặc biệt quan tâm tới công tác trang bị bảo hộ lao động cho người lao động song song với đó là yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động của đơn vị thi công ”.
Nguồn: Ý kiến ông Nguyễn Văn Vượng - Chủ tịch UBND phường Kỳ Bá thành phố Thái Bình lúc 10h00 ngày 6/3/2017
Chính vì công tác an toàn lao động luôn được đưa lên hàng đầu, nhà thầu, chủ đầu tư và UBND các xã thường xuyên giám sát, theo dõi nên tính đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp tai nạn lao động nào xảy ra đối với các DA ĐTXDCB.