Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố thái bình
4.3.3. Nhân tố chủ quan
Tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý
Tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được hết năng lực đặc biệt là chủ đầu tư (UBND các xã). Trên thực tế nhiều công trình sau khi khởi công, chủ đầu tư không phân công rõ ràng và do vậy thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan được biết để phối hợp thực hiện; không kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng trước khi triển khai thi công.
Việc phân cấp trong công tác quản lý DA XDCB là chủ trương đúng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, do bộ máy quản lý cấp xã, phường hiện nay đang thực hiện nhiều công tác quản lý địa phương khác nên khi nhận thêm trách nhiệm làm chủ đầu tư XDCB nên UBND các xã thường “phó thác” toàn bộ dự án cho đơn vị tư vấn quản lý dự án, giám sát và nhà thầu. Hậu quả là có một số công trình chậm tiến độ, bỏ hoang hoặc kém chất lượng.
Hộp 4.7. Ý kiến của phó chủ tịch kinh tế xã Vũ Chính về thực trạng của bộ máy quản lý xã trong quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn
“Thời gian qua, các xã trên địa bàn thành phố Thái Bình cũng được giao làm chủ đầu tư một số dự án. Tuy nhiên, phần lớn cán bộ xã không đảm đương được nên phải nhờ cán bộ kỹ thuật của Ban Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố thiết kế, dự toán công trình, thẩm định kỹ thuật và giám sát. Cũng do năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế nên nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng không đảm bảo chất lượng, nhiều xã cán bộ thành phố vẫn phải làm thay thủ tục thanh quyết toán ”.
Nguồn: Ý kiến ông Phan Văn Báu- Phó chủ tịch kinh tế xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình lúc 9h00 ngày 6/3/2017 Năng lực cán bộ tham gia công tác quản lý về xây dựng cơ bản
Năng lực của các Ban quản lý công trình nói chung còn nhiều bất cập, đặc biệt ở các xã thị trấn; phần lớn các cán bộ đều làm việc kiêm nhiệm, thiếu năng lực chuyên môn nên công tác quản lý còn chưa tốt. Công tác quản lý chất lượng và giám sát các công trình xây dựng ngày càng được quan tâm nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp và chưa thường xuyên. Đội ngũ giám sát còn mỏng, năng lực còn
75
nhiều hạn chế. Thiếu nhật ký giám sát thi công, thiếu báo cáo định kỳ trong xây dựng cơ bản, cán bộ giám sát thiếu năng lực, chứng chỉ giám sát theo quy định.
Sau khi nghiên cứu trình độ chuyên môn của 33 cán bộ tham gia công tác quản lý dự án XDCB cấp xã, phường tại 12 xã, phường nghiên cứu. Tác giả thu được kết quả như sau:
Luật Hành chính Văn hóa Kinh tế xây dựng Khác
19% 12%
3%
22%
28%
16%
Biểu đồ 4.3. Trình độ chuyên môn CBQL cấp xã, phường tham gia công tác quản lý XDCB cấp xã, phường trên địa bàn 12 xã, phường nghiên cứu
Nguồn: Tác giả điều tra, tổng hợp (2017)
Qua biểu đồ cho thấy, do cán bộ được tuyển chọn tại các xã, phường với mục đích là quản lý về hành chính nên hầu hết các cán bộ được tuyển chọn đều có trình độ chuyên môn về Hành chính, Văn hóa, Kinh tế và Luật. Chỉ có duy nhất 1 cán bộ thuộc địa bàn nghiên cứu có chuyên ngành đào tạo về xây dựng nhưng cũng chỉ là trình độ trung cấp.
Do hạn chế về trình độ chuyên môn nên khi các quy định mới về đầu tư XDCB theo hướng phân cấp mạnh cho CĐT (UBND xã) trong khi năng lực của nhiều chủ đầu tư bị hạn chế. Do vậy, nhiều công trình NTTC thực hiện tất cả các quy trình hồ sơ, thủ tục từ việc lập dự toán, khái giá đến quyết toán công trình để hợp thức hóa hồ sơ mà không có sự kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí có không ít NTTC lập khống hồ sơ khối lượng để thực hiện ứng vốn.
Hạn chế về chuyên môn đào tạo là trở ngại lớn nhất đối với các cán bộ khi tham gia công tác quản lý XDCB, bởi để thực hiện được công tác này ngoài kiến thức, kỹ năng về quản lý buộc cán bộ phải có kiến thức về chuyên môn. Do vậy, thời gian tới các cán bộ tham gia công tác quản lý XDCB cấp xã, phường trên địa
76
bàn thành phố Thái Bình cần tham gia chương trình đào tạo chuyên môn về hoạt động XDCB.
Công tác thanh kiểm tra, giám sát dự án đầu tư xây dựng cơ bản Từ 2014 đến 2016, đội TTXD và quản lý TTĐT thành phố Thái Bình đã tổ chức thực hiện 27 đợt thanh kiểm tra với các DA XDCB trên địa bàn thành phố Thái Bình, với số lượng cụ thể các cuộc thanh kiểm tra mỗi năm như sau:
12
12
10 9
8 6
6 4
2 0
2014 2015 2016
Đồ thị 4.3. Số đợt thanh kiểm tra các công trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014 – 2016
Nguồn: Đội TTXD và quản lý TTĐT thành phố Thái Bình (2017) Đồ thị trên cho thấy số đợt thanh, kiểm tra DA XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình giảm xuống sau mỗi năm. Nguyên nhân một phần là do số lượng DA XDCB cấp xã, phường có giảm xuống trong năm 2015 và 2016; một phần là do lực lượng cán bộ thuộc đội TTXD và quản lý TTXD thành phố Thái Bình bị hạn chế và phải thực hiện công tác thanh kiểm tra các công trình xây dựng dân dụng ngày càng tăng trên địa bàn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát huy hiệu quả của Ban giám sát cộng đồng tại các xã lại không cao. Trên địa bàn thành phố Thái Bình có 19 xã, phường nhưng hiện tại chỉ có 6/16 Ban giám sát cộng đồng. Bên cạnh đó khó có thể giao hoàn toàn nhiệm vụ quản lý XDCB cấp xã, phường cho Ban giám sát cộng đồng bởi để quản lý các công trình này thực sự cần phải có cán bộ chuyên trách.
Từ thực tế cho thấy, các xã có Ban giám sát cộng đồng hoạt động rất tích cực, hiệu quả đầu tư của các dự án XDCB trên địa bàn đều cao, ít xảy ra sai phạm trong thi công, tiến độ, chất lượng công trình đều đảm bảo. Do vậy thời
77
gian tới các xã trên địa bàn thành phố Thái Bình cần lập Ban giám sát cộng đồng tại địa phương để đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả DA DXCB.