Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của Việt Nam 2.2.1.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của Công ty Thoát nước Hải Phòng
Sau khi đánh giá thực trạng các hoạt động dịch vụ công ích đã thực hiện, Công ty Thoát nước Hải Phòng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động dich vụ công ích như:
Nhóm giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện công tác phân tích và thiết kế công việc.
Công ty thực hiện triển khai phân tích và thiết kế lại các công việc hiện tại để viết xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc chi tiết hơn và viết lại các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc cho phù hợp với thực tế.
Nhóm giải pháp thứ hai: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc.
Để khắc phục tình trạng đánh giá theo xu hướng trung bình và thiên vị, Công ty đưa ra phương án sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi.
Phương pháp này dựa trên đánh giá hành vi của từng công việc cụ thể nên sẽ cho những kết quả đánh giá chính xác và ít bị chi phối bởi chủ quan người đánh giá.
Các chỉ tiêu đánh giá tập trung vào: ngày công lao động, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác có thể dùng chung cho nhiều loại công việc hoặc có thể điều chỉnh chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp với thực tế từng công việc.
Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương:
- Cán bộ lao động tiền lương phải giải thích rõ cho cán bộ công nhân viên
biết về phương pháp chi trả lương của công ty để tránh những hiểu lầm về tính công bằng trong việc chi trả lương.
- Chú ý tới những lao động được cử đi đào tạo quay trở lại làm việc ở công ty để xem xét việc xếp họ vào một ngạch lương mới khác với lao động phổ thông vì thực tế những lao động này phải bỏ công học tập và công việc của họ cũng phức tạp hơn, chịu trách nhiệm cao hơn.
Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tiền thưởng:
- Áp dụng thêm hình thức thưởng cho những sang kiến cải tiến kỹ thuật được làm báo cáo gửi lên thành phố.
- Áp dụng thưởng cho lao động xuất sắc trong các đợt thi nâng bậc.
- Tuyên dương những lao động có thành tích xuất sắc trước toàn công ty hoặc thông báo khen thưởng ở các bảng tin. Việc làm này sẽ khiến người lao động cảm thấy vinh dự, tự hào. Từ đó kích thích những lao động khác cố gắng, học hỏi.
Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác phúc lợi:
- Áp dụng thêm hình thức bảo hiểm sức khỏe. Số tiền từ bảo hiểm này sẽ dùng để chi trả cho việc khám chữa bệnh cho người lao động và tổ chức các chương trình nâng cao thể lực cho người họ (Hoàng Văn Nguyện, 2014).
2.2.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của Công ty Môi trường đô thị TP. Đà Nẵng
Sau quá trình phân tích, tổng hợp những nghiên cứu đóng góp trong việc nêu ra quan điểm, lý luận về dịch vụ công ích. Công ty Môi trường đô thị TP. Đà Nẵng đã có những thay đổi nhằm nâng cao chất lượng của các dịch vụ công ích theo yếu tố vật chất hoặc yếu tố tinh thần nhằm tạo động lực cho người lao động như:
* Giải pháp tạo động lực làm việc bằng nhóm yếu tố vật chất. Giải pháp tập trung vào những vấn đề sau: Tăng thu nhập cho người lao động thông qua việc luôn tạo đủ và ổn định việc làm cho người lao động, phấn đấu tăng doanh thu từ khai thác dịch vụ về lĩnh vực vệ sinh môi trường;
Cải tiến hình thức trả lương hợp lý cho các bộ phận đặc biệt là bộ phận lao động trực tiếp sản xuất hưởng lương khoán; Điều chỉnh kết cấu tiền lương hợp lý; Thưởng phạt công minh; Áp dụng một số hình thức phúc lợi tự nguyện; Chi trả các khoản trợ cấp về giáo dục.
* Giải pháp tạo động lực làm việc bằng nhóm yếu tố tinh thần: Đảm bảo đủ việc làm cho mỗi người; Thường xuyên tổng kết để công nhận thành tích của nhân viên; Chính sách thăng tiến hợp lý; Phát huy tiềm năng của nhân viên; Tăng cường mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức và quản lý, mối quan hệ giữa các bộ phận; Tổ chức tốt các phong trào thi đua để khuyến khích những nhân viên đạt thành tích cao trong công việc;
Cải thiện công tác khám sức khỏe định kỳ; Cải thiện điều kiện làm việc.
* Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng công tác đào tạo:Đào tạo kiến thức kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đối với lao động trực tiếp vào lao động gián tiếp; Tổ chức các lớp học tập, nghe thời sự theo chuyên đề để bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho người lao động.
2.2.2. Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dịch vụ công ích và thông qua kinh nghiệm của một số đơn vị cùng lĩnh vực cho thấy các doanh nghiệp càng phải chú trọng hơn nữa tới việc cải thiên các dịch vụ công ích.
Trước hết, Công ty cần tìm hiểu rõ những học thuyết áp dụng vào thực tế.
Sau đó, tìm ra các thực trạng và bất cập trong tạo động lực lao động và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó. Sử dụng các công cụ kích thích cả về vật chất và tinh thần: như tiền lương, thưởng, phúc lợi, công tác đào tạo… nhằm phát huy hết khả năng và trình độ của nguồn nhân lực trong tổ chức.
Dịch vụ công ích có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Do vậy, lãnh đạo Công ty cần thường xuyên quan tâm, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng của các dịch vụ công ích. Thông qua thực trạng ở một số đơn vị cho thấy, hầu hết công tác này còn chưa được chú trọng, chỉ mang nhiều tính hình thức chưa có tính định lượng cao. Thông qua việc đánh giá phân tích công việc, cần có sự công bằng, dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ lao động có thâm niên công tác nhiều kinh nghiệm và đội ngũ lao động trẻ với nhiệt huyết và năng động và từng vị trí khác nhau sẽ có nhu cầu về động lực khác nhau. Từ đó, Công ty cần áp dụng linh hoạt và rút ra được nhiều bài học bổ ích, quý giá đê các dịch vụ công ích được nhiều người sử dụng và đánh giá cao.