Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị vĩnh yên (Trang 87 - 98)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên

4.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên

4.3.2.1. Điều chỉnh hình thức cung ứng dịch vụ công ích

Nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công ích, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã áp dụng rộng rãi hình thức đấu thầu thay vì cơ chế đặt hàng các doanh nghiệp Nhà nước như trước kia. Cách làm này bước đầu giúp tăng tính minh bạch, sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích, tiết kiệm chi cho ngân sách thành phố.

4.3.2.2. Tăng cường cơ giới hóa

Công ty hiện là đơn vị dẫn đầu thành phố về việc áp dụng cơ giới hóa

trong thực hiện các dịch vụ công ích. Tổng Giám đốc Công ty Hoàng Quang Hùng cho biết, từ năm 2016, công ty đã được trang bị 12 xe nâng có thể cắt cành cây ở độ cao 32m, năm xe cẩu tự hành, bốn máy nghiền cành cây các loại để tạo mùn sau quá trình cắt sửa cây... Nhờ đó, công tác cắt, tỉa cây xanh có bước tiến mới, được thực hiện khoa học hơn. Chỉ tính riêng năm 2016, công ty đã cắt, sửa gần 50 nghìn cây xanh, gấp từ 10 đến 15 lần số cây được cắt tỉa những năm trước. Lãnh đạo Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên đánh giá: Việc tăng cường cơ giới hóa, điều chỉnh quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đã tiết giảm chi phí ngân sách, đáp ứng chất lượng sản phẩm theo tiêu chí mới của thành phố. Cùng với đó, việc giảm đến mức thấp nhất đầu mối trong công tác quản lý, duy trì, chăm sóc, cắt tỉa, trồng mới cây xanh đã tạo hiệu quả đồng bộ trong việc quản lý, triển khai.

4.3.2.3. Rà soát quy trình, tiết kiệm kinh phí

Trước đây, trung bình mỗi năm ngân sách thành phố chi khoảng 70 tỷ đồng cho các dịch vụ công ích như thu gom, vận chuyển rác thải, duy trì hệ thống công viên, cây xanh, thoát nước và xử lý nước thải đô thị… Nhưng trong đó, chỉ có 3,8% giá trị đầu tư cho dịch vụ công ích được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu, còn lại vẫn thực hiện theo hình thức đặt hàng.

Thực hiện Nghị định 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, đến nay, thành phố đã triển khai đấu thầu 15 gói thầu, trong đó có ba gói thầu thuộc lĩnh vực thoát nước, tám gói thầu lĩnh vực cây xanh, bốn gói thầu lĩnh vực môi trường. Đối với những hạng mục chưa tổ chức đấu thầu đơn vị quản lý là Sở Xây dựng đã hướng dẫn các đơn vị xây dựng hồ sơ đặt hàng, trong đó tự nguyện đề xuất tỷ lệ giảm giá từ 10% đến hơn 20%. Trong quá trình xem xét hồ sơ, phương án đặt hàng của các đơn vị, Sở sẽ ưu tiên xem xét, lựa chọn các hồ sơ có tỷ lệ tự nguyện giảm giá cao nhất. Đến nay, thành phố đã hoàn thành công tác đấu thầu duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn các quận, huyện.

Việc điều chỉnh hình thức cung ứng, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá thực hiện dịch vụ công ích theo chỉ đạo của UBND thành phố năm 2016 đã tạo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Chỉ tính riêng năm 2016, công ty đã bố trí hơn 136 tỷ đồng để thực hiện duy trì vệ sinh môi trường và duy trì cây xanh. Việc điều chỉnh này đã đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, gắn chất lượng

với giá trị được thanh toán, từng bước giảm tỷ lệ chi từ ngân sách, mở rộng hoạt động xã hội hóa về cung ứng sản phẩm dịch vụ vệ sinh môi trường.

Trên thực tế, để bảo đảm tính đồng bộ, hợp lý với việc tổ chức đấu thầu, đặt hàng, trong năm 2016, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị của Sở Xây dựng đã phối hợp phòng chuyên môn các sở liên quan rà soát, xây dựng quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá các lĩnh vực dịch vụ công ích.

Kết quả trong lĩnh vực duy trì vệ sinh môi trường, kinh phí tiết giảm (so với khối lượng thực hiện năm 2015) là 262 tỷ đồng, giảm 29,21%. Đối với công tác duy trì công viên, cây xanh, kinh phí tiết giảm 174 tỷ đồng, giảm 40,15%.

Thông qua việc rà soát quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá các lĩnh vực dịch vụ công ích, đã loại bỏ được những phần việc không hợp lý, không cần thiết, thu gọn một số quy trình và mã định mức, góp phần giảm kinh phí duy trì, tiết kiệm ngân sách thành phố. Năm 2017, Sở tiếp tục rà soát, trình thành phố các hạng mục đấu thầu có đủ điều kiện theo quy định. Đồng thời xây dựng tiêu chí kỹ thuật, tiêu chí kiểm tra chất lượng, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo kết quả thực hiện bảo đảm đúng các yêu cầu chất lượng, khuyến khích các đơn vị cải tiến công nghệ, áp dụng cơ giới vào công tác duy trì. Từ đó, góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia công tác đấu thầu, huy động được các nguồn lực xã hội hóa tham gia cung ứng dịch vụ công ích.

4.3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên

Xét trong nội bộ doanh nghiệp, các Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị thường tổ chức theo yêu cầu của người cung ứng cái mình có chứ không phải theo yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó bộ máy cồng kềnh, thiếu sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Giá bán sản phẩm của Công ty cũng không thể tự quyết định. Cơ cấu tiền lương cứng nhắc không sát với hiệu quả hoạt động nên không có sự liên hệ giữa chất lượng lao động và khen thưởng, không kích thích người lao động.

Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên ít chịu sức ép cạnh tranh và nguy cơ phá sản do các thành phần kinh tế khác trước đây không thể và không được phép tham gia cung ứng hàng hóa công cộng. Do không có môi trường cạnh tranh, một trong những động lực của phát triển, là biện pháp hàng đầu để các doanh nghiệp thu hút khách hàng về phía mình trên cơ sở tìm

kiếm những phương thức kết hợp các yếu tố sẵn có một cách hiệu quả. Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên hoạt động độc quyền trong lĩnh vực, thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Do thiếu cạnh tranh nên thiếu cơ sở để so sánh do vậy khó đo lường hiệu quả và đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Sự thiếu động lực từ bên trong như vậy dẫn đến việc Công ty ít chú ý đến hạ giá thành, nâng cao năng suất lao động, cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ công ích. Mặt khác, do vai trò quan trọng của Công ty là đảm bảo vệ sinh môi trường cho nên nhà nước thường có những ưu đãi và hỗ trợ như miễn giảm thuế, tín dụng thuận lợi... đồng thời nhiều khi lại can thiệp quá mức vào các hoạt động tác nghiệp nên làm hạn chế sự năng động sáng tạo của doanh nghiệp. Nhà nước thường khó khăn trong việc tính toán đơn giá sản phẩm một cách hợp lý và giá trị đơn đặt hàng đối với những công việc giao cho công ty thực hiện.

Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm Công ty cô phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thực hiện đúng mục tiêu thành lập, đối tượng phục vụ và phạm vi hoạt động. Nên bổ sung chính sách đối với người lao động trong việc sắp xếp, cơ cấu lại Công ty tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích. Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý thường xuyên để tăng cường khả năng lãnh đạo. Nâng cao vai trò của tổ chức Đảng, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Công ty là vấn đề có tính nguyên tắc. Thực tiễn cho thấy đơn vị nào có đảng bộ vững mạnh, chấp hành pháp luật, đảng viên gương mẫu, lãnh đạo doanh nghiệp và đảng ủy đoàn kết, nhất trí, thì ở đó sản xuất kinh doanh phát triển. Tổ chức đảng ở doanh nghiệp tập trung lãnh đạo việc quán triệt và chấp hành Nghị định, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và bảo đảm quyền lợi hợp pháp, phát huy dân chủ, tinh thần thi đua hoàn thành nhiệm vụ của người lao động; đảm bảo việc bổ nhiệm cán bộ quản lý doanh nghiệp theo đúng tiêu chuẩn và quy trình; xây dựng đạo đức, phẩm chất đội ngũ Đảng viên và đấu tranh chống mọi hiện tượng tiêu cực, tham nhũng.

Để Công ty cỏ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên có thể tăng sức cạnh tranh và ngăn ngừa nguy cơ"chảy máu chất xám", UBND thành phố Vĩnh Yên cần phối hợp với các Sở, ban, ngành mà trực tiếp là Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc thực hiện nghiêm Luật Doanh nghiệp, bảo vệ các quyền tự chủ của

họ trong giải quyết các vấn đề về trả lương và các hình thức phân phối thu nhập phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu của người lao động, không hạn chế mức lương tối đa. Về mức lương tối đa và các loại hình khuyến khích vật chất tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên sẽ do đại hội đồng cổ đông quyết định theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là một cơ chế bảo đảm và thúc đẩy Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên nâng cao năng suất lao động và nêu gương trước các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác về trả công cho người lao động; và xét cho cùng, đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty.

4.3.2.5. Đổi mới cơ chế quản lý, cấp phát tài chính; tổ chức đấu thầu và xã hội hóa các hoạt động công ích

Về quản lý cấp phát và tổ chức đấu thầu hoạt động công ích.

Hiện nay Công ty có các khoản thu từ các hoạt động công ích theo khung giá, phí do Nhà nước quy định thường không bù đắp đủ chi phí. Vì vậy Công ty đang được Nhà nước cấp bù phần thiếu hụt. Thực hiện cơ chế này không khuyến khích công ty phấn đấu hạ giá thành và hạn chế khả năng chủ động về mặt tài chính của doanh nghiệp. Để khuyến khích Công ty phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ công ích, tăng quyền chủ động về tài chính và nâng cao hiệu quả công ích ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, Nhà nước cần tổ chức đấu thầu để lựa chọn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có khả năng thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm dich vụ công ích với chất lượng tốt và giá thành hạ hoặc mức hỗ trợ thấp nhất. Đồng thời, Nhà nước phải tổ chức tốt việc đảm bảo tài chính, quyết toán và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm dich vụ công ích. Như vậy, Nhà nước vừa đạt hiệu quả kinh tế (giá thành hạ hoặc mức hỗ trợ thấp) và hiệu quả xã hội (bảo đảm cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích).

Đầu tư vào lĩnh vực hoạt động công ích thường có suất đầu tư rất lớn song thời gian thu hồi vốn thường chậm và hiệu quả vốn đầu tư không cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp. Vì vậy, ngoài các hỗ trợ về giá, cấp bù chi phí trong quá trình hoạt động của công ty, phải có một số biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư như:

Được hưởng mức ưu đãi cao trong phạm vi có thể về các loại thuế, tiền thu từ đất, ưu đãi về tín dụng. Đặc biệt là cần đưa các sản phẩm dich vụ công ích vào danh mục ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư số 67. Đối với các doanh

nghiệp có đầu tư mở rộng sản xuất cần được hưởng những ưu đãi đầu tư của phần đầu tư thêm để mở rộng sản xuất theo các quy định về ưu đãi đầu tư như: miễn, giảm thuế nhập khẩu các thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường; chiếu sáng công cộng; công viên cây xanh... Thực tế, hầu hết các lĩnh vực hoạt động công ích đều có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc đổi mới trang thiết bị, công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động bảo đảm dịch vụ công cộng cho toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển. Vì vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm đầu tư tạo lập các tài sản, nhất là hạ tầng cơ sở ban đầu và giao hoặc đấu thầu quản lý chúng. Cơ chế tài chính cần được chuyển sang cơ chế tài chính cho việc thực hiện cung cấp các sản phẩm dich vụ công ích. Đồng thời cần bổ sung các cơ chế như: cơ chế xác định giá, phí của sản phẩm dich vụ công ích làm cơ sở cho việc xác định giá đặt hàng; cơ chế đấu thầu các sản phẩm dich vụ công ích; cơ chế trợ cấp, cấp bù lỗ, bù giá cho sản phẩm dich vụ công ích.

Hoàn thiện một số chính sách đối với các thành phần kinh tế khi tham gia cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích. Cần sắp xếp các hoạt động công ích và các công ty tham gia cung ứng các sản phẩm dich vụ công ích vào danh mục ưu đãi đầu tư. Các hoạt động công ích và doanh nghiệp tham gia cung ứng các sản phẩm dich vụ công ích được hưởng ưu đãi về các loại thuế, tiền thuê đất, tín dụng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tạo lập tài sản và quyền quản lý tài sản phục vụ mục tiêu hoạt động công ích. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư tạo lập các tài sản là hạ tầng, cơ sở ban đầu và giao hoặc đấu thầu quản lý. Nên phân thành hai loại tài sản: tài sản do nhà nước đầu tư, giao hoặc đấu thầu quản lý thì các công ty được giao hoặc thắng thầu chỉ có quyền quản lý theo những điều kiện do Nhà nước quy định và hưởng phí quản lý. Tài sản do công ty tự đầu tư thì công ty có đầy đủ quyền sở hữu, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các công ty tự huy động vốn đầu tư loại tài sản này.

Nhà nước đặt hàng các hoạt động công ích, các sản phẩm dịch vụ công ích chủ yếu thông qua đấu thầu. Cách làm này sẽ hạn chế bao cấp của Nhà nước, hạn chế độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh để tìm ra ai làm tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động công ích và để nâng cao hiệu quả hoạt động công ích cần áp dụng phổ biến hình thức đấu thầu để chọn các Công ty thuộc tất cả các thành phần kinh tế mà

Nhà nước sẽ đặt hàng thực hiện hoạt động công ích. Thông qua đấu thầu, Nhà nước sẽ xác định giá thành sản phẩm dich vụ công ích thấp nhất có thể đảm bảo hiệu quả xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc đấu thầu phải bảo đảm giảm chi phí hoạt động, giảm bao cấp của nhà nước cho hoạt động công ích thông qua việc xây dựng được một trình tự, thủ tục đấu thầu hoàn hảo; đấu thầu rộng rãi để tránh sự thông đồng giữa các bên tham gia đấu thầu nhằm ép giá đối với nhà nước; đảm bảo sự kiểm tra, giám sát chất lượng chặt chẽ; có chế tài nghiêm khắc để hạn chế tham nhũng. Sau đó căn cứ vào giá bán hoặc phí của sản phẩm dich vụ công ích mà Nhà nước quy định để có chính sách hỗ trợ tài chính thích hợp. Thúc đẩy việc hình thành thị trường sản phẩm dich vụ công ích. Qua đó chúng ta mới có điều kiện thực hiện việc đấu thầu thực hiện việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ công ích trên thị trường.

Về xã hội hóa hoạt động công ích.

Việc chuyển đổi hình thức quản lý từ doanh nghiệp nhà nước sang cơ chế người trực tiếp sử dụng, trực tiếp hưởng các dịch vụ, các tiện ích công cộng phải trả phí dịch vụ cho Công ty cung cấp. Đó vừa là điều kiện, vừa là những yêu cầu mới đối với các công ty cổ phần tham gia cung cấp sản phẩm dich vụ công ích, buộc họ phải tự hoàn thiện hơn trong việc cung cấp đủ số lượng, chất lượng tốt và đồng bộ các sản phẩm của mình. Đây là giải pháp góp phần cùng các cơ chế khác thúc đẩy quá trình thực hiện chủ trương từng bước xã hội hóa các hoạt động cung cấp sản phẩm dich vụ công ích thuộc loại công cộng không thuần túy có chi phí loại trừ không cao, hàng hóa khuyến dụng. Đây sẽ là bước chuyển đổi quan trọng, làm thay đổi tư duy của người cung cấp cũng như người hưởng dịch vụ và cũng là điều kiện quan trọng, không thể thiếu để thu hút các nguồn đầu tư toàn xã hội vào lĩnh vực này. Mặt khác, việc nhà nước không phải trả các chi phí cho những dịch vụ này sẽ tăng thêm khả năng cung cấp vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động quan trọng khác. Người mua sản phẩm dich vụ công ích phải trả các chi phí cho người cung cấp sẽ làm thay đổi tư tưởng ỷ lại vào nhà nước, hạn chế tình trạng doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp đủ với chất lượng tốt và đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ của mình.

4.3.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên

- Một là: Tăng cường và đổi mới cơ chế quản lý nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị vĩnh yên (Trang 87 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w