Thực trạng về dịch vụ chiếu sáng và thoát nước đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị vĩnh yên (Trang 74 - 78)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng về các dịch vụ công ích tại công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên

4.1.3. Thực trạng về dịch vụ chiếu sáng và thoát nước đô thị

Chiếu sáng đô thị không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn giao thông mà còn góp phần cải thiện, hướng tới giá trị thẩm mỹ đô thị. Chất lượng tiện nghi đô thị được nâng cao cũng nhờ một phần ở chiếu sáng đô thị. Những năm qua, hệ thống chiếu sáng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên không ngừng được đầu tư nâng cấp về cơ sở

57

kết quả đã đạt được, hệ thống chiếu sáng công cộng ở thành phố thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi phải điều chỉnh nâng cao chất lượng chiếu sáng, đáp ứng yêu cầu trở thành đô thị trung tâm vùng phía Bắc đồng bằng sông Hồng.

Bảng 4.15. Tình hình chiếu sáng đô thị tại thành phố Vĩnh Yên

Nội dung Thời gian chiếu sáng Phạm vi chiếu sáng

Hiện nay, các loại hình chiếu sáng công cộng ở thành phố Vĩnh Yên gồm hệ thống đèn cao áp trên các đường phố, vườn hoa, công viên, các điểm vui chơi giải trí công cộng; hệ thống đèn led trang trí trên các tuyến đường, các công trình đài phun nước, cổng chào, các cột đèn tín hiệu giao thông... Trong đó điện chiếu sáng công cộng có 6280 bóng đèn cáo áp, 2863 bóng compac; 147 tủ điều khiển, 23 trạm biến áp chiếu sáng; 2 cổng chào điện tử và các công trình kiến trúc khác như 3 đài phun nước, 1 tượng đài, 1 nhà văn hóa; 284 biểu tượng trang trí thân cột, ngang đường tại các tuyến đường phố, trên cầu. Do đặc thù là trung tâm hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc, hệ thống chiếu sáng công cộng được thiết kế từ lâu, được cải tạo, nâng cấp từng bước nên hệ thống cũ, mới đan xen nhau; loại đèn chiếu sáng hiệu suất cao như Sodium; Metal chiếm tới 85%; đèn cao áp thủy ngân hiệu suất thấp vẫn còn sử dụng chiếm 15%. Chính vì thế, sản lượng điện tiêu thụ cho chiếu sáng công cộng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện của thành phố. Năm 2015, sản lượng điện tiêu thụ là 4.454kWh và năm 2016 là 4.555kWh tương đương chi phí khoảng hơn 7 tỷ đồng/năm.

Bảng 4.16. Đánh giá về dịch vụ chiếu sáng đô thị

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Người dân Cán bộ, lao động công ty

Thời gian chiếu

sáng

Chưa hợp lý

8,33

4,00

Mức độ sáng

Sáng 78,33 84,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) 96,00

91,67 Hợp lý

Theo Phòng Quản lý đô thị thành phố, mặc dù thành phố đã ban hành quy định và chỉ đạo các biện pháp tăng cường công tác quản lý, điều hành hệ thống chiếu sáng nhưng hiện nay hệ thống chiếu sáng công cộng vẫn chưa thể vận hành hiệu quả như mong muốn. Một số tuyến phố chính đã được lắp đặt đèn chiếu sáng nhưng chưa phù hợp với quy mô của đường hoặc hệ thống đã cũ, hết thời gian vận hành. Đơn cử như đường Mê Linh có bề mặt lòng đường là 16m nhưng chỉ chiếu sáng ở một bên đường. Các tuyến đường Trần Phú, Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ… hệ thống đèn chiếu sáng đã cũ, hết thời gian vận hành làm giảm khả năng chiếu sáng, chiếu sáng không đồng đều và hay xảy ra các sự cố cháy bóng, chập, cháy cáp điện. Một số tuyến đường đã được nâng cấp mặt đường và các hạ tầng kỹ thuật khác nhưng mới được đầu tư lắp đặt đèn chiếu sáng như hệ thống đèn chiếu sáng ngõ xóm giai đoạn 4 hiện mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, đảm bảo toàn thành phố cung cấp đủ ảnh sáng cho người dân đi lại thuận tiện. Lý giải tình trạng đến hết năm 2015 toàn bộ hệ thống các đường ngõ xóm mới được chiếu sáng, theo cơ quan chuyên môn cho biết, hiện tại, quy hoạch về chiếu sáng công cộng ở thành phố vẫn chưa được quan tâm triển khai thực hiện khiến cho công tác tính toán sử dụng, đấu nối, bổ sung hệ thống chiếu sáng công cộng chủ yếu được thực hiện chắp vá theo nguồn của từng dự án dựa trên kinh nghiệm quản lý. 1 trạm tủ điện chiếu sáng không được tính toán riêng cho từng tuyến đường mà phải đấu nối thêm nhiều hạng mục khác như chiếu sáng đường phố, biểu tượng LED, chiếu sáng dong ngõ xóm, tổ dân phố…

Hệ thống chiếu sáng đô thị vận hành chủ yếu theo phương thức thủ công gây tốn kém về nhân công, công tác phát hiện sự cố chưa kịp thời, nhật ký hồ sơ theo dõi chưa được liên tục. Các quy định về quản lý chiếu sáng đô thị trong các văn bản như Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28-9-2009 của Chính phủ, Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 11-10-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và các thông tư hướng dẫn còn chung chung rất khó triển khai. Bên cạnh đó, từ năm 2013, thành phố đã giao khoán công tác vận hành đèn chiếu sáng cho Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên nhưng chi phí mới chỉ đảm bảo duy trì hoạt động hệ thống đèn chiếu sáng, trong khi đó, do hạ tầng đã cũ, thiếu đồng bộ nên thường xuyên hỏng hóc, cộng với thiên tai bão lớn gây thiệt hại nặng nề, công tác khắc phục hậu quả mất nhiều thời gian do phải phối hợp với nhiều phòng, ban, ngành liên quan ảnh hưởng đến hiệu quả chiếu sáng đô thị.

Hệ thống thoát nước thải đô thị công ty cũng thực hiện khá tốt.hệ thống thoát nước thải đô thị cũng được khơi thông, nạo vét thường xuyên. Các cửa xả, hố ga được làm vệ sinh sạch sẽ đã hạn chế được tình trạng úng ngập đường phố khi trơi mưa to. Hiện tượng lấn chiếm hệ thống thoát nước công cộng để xây dựng công trình phụ đã giảm. Năm 2016 hệ thống thoạt nước Công ty quản lý gồm 106.000 m rãnh hở, 2.130 hố ga, 28 cửa xả, lượng bùn nạo vét đạt 3.200 m3.

Bảng 4.17. Tình hình thoát nước thải đô thị của công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên

Nội dung ĐVT 1.Hệ thống thoát nước - Rãnh thoát

nước - Hố ga - Cống xả

2.Tình hình thoát nước - Số km đường thoát nước tốt - Số km đường bị ngập úng - Lượng bùn nạo vét

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty (2016)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị vĩnh yên (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w