Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị vĩnh yên (Trang 44 - 49)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Là thành phố đô thị loại II và là trung tâm chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2014, với việc được công nhân là đô thị loại II, địa giới thành phố Vĩnh Yên

đã mở rộng, với diện tích tự nhiên lên 50,01 km2.

Tuy mật độ dân số có tăng qua 2 năm nhưng nếu so với các đô thị khác trong nước thì mật độ dân số trung bình của thành phố Vĩnh Yên không phải là ở mức lớn. Dân số tập trung đông hơn ở các phường, với các xã thì mật độ có thưa hơn. Do ở các phưởng kinh tế phát triển hơn. Ngô Quyền là phường có diện tích nhỏ nhất thành phố nhưng lại là nơi tập trung đông dân cư nhất. Vì đây là nơi hoạt động kinh doanh, buôn bán diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ nhất và cũng là một trong những trung tâm của thành phố. Do đó, công tác quản lý chất thải rắn cũng được chú trọng nhiều hơn so với các xã phường khác.

Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên, dân số và mật độ dân số trung bình phân theo xã/phường (2015 – 2016)

Phường/xã

Tổng số

Phường Đống Đa Phường Đồng Tâm Phường Hội Hợp Phường Khai Quang Phường Liên Bảo Phường Ngô Quyền Phường Tích Sơn Xã Định Trung Xã Thanh Trù

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, thành phố Vĩnh Yên Do diện tích khá nhỏ, nhưng dân số lại rất đông nên việc cung cấp các dịch vụ công ích đang là vấn đề được thành phố Vĩnh Yên chú trọng quan tâm. Mặt khác, thành phố Vĩnh Yên tập trung một lượng lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nên việc nâng cao chất lượng dịch vụ công ích là rất cần thiết. Hiện tại mới chỉ có công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ công ích cho khu vực thành phố.

3.1.3.1. Cơ sở và lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Kinh tế TP. Vĩnh Yên trong những năm qua có sự chuyển biến mạnh. Theo đó, sự thay đổi của các cơ sở công nghiệp và lao động cũng diễn ra khá mạnh mẽ.

Bảng 3.2. Cơ sở và lao động sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (năm 2014 – 2016)

Chỉ tiêu 1. Cơ sở

- Kinh tế nhà nước + Trung ương + Địa phương - Kinh tế tập thể - Kinh tế cá thể - Kinh tế tư nhân - Kinh tế có vốn ĐTNN 2. Lao động (người) - Kinh tế nhà nước + Trung ương + Địa phương - Kinh tế tập thể - Kinh tế cá thể - Kinh tế tư nhân - Kinh tế có vốn ĐTNN

Theo dõi bảng 3.2 có thể thấy tốc độ phát triển bình quân các cơ sở công nghiệp của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài diễn ra mạnh mẽ nhất (lần lượt là 170,24% và 131,61% trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016).

Theo đó, số lượng lao động làm trong các thành phần này cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Đặc biệt với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ chỗ chỉ có 42 lao động (năm 2010) thì cho đến năm 2016 con số này đã tăng lên 4.524 người.

Theo cùng xu hướng chung của đất nước thì các thành phần kinh tế tập thể có xu hướng thu hẹp dần quy mô và các cơ sở do sự hoạt động kém hiệu quả. Trong vòng 8 năm có 7 cơ sở thuộc thành phần kinh tế tập thể đi vào giải thể dẫn đến sự mất việc của 235 người lao động. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế.

Việc tăng nhanh của các cơ sở công nghiệp đồng nghĩa với việc sử dụng các dịch vụ công ích cũng tăng theo. Mặt khác, tại thành phố Vĩnh Yên, Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị chỉ chịu trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt cho tất cả các hộ gia đình trên toàn địa bàn thành phố. Đối với rác thải công nghiệp, Công ty sẽ làm hợp đồng với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, do ý thức quản lý còn kém, nên không có sự tham gia của 100% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, vẫn có tình trạng đổ rác thải công nghiệp trái phép. Tỉnh và thành phố Vĩnh Yên vẫn chưa có một hệ thống văn bản cũng như quy định cho vấn đề này.

3.1.3.2. Tình hình sản xuất – kinh doanh

Là thành phố vệ tinh của tỉnh Vĩnh Phúc, đang trên đà của sự phát triển, kinh tế TP. Vĩnh Yên trong những năm qua cũng có những bước tiến vượt bậc. Giá trị sản xuất tăng dần qua các năm, đặc biệt là sự tăng dần của tỷ trọng ngành công nghiệp (từ chỗ chỉ chiếm 41,11% trong tổng giá trị sản xuất thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 51,98% - chiếm hơn một nửa cơ cấu các ngành).

14% 5%

29%

52%

Ngành N - L - TS TM và DV

11%

16%

33% 40%

Ngành N - L - TS Công nghiệp TM và DV Đầu tư và XDCB

Hình 3.1. Cơ cấu sản xuất – kinh doanh TP. Vĩnh Yên năm 2010 và 2016 Giá trị ngành nông – lâm – thủy sản tuy có gia tăng về mặt lượng nhưng có sự giảm sút nhanh chóng về cơ cấu (đi từ 10,76%

năm 2010 xuống còn 5,41% năm 2016).

Trong nông nghiệp, chăn nuôi càng ngày càng tỏ rõ vị trí của mình (với 35,68% năm 2010 thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên 47,55% trong tổng cơ cấu ngành nông nghiệp). Đặc biệt trong vòng 6 năm (từ năm 2010 – 2016) giá trị ngành thủy sản tăng lên một cách nhanh chóng (tăng 16,41 tỷ đồng tương ứng với 245,45%). Điều này cho thấy đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất của người nông dân, đi từ trồng trọt sang chăn nuôi những sản phẩm

cho giá trị kinh tế cao.

Cơ cấu của đầu tư xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ lại có sự giảm sút nhường phần cho sự tăng lên của công nghiệp.

Việc thay đổi dần cơ cấu kinh tế trong toàn tỉnh cũng như toàn thành phố Vĩnh Yên yêu cầu chất lượng của các dịch vụ công ích phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đòi hỏi Công ty cổ phẩn Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên cần phải quan tâm và tìm giải pháp để nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích.

3.1.3.3. Giáo dục – y tế

Công tác giáo dục và y tế đã được thành phố chú trọng trong những năm qua nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn lớn.

Bảng 3.3. Tình hình giáo dục – y tế thành phố Vĩnh Yên năm 2010 – 2016 Chỉ tiêu

I. Y tế

1. Cơ sở khám chữa bệnh (cơ sở) - Trung tâm y tế

- Trạm y tế xã, phường 2. Số giường bệnh (giường) - Trạm y tế xã, phường 3. Cán bộ ngành y (người) - Bác sỹ và trên đại học

- Y sỹ và kỹ thuật viên trung học y - Y tá và nữ hộ sinh

- Dược sỹ trung cấp - Dược tá

II. Giáo dục (trường) 1. Giáo dục mầm non 2. Giáo dục tiểu học

3. Giáo dục trung học cơ sở 4. Giáo dục PTTH

5. Cao đẳng, THCN và dạy nghề

Nguồn: Phòng Kinh tế - UBND thành phố Vĩnh Yên Mặc dù toàn thành phố hiện có 24 cơ sở khám chữa bệnh nhưng cơ sở vật chất thuộc các trạm y tế của các xã mới sát nhập vào thành phố vẫn còn khá nghèo nàn. Phần lớn các bác sỹ có trình độ đại học và trên đại học đều làm việc tại các bệnh viện, trung tâm của thành phố. Điều này cũng gây nên những khó khăn trong việc điều trị.

Trên địa bàn thành phố hiện có 6 bệnh viện lớn thuộc thành phố và tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó còn có các trung tâm, các trạm y tế. Vì vậy, việc nâng cao

chất lượng dịch vụ công ích là một trong những vấn đề cần chú trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị vĩnh yên (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w