Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện
Tiên Du là huyện thuộc vùng đất đồng bằng chiêm trũng với tổng diện tích tự nhiên là 9568,6 ha, được phân bổ cho những mục đích sử dụng đất khác nhau.
Là huyện có thế mạnh trong phát triển công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên bình quân diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 57,8%. Vài năm trở lại đây, thực hiện chủ trương của Nhà nước thúc đẩy phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Tiên Du đã tập trung đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do đó một phần diện tích đất nông nghiệp đã chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Nếu năm 2013 diện tích đất nông nghiệp là 5616,5 ha thì đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp giữ ổn định
ởmức 5531,87 ha chiếm 57,8% tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng xu hướng hiện nay do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nên diện tích đất nông nghiệp vẫn có xu hướng giảm.
Tóm lại, đặc điểm đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú phân bố ở các địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông - lâm nghiệp.
Tình hình diện tích đất đai của huyện phân theo mục đích sử dụng có nhiều biến động. Những biến động này theo lẽ tự nhiên, tuy nhiên, cần sự can thiệp của các đơn vị chức năng để đảm bảo hiệu quả kinh tế trên diện tích đất sản xuất, đem lại thu nhập và sự phát triển bền vững cho kinh tế của huyện.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2013 - 2015
Chỉ tiêu
A - Tổng diện tích đất tự nhiên I - Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy sản 4. Đất nông nghiệp khác II - Đất phi nông nghiệp
III - Đất chưa sử dụng
B - Một số chỉ tiêu bình quân
1. BQ đất NN/hộ NN
2. BQ đất NN/lao động NN
3.1.2.2. Dân số - lao động
Dân số của huyện qua ba năm 2013 - 2015 có biến động nhẹ, mức tăng dân số qua 3 năm là 1605 người, tương ứng tăng thêm 1,2%. Nhìn chung, qua ba năm, cơ cấu dân số theo giới tính của huyện không thay đổi nhiều và khá cân bằng, dao động xung quanh tỷ lệ 49.9/50.1. Sự biến động dân số của huyện được thể hiện qua bảng 3.2.
Tuy tổng dân số không biến động nhiều nhưng tổng số lao động có thay đổi lớn. Về cơ bản, lao động công nghiệp – xây dựng – tiểu thủ công nghiệp và lao động trong khối ngành thương mại – du lịch tăng dần theo các năm, thông thường mức tăng ở đây là 10% - 11%.
Lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng ổn định, tăng bình quân 11,06%. Điều này là do năm 2013 cơ sở hạ tầng phục vụ cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, kéo theo nhu cầu dịch vụ tăng cao, nắm bắt được những ưu thế trên địa bàn nhiều hộ nông dân đã chuyển sang kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Lao động trong khu vực nhà nước tăng dần trong cơ cấu lao động của huyện, chứng tỏ lao động có trình độ có xu hướng tăng.
Tổng số hộ của huyện qua 3 năm tăng nhẹ, tuy nhiên, số hộ nông nghiệp giảm dần. Lao động nông nghiệp giảm dần và số hộ phi nông nghiệp tăng dần. Đây là tín hiệu khả quan về động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Tiên Du giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu
I. Tổng số nhân khẩu (người) + Nam
+ Nữ
II. Tổng lao động (LĐ) 1. LĐ trong các ngành kinh tế + LĐ nông - lâm - ngư nghiệp + LĐ công nghiệp - xây dựng + LĐ thương mại - dịch vụ 2. LĐ khu vực nhà nước III. Tổng số hộ (hộ) Hộ nông nghiệp
IV. Một số chỉ tiêu BQ - BQ lao động/hộ - BQ nhân khẩu/hộ
Nguồn: Phòng Thống kê, phòng Nội vụ và phòng LĐ TBXH huyện Tiên Du
3.1.2.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong 3 năm cuối 2013 – 2015 thực hiện Nghị quyết của Đại Hội các cấp, triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trong điều kiện có những thuận lợi song cũng không ít khó khăn như thời tiết, khí hậu diễn biến hết sức phức tạp, rét đậm rét hại kéo dài, mưa úng xảy ra trên diện rộng, tình hình lạm phát khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá một số nông sản, nguyên liệu chủ yếu tăng cao làm ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Song với tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn chủ động trong công tác chỉ đạo và điều hành, cùng với sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự cố gắng của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Trong năm 2013 – 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 22,86%
trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 4,33%, công nghiệp xây dựng đạt 24,8%, thương mại dịch vụ đạt 20,07%.
Trong nhưng năm gần đây giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh bình quân hàng năm tăng 1,87%, trong đó chiếm ưu thế là ngành trồng trọt chiếm trên 70%, chăn nuôi và thủy sản chiếm trên 20%.
Về trồng trọt : Năm 2015 tổng diện tích gieo trồng của toàn huyện là 7.762,3 ha. Trong đó:
Cây lúa: Toàn huyện cấy 6.324,5 ha, đạt 101,9% kế hoạch, giảm 1,06% so với năm 2010 (do thu hồi đất phục vụ các dự án trên địa bàn).
Trong đó: Vụ Đông xuân cấy 3.357,1 ha; năng suất đạt 66,24 tạ/ha, tăng 1,42 tạ/
ha, sản lượng đạt 22.237 tấn, đạt 108% kế hoạch.
Vụ mùa cấy 2.967,4 ha, bằng 98,1% so với năm 2014, năng suất đạt 58,02 tạ/ha, tăng 0,41 tạ/ha, sản lượng đạt 17.218 tấn.
Tổng sản lượng lương thực có hạt 39.542 tấn, đạt 104% kế hoạch, riêng sản lượng thóc cả năm đạt 39.469 tấn.
Cây vụ Đông: Mặc dù do ảnh hưởng của mưa bão đã làm cho một số diện tích trồng cây vụ đông bị ngập úng, song do chủ động được giống, vốn và tiêu úng kịp thời nên các hợp tác xã và bà con xã viên đã khắc phục khó khăn để triển khai trồng cây vụ Đông kịp thời vụ và vượt kế hoạch. Kết quả toàn huyện đã trồng được 1.240 ha đạt 104,5% kế hoạch. Trong đó: Đậu tương trồng 865,8 ha, ngô trồng 17,1 ha, ngô ngọt trồng 60,2 ha, khoai lang trồng 21,5 ha, khoai tây trồng 7 ha, rau màu các loại trồng 270 ha.
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Tiên Du qua 3 năm
Chỉ tiêu
A - Tổng giá trị sản xuất I. Nông nghiệp
1. Trồng trọt
- Lúa - Rau màu - Cây khác
2. Chăn nuôi
II. Tiểu thủ công nghiệp III. Dịch vụ và du lịch
B - Một số chỉ tiêu bình quân
1. GTSX/khẩu/năm
2. GTSX/LĐ/năm
3. GTSX/hộ/năm
Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiên Du
Về chăn nuôi – thủy sản và phát triển kinh tế trang trại : Đàn gia súc, gia cầm được khôi phục và phát triển. Đàn lợn 23160 con, đạt 98,55%; đàn trâu 451 con đạt 94,67%; đàn bò 972 con, đạt 85,26%, đàn dê 5258 con, tăng 4,66%, đàn gia cầm 330871 con, đạt 103,4% so với kế hoạch.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 2.938 tấn, đạt 105% kế hoạch, riêng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 2384 tấn, đạt 103,65% kế hoạch.
Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các xã, hợp tác xã, các phòng ban chu Tiên Du thực hiện tốt công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm nên trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xấy dựng : Sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2015 trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng khá, ước giá trị sản xuất đạt 1.327 tỷ đồng (giá cố định 94), đạt 128% so với năm 2014. Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước là 241 tỷ 29 triệu đồng, đạt 133,7%;
doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 849 tỷ 979 triệu đồng, đạt 134,53%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 131 tỷ 174 triệu đồng, đạt 103,6%; sản xuất cá thể 105 tỷ 299 triệu đồng, đạt 107,6% so với năm 2014. Một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng khá như: may mặc tăng 2,67%; sản phẩm từ kim loại tăng 3,7% so với năm 2014.