Vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 75)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.1.2. Vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2015

Tổng vốn đầu tư cho các kết cấu hạ tầng trọng điểm (bao gồm các công trình trọng điểm về giao thông, hạ tầng nông nghiệp và thủy lợi, hạ tầng đô thị, các cụm công nghiệp, cơ sở dịch vụ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá…). Diễn biến vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tiên Du qua các năm tại bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm

Tổng số

1. Nông nghiệp -

Thuỷ lợi

2. Công nghiệp

3. Giao thông

4. Y tế, xã hội

5. Giáo dục

6. Du lịch

7.Văn hoá, TDTT

8. Khác*

Ghi chú: * Khác: Bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các Trụ sở cơ quan, Văn phòng, các công trình đa lĩnh vực chưa phẩn bổ trực tiếp vào các ngành

Qua số liệu bảng 4.2 và 4.3 cho thấy vốn đầu tư XDCB cho các ngành đang tập trung quan tâm vào các ngành có nhu cầu lớn về CSHT như thuỷ lợi - nông nghiệp; giao thông. Các ngành khác phục vụ xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa - thể dục thể thao (TDTT), vốn đầu tư còn thấp và thất thường. Các ngành kinh tế có tiềm năng và lợi thế phát triển của huyện như du lịch, mức đầu tư còn rất thấp.

Xét chung cả giai đoạn nghiên cứu 2011 - 2015, đầu tư XDCB cho ngành nông nghiệp – thủy lợi chiếm vị trí hàng đầu với hơn 40% tổng vốn, thứ hai là ngành giao thông chiếm 13,51%; Y tế - xã hội chiếm vị trí thứ ba với 8,23%; tiếp đến là ngành du lịch, chỉ chiếm 7,51%; văn hoá – thể dục thể thao chỉ chiếm 6,56%, Công nghiệp chiếm 5,21%, Giáo dục là ngành được đầu tư thấp nhất, chỉ chiếm 3,42%. Như vậy, hơn 50% vốn XDCB tập trung vào xây dựng CSHT thủy lợi, nông nghiệp, giao thông, các ngành khác chưa được ưu tiên đầu tư.

4.1.2.1. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành nông nghiệp – thủy lợi

Các dự án và công trình cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp – thủy lợi giai đoạn này cho thấy Tiên Du đã tiến hành thực hiện các dự án CSHT cấp thiết và quan trọng như cải tạo, nâng cấp 9 trạm bơm, xây mới 3 trạm bơm (xã Phú Lâm 1, Tri Phương II...), nạo vét 13,87 km kênh cấp II, kiên cố 34,7 km kênh cấp II, cải tạo nâng cấp 48,43 km kênh nội đồng…. Đây là những dự án yếu cầu vốn đầu tư lớn và đã có là mức đầu tư tăng vượt bậc qua các năm, chứng tỏ rằng ngành nông nghiệp - thuỷ lợi ngày càng được quan tâm đúng hướng, tập trung đầu tư giải quyết dứt điểm các công trình cấp bách, đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa mưa lũ và tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài xây dựng mới các công trình, xây dựng cơ bản cho nông nghiệp – thủy lợi còn chi tu sửa nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa nước…

Khác với các ngành công nghiệp, dịch vụ và lĩnh vực xã hội, nguồn vốn NSNN cho xây dựng cơ bản ngành nông nghiệp - thuỷ lợi khá đa dạng, thể hiện trên bảng 4.3.

Trong 2 năm 2011 - 2012, nguồn vốn chủ yếu là từ NSNN bao gồm NSNN cấp tỉnh; Ngân sách Trung ương hỗ trợ mục tiêu của tỉnh và phân bổ theo chương trình mục tiêu quốc gia giao huyện Tiên Du; và một phần vốn ODA. Chuyển sang 3 năm về sau 2013 - 2015, vốn trái phiếu chính phủ đã chiếm phần chủ yếu. Năm 2013 vốn TPCP chiểm tỷ lệ 88, 36%, năm 2014 chiếm 74, 9%, năm 2015 tuy giảm nhưng cũng chiếm hơn 64%.

Bảng 4.3. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành nông nghiệp - thuỷ lợi Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn vốn Tổng số Tỷ lệ 1.Ngân sách tỉnh

Tỷ lệ (%) 2.Hỗ trợ mục tiêu

Tỷ lệ (%) 3.Chương trình mục tiêu

Tỷ lệ (%) 4.Trái phiếu Chính phủ

Tỷ lệ (%) 5.Vốn ODA

Tỷ lệ (%) Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Du

Hộp 4.1. Đầu tư cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn nhiều bất cập

Hiện tại hệ thống kênh mương nội đồng của các xã trên địa bàn huyện cơ bản là do xã làm chủ đầu tư. Tuy nhiên nguồn vốn lại hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, do vậy địa phương muốn được đầu tư hay hỗ trợ vốn nhiều thì phải phụ thuộc vào sự quan tâm của huyện… Có những công trình thủy lợi của xã được đầu tư, nhưng chúng tôi không biết đơn vị thi công ở đâu vì nhà thầu là do huyện chọn và chỉ định thầu. Nhiều khi chất lượng công trình không đảm bảo nhưng chúng tôi cũng không biết làm gì. Vì nếu chúng tôi làm nguyên tắc quá thì lại sợ ảnh hưởng cấp trên…

Ông Nguyễn Văn Phong, 57 tuổi, phó chủ tịch xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, phỏng vấn ngày 23/11/2015.

Tóm lại: nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển ngành nông nghiệp và thủy lợi là rất lớn, hàng năm UBND tỉnh Bắc Ninh thường phải bố trí lượng vốn khoảng trên 300 tỷ đồng để UBND huyện Tiên Du tiến hành cại tạo, nâng cấp và xây mới các công trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Dự án thường phải triển khai cấp bách nên nguồn vốn cho phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản thường đa dạng hơn các lĩnh vực khác.

4.1.2.2. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành giao thông

Trong thời gian qua, đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Tiên Du cho giao thông đã được chú trọng. Sự đầu tư này cho thấy chủ trương mở rộng và nâng cao các công trình giao thông vận tải của huyện đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung. Cũng như ngành nông nghiệp – thủy lợi, vốn đầu tư cho giao thông cũng bao gồm 3 nguồn: Ngân sách (địa phương và Trung ương); Trái phiếu Chính phủ và nguồn ODA. Trong đó, những năm 2011 - 2012, nguồn ngân sách và ODA chiếm chủ yếu, 3 năm sau đó (2013 – 2015), vốn trái phiếu chính phủ tăng dần và chiếm hoàn toàn trong tổng vốn xây dựng cơ bản cho ngành (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành giao thông

Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn

Tổng số Tỷ lệ (%)

1. Ngân sách tỉnh

Tỷ lệ (%)

2. Hỗ trợ mục tiêu

Tỷ lệ (%)

3. Vốn ODA

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Phòng Công thương, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Du Tóm lại: tính cho cả giai đoạn 2011 - 2015 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành giao thông đã huy động tổng số vốn là 503,9 tỷ đồng để thực hiện các dự án, nguồn vốn chủ yếu từ hỗ trợ có mục tiêu từ Trung ương 169 tỷ đồng chiếm 21,39% và nguồn TPCP 329,5 tỷ đồng chiếm 41,79% tổng vốn đầu tư XDCB cho phát triển ngành giao thông trên địa bàn huyện Tiên Du.

4.1.2.3. Vốn xây dựng cơ bản ngành công nghiệp

Thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, huyện Tiên Du đã có những chính sách đúng đắn để khuyến khích phát triển công nghiệp. Để khuyến khích và thu hút các nguồn đầu tư khác vào phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện, nguồn vốn NSNN cũng đã giành một phần đầu tư CSHT tạo nền

tảng cho phát triển công nghiệp, thể hiện qua các năm được thể hiện thông qua Bảng 4.5:

Bảng 4.5. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành công nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn

Tổng số Tỷ lệ (%)

1. Ngân sách tỉnh

Tỷ lệ(%)

2. Hỗ trợ mục tiêu

Tỷ lệ (%)

3. Trái phiếu CP

Tỷ lệ (%)

4. Vốn ODA

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Du Giai đoạn 2011 - 2015, huyện Tiên Du đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp để thu hút đầu tư như: phát triển 3 khu công nghiệp tập trung đó là KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn, KCN đô thị và dịch vụ Việt Nam – Singapore; 2 cụm công nghiệp địa phương đó là cụm Phú Lâm và Tân Chi.

Tuy nhiên mức đầu tư CSHT cho từng dự án đều ở qui mô nhỏ từ 14 - 60 tỷ đồng/dự án, ngoại trừ CSHT KCN đô thị và dịch vụ Việt Nam – Singapore với mức đầu tư 182,392 tỷ đồng. Điều này cũng phù hợp vì đầu tư phát triển ngành công nghiệp chủ yếu phải từ các nguồn ngoài NSNN như đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đầu tư từ nguồn vốn NSNN chỉ là một phần hỗ trợ, tập trung xây dựng CSHT ngoài hàng rào khu công nghiệp, ngoài hàng rào doanh nghiệp.

Tóm lại: Tiên Du là huyện có nền công nghiệp phát triển tuy nhiên lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trên địa bàn chiếm tỷ lệ nhỏ, nguyên nhân do cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện đã được đầu tư bài bản và hoạt động ổn định.

4.1.2.4. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành y tế

Sử dụng nguồn vốn NSNN đầu tư công nhằm phục vụ sự nghiệp y tế chăm lo sức khỏe cho nhân dân là yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên trong giai đoạn 2011 - 2015, mức đầu tư vốn NSNN cho ngành y tế trên địa bàn huyện không ổn

định cả về mức đầu tư hàng năm và nguồn vốn. Xét về mức đầu tư hàng năm, từ năm 2011 (đầu tư hơn 220 tỷ đồng) tăng lên và đạt cao nhất là năm 2012 (822 tỷ đồng), sau đó giảm liên tục, đến năm 2015 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành y tế đạt 224,2 tỷ đồng. Về nguồn vốn, năm 2011 vốn thu hút khá cân đối từ cả 4 nguồn (Ngân sách tỉnh, ngân sách hỗ trợ của Trung ương, TPCP và vốn ODA), nhưng từ năm 2012 trở lại đây chủ yếu là nguồn vốn từ TPCP, không còn vốn ODA, các nguồn khác cũng giảm mạnh.

Bảng 4.6. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành y tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn

Tổng số Tỷ lệ (%)

1. Ngân sách tỉnh Tỷ lệ (%)

2. Hỗ trợ mục tiêu Tỷ lệ (%)

3. Chương trình mục tiêu Tỷ lệ (%)

4. Trái phiếu Chính phủ Tỷ lệ (%)

5. Vốn ODA Tỷ lệ (%)

Đến nay, toàn bộ dự án đầu tư xây dựng Trung tâm y tế huyện Tiên Du và các hệ thống trạm y tế trên địa bàn các xã, thị trấn, thị tứ trên địa bàn huyện đã hoàn thành đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật, an toàn, tiết kiệm, tiến độ thi công đáp ứng theo Nghị quyết của HĐND huyện đề ra, đủ điều kiện đưa công trình vào sử dụng, xứng đáng là hệ thống y tê cấp khu vực có quy mô lớn, hiện đại, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong huyện và các huyện lân cận.

Tóm lại: Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được tăng cường cả về số và chất lượng; 100% xã, thị trấn của huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế: trong đó có 12/14 xã, thị trấn đạt chuẩn giai đoạn 2002-2010; các

chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được quản lý chặt chẽ và thường xuyên, tỷ lệ tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 96%. Toàn huyện có 15 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó, có 1 bệnh viện đa khoa huyện với quy mô 250 giường có thể phát triển thành bệnh viện đa khoa khu vực với hệ thống trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu câu khám chữa bệnh của nhân dân, 14 cơ sở y tế xã và các cơ sở tư nhân có cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp cho hoạt động chuyên môn.

4.1.2.5. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành Giáo dục

Công tác Giáo dục và Đào tạo được đặc biệt quan tâm. Giai đoạn 2011 - 2015 huyện đã đầu tư sửa chữa và xây mới cơ sở vật chất cho các trường từ bậc tiểu học đến Trung học phổ thông và hệ thống các trường mần non với tổng mức đầu tư 720,945 tỷ đồng, mỗi năm chỉ đầu tư từ 110 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng cho ngành Giáo dục và đào tạo của huyện.

Bảng 4.7. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục

Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn

Tổng số Tỷ lệ (%)

1. Ngân sách tỉnh

Tỷ lệ (%)

2. Hỗ trợ mục tiêu

Tỷ lệ (%)

3. Chương trình mục tiêu

Tỷ lệ (%)

4. Trái phiếu Chính phủ

Tỷ lệ (%)

Nguồn vốn đầu tư XDCB cho giáo dục chủ yếu vẫn là nguồn từ chương trình mục tiêu và vốn TPCP. Tuy nhiên giai đoạn này, huyện Tiên Du cũng đã tập trung giành nguồn ngân sách tỉnh đầu tư sửa chữa và xây mới các trường học chiếm 12% trong tổng số vốn đầu tư XDCB như: Xây dựng trường PTTH Tiên

Du 1 với tổng mức đầu tư 10,380 tỷ đồng, trong đó vốn CTMT là 8,68 tỷ đồng vốn Ngân sách tỉnh là 1,7 tỷ đồng; xây dựng trường PTTH Lê Quý Đôn tổng mức đầu tư 7,918 tỷ đồng trong đó vốn CTMT là 2,9 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh là 5,018 tỷ đồng các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tạo điều kiện cơ sở vật chất cho học sinh học tập.

Nhìn chung: sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện Tiên Du thời gian qua phát triển khá toàn diện và ổn định thỏa mãn tốt nhu cầu học tập của con em trong huyện nhất là bậc học mầm non, tiểu học, THCS và giáo dục thường xuyên. Chất lượng giáo dục luôn được coi trọng, các điều kiện phục vụ cho giảng dạy được quan tâm, từng bước đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài được triển khai sâu rộng và đạt kết quả tốt.

4.1.2.6. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành văn hóa - thể thao - du lịch

Du lịch là một ngành có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển của huyện Tiên Du với hệ thống lễ hội phong phú và đặc sắc điển hình là hội Lim, đây là ngành được mệnh danh là “Công nghiệp không khói” tạo ra giá trị gia tăng cao nếu biết đầu tư khai thác. Tuy nhiên trong những năm qua, du lịch chưa được ưu tiên đầu tư đúng mức. Như đã phân tích ở phần trên, trong cả giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 nguồn vốn NSNN chỉ mới đầu tư cho XDCB của ngành du lịch 1.581 tỷ đồng, chiếm 7,51% tổng vốn NSNN cho đầu tư XDCB của huyện Tiên Du. Ngành du lịch có thể khai thác vốn đầu tư khác, đặc biệt là đầu tư tư nhân và FDI. Tuy nhiên để tạo điều kiện nền tảng hạ tầng thuận lợi cho tư nhân đầu tư khai thác, vốn nhà nước cũng cần phải đầu tư tương xứng, mới tạo ra sự thu hút cho các nguồn đầu tư khác.

Tóm lại: Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng luôn được quan tâm chỉ đạo. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quản lý quy hoạch đô thị được tăng cường. Huyện đã chỉ đạo huy động mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện đầu tư có trọng điểm; chú trọng công tác quản lý chất lượng công trình; đa số các công trình đã hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả. Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm trật tự xây dựng; làm tốt công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện để hướng tới mục tiêu thành huyện công nghiệp và xây dựng thị trấn Lim trở thành đô thị loại IV vào năm 2020.

4.1.3. Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du

Trong hơn 5 năm, thực trạng xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tiên Du đã đưa lại nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên các điểm sau đây:

- Tạo thêm việc làm, tăng tổng cầu về nguyên vật liệu, kích thích các ngành sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng cơ bản phát triển, các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Với tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước hơn 5 ngàn tỷ đồng đầu tư vào xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2011-2015, đã tạo thêm hàng ngàn việc làm cho lưc lượng lao động chuyên nghiệp xây dựng và huy động thêm lực lượng lao động không chuyên nghiệp từ các vùng nông thôn, tạo thêm thu nhập và nâng cao mức sống cho họ.

Đồng thời cầu về các loại vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch các loại, cát sỏi, gỗ, vật liệu điện, sành sứ, v.v… gia tăng. Nhu cầu tăng đến lượt nó tác lên cung từ khâu sản xuất đến hệ thống phân phối, lưu thông cũng tăng theo. Các hoạt động dịch vụ vận chuyển, xúc ủi, đào đắp cũng có thêm nhiều việc làm, do đó kích thích các doanh nghiệp loại hình dịch vụ này phát triển.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.

Nhờ triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trung ương theo chương trình mục tiêu, một số công trình lớn của Trung ương trên địa bàn được xây dựng và đưa vào hoạt động như nâng cấp Quốc lộ 38, quốc lộ 1A, tỉnh lộ 276, 279 … qua địa bàn huyện Tiên Du. Các công trình đó đã thực sự phát huy hiệu quả, tạo điều kiện giao thông vận tải thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa, hành khách.

-Các CSHT thiết yếu được cải thiện và nâng cấp thay đổi diện mạo vật chất, tạo tiềm lực về lực lượng sản xuất và điều kiện hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa xã hội. Cụ thể, kết quả đâu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011 – 2015 được thể hiện qua bảng 4.8.

Lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi được sự quan tâm của các cấp các ngành, trong giai đoạn 2011-2015 đã đầu tư xây dựng mới và cứng hóa được 328 km kênh mương nội đồng, tu sửa và nâng cấp 203,1 km; xây dựng mới 3 trạm bơm tiêu 4 máy, 2 cầu; củng cố lại toàn bộ hệ thống giao thông nội đồng trên địa bàn. Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại Tiên Du cơ bản đã hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, đảm bảo tưới tiêu cho bàn con nông dân yên tâm sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w