Quản lý giai đoạn thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 100)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.2. Thực trạng quản lý dự án đtxdcb bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du

4.2.5. Quản lý giai đoạn thực hiện dự án

Theo quyết định phân công, phân cấp ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng số 33/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh thì giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức bồi thường GPMB đối với tất cả các dự án trên địa bàn; lập thẩm định và phê duyệt dự toán GPMB. Các dự án thi công chậm tiến độ chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng, nguyên nhân do sự phối hợp giữa các chủ đầu tư và Hội đồng GPMB cấp huyện chưa tốt, chính quyền địa phương chưa kiên quyết trong việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Theo số liệu thống kê của Sở Tài chính, năm 2015 Sở Tài chính tiến hành thẩm tra và phê duyệt quyết toán 47 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng giao thông và

thủy lợi thì có đến 25 dự án có thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng chậm so với tiến độ trong quyết định đầu tư được duyệt. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do các chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Công tác giải phóng mặt bằng quyết định đến tiến độ thực hiện chung của dự án và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Một nguyên nhân khác nữa là chính sách về GPMB hiện nay cũng còn nhiều bất cập.

Hộp 4.6. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư XDCB của dự án

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp đang triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tiên Du hiện nay đang gặp phải là vốn thực hiện dự án do nguồn vốn thường bố trí chậm hơn rất nhiều so với tiến độ công việc đã được triển khai, nhiều công trinh doanh nghiệp chúng tôi triển khai xong đưa vào hoạt động mấy năm nay nhưng vẫn chưa nhận đủ tiền vốn cho xây dựng cơ bản, dẫn đến các công trình triển khai sau thường bị chậm tiến độ hoặc phải dựng lại do không có vốn, hoặc vốn chưa kịp giải ngân, doanh nghiệp không còn tiền để ứng trước thực hiện dự án nên rất khó khăn.

Ông Tạ Hồng Quân– 48 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hồng Quân, địa chỉ xã Hoàn Sơn, trả lời phỏng vấn ngày 24/11/2015

4.2.5.2. Công tác đấu thầu

- Luật Đấu thầu được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 26/11/2013; Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 và quá trình áp dụng vào thực tiễn đã mang lại hiệu quả rõ rệt:

+ Hiệu quả qua đấu thầu trước tiên là ở chỗ thông qua đấu thầu đã lựa chọn được nhà thầu có đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc theo yêu cầu.

Nhà thầu phải có giải pháp khả thi để thực hiện công việc được giao và đảm bảo trúng thầu không được vượt giá gói thầu và giá dự toán được duyệt.

+ Hiệu quả của đấu thầu chính là tạo ra sự cạnh tranh để làm động lực cho sự phát triển, đã tạo ra được nhiều doanh nghiệp mạnh có đủ năng lực thiết bị, con người và tiền vốn đảm đương được công trình phức tạp; có quy mô và lượng vốn đầu tư lớn với thời gian thi công ngắn, đạt chất lượng cao.

+ Tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư cho ngân sách;

+Thông qua đấu thầu công tác giải ngân, thanh quyết toán nhanh gọn hơn;

+Các công trình đưa vào sử dụng đúng tiến độ sớm phát huy được hiệu quả;

+ Công tác đấu thầu đã được toàn xã hội quan tâm.

Chủ đầu tư/ bên mời thầu lập và trình duyệt:

- Kế hoạch đấu thầu dự án;

- Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu;

-Nội dung khác.

Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền:

- Thẩm định và phê duyệt;

-Kế hoạch đấu thầu;

- Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu thuộc dự án nhóm A, B, C;

-Các nội dung khác.

Chủ đầu tư/ bên mời thầu tổ chức đấu thầu:

- Đấu thầu rộng rãi:

+Thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+Bán hồ sơ mời thầu;

+Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu;

+ Nhà thầu nhận hồ sơ dự thầu và đóng thâu;

+Mở thầu.

- Đấu thầu hạn chế:

+Bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu theo danh sách đã được duyệt;

+Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu

+Nhà thầu nhận hồ sơ dự thầu và đóng thầu +Mở thầu.

- Chào hàng cạnh tranh:

+Thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi trực tiếp hồ sơ mơi thầu;

+Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu

+Nhà thầu nhận hồ sơ dự thầu và đóng thầu +Mở thầu.

Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền:

-Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu

Chủ đầu tư/ bên mời thầu và tư vấn hoặc tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu:

- Đánh giá hồ sơ mời thầu và trình duyệt kết quả đấu thầu.

Sơ đồ 4.3. Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của Quy chế Đấu thầu

- Tuy nhiên, trong những năm qua, quản lý công tác đấu thầu XDCB trên địa bàn huyện Tiên Du còn bộc lộ những hạn chế:

Trong những năm qua hầu hết các dự án chủ đầu tư đều trình xin chủ trương UBND huyện cho đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu. UBND huyện thiếu kiên quyết dẫn đến hầu hết các dự án phải tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng chưa được thực hiện, có một số dự án phải đấu thầu nhưng vẫn chỉ định thầu.

+ Nhiều gói thầu tiến hành tổ chức đấu thầu còn mang tính hình thức, không có sự cạnh tranh bình đẳng do áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Tỷ lệ

giảm giá thấp, giá trúng thầu của hầu hết các gói thầu xấp xỉ bằng giá gói thầu, phần kinh phí giảm giá còn thấp hơn phần chi phí tổ chức đấu thầu.

+ Sự hiểu biết về trình tự và các qui định về đấu thầu của một số các cơ quan quản lý và các nhà thầu còn hạn chế.

+ Việc lập Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu một số gói thầu chưa đảm bảo yêu cầu, chưa bám sát yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, chưa đưa ra các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm tương xứng với tính chất của gói thầu nên chưa sàng lọc được các nhà thầu thực sự đủ năng lực và điều kiện thực hiện gói thầu.

+ Công việc chấm, xét thầu của tổ chuyên gia gói thầu chưa đảm bảo, các thành viên tổ chuyên gia không có chuyên môn và am hiểu về gói thầu, không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu; chấm xét thầu còn tùy tiện mang tính chất chiếu lệ, hình thức.

+Việc lựa chọn năng lực các nhà thầu tham gia đấu thầu còn hạn chế, nhiều nhà thầu năng lực kém không phù hợp với yêu cầu gói thầu mà vẫn được chủ đầu tư mời tham gia dự thầu, dẫn đến có nhà thầu tham gia dự thầu nhiều các gói thầu nhưng không trúng thầu. Chất lượng hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không trúng thầu rất thấp, mang tính chất hình thức, không bám sát hồ sơ mời thầu.

Như vậy, để tổ chức công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao yêu cầu đội ngũ chuyên gia và tổ tư vấn giúp việc phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, việc giám sát hồ sơ dự thầu phải đảm bảo đúng và đủ theo quy định của pháp luật. Tổ chức đấu thầu rộng rãi và trào hàng cạnh tranh, chỉ tổ chức đấu thầu hạn chế đối với những lĩnh vực nhạy cảm và phải xin ý kiến chỉ đạo của các cấp, ngành.

4.2.5.3. Giám sát, quản lý chất lượng kiểm tra, thanh tra trong xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Một dự án đầu tư có phương án thiết kế tốt nhưng trong quá trình thi công, chủ đầu tư không có năng lực, không có tinh thần trách nhiệm thì sản phẩm của quá trình đầu tư sẽ không đảo bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, không đáp ứng được mục tiêu đề ra và không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư.

Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào các đối tượng như chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát.

Giám sát chất lượng thi công của chủ đầu tư hoặc ủy nhiệm cho đơn vị giám sát là việc kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt

cho công trình do nhà thầu thi công công trình cùng cấp theo yêu cầu của thiết kế.

Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, là việc xem xét đơn vị thi công có thực thi đúng ý đồ tác giả không, khi phát hiện thi công sai với thiết kế.

Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công chỉ được tiến hành khi dự án đầu tư xây dựng có sự điều chỉnh hoặc phát hiện những yếu tố bất hợp lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên thực tế việc quản lý chất lượng không đúng với thực tế, ba đối tác (chủ đầu tư, cơ quan giám sát, đơn vị thi công) thường thống nhất với nhau về các tiêu chuẩn của vật liệu, thiết bị như trong thiết kế yêu cầu nhưng thực chất không đảm bảo, có những công trình chủ đầu tư còn bỏ qua một số khâu kiểm định vật liệu, kiểm tra xuất xứ của vật liệu, thiết bị gây ra chất lượng công trình xây dựng không đạt yêu cầu như thiết kế ban đầu.

Hộp 4.7. Thực tế chất lượng công trình chưa đảm bảo được các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được phê duyệt

Việc giám sát và quản lý các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã , rất được bàn con nông dân quan tâm, nhiều tuyến đường nông thôn khi nhà thầu tiến hành thi công đã có rất đông bà con nông dân tham gia giám sát và góp ý và có những biện pháp bảo vệ đảm bảo an toàn cho công trinh. Tuy nhiên việc giám sát và quản lý của người dân mới dừng lại ở việc là có đường để đi và làm thế nào bảo vệ nó tốt nhất, chứ họ không thế nắm được tiểu chuẩn xây dựng một tuyến đường đó như thế nào. Và nhà thầu thường lợi dụng vấn đề này do đó thực tế chất lượng các công trình trên địa bàn vẫn chưa đảm bảo được các quy chuẩn và tiêu chuẩn trong xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ông Lưu Văn Chung– 50 tuổi, Phó chủ tịch UBND xã Đại Đồng, trả lời phỏng vấn ngày 25/11/2015

Thực trạng về công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng của huyện những năm qua còn không ít những bất cập ảnh hưởng đến chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật. Nhiều công trình chưa được đảm bảo, nguyên nhân do chủ đầu tư không có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư xây dựng, ban quản lý dự án kiêm nhiệm nhiều; các ban quản lý dự án thành lập không tuân thủ theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Hiện nay để kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chúng ta có nhiều cơ quan như: Thanh tra Nhà nước,

Kiểm toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, giám sát về đầu tư nằm ở cơ quan Kế hoạch và đầu tư, Thanh tra ngành tài chính, thanh tra chuyên ngành, hệ thống giám sát của các công ty tư vấn, giám sát của ngành công an, giám sát cộng đồng, tuy đã làm được nhiều việc nhưng vẫn còn những bất cập lớn trong lĩnh vực này do những nguyên nhân sau:

+ Các ngành kiểm tra giám sát chưa có kế hoạch tổng thể trong việc kiểm tra, mạnh ngành nào thì ngành đó thực hiện, chủ đầu tư phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra, trong một thời điểm gây khó khăn cho hoạt động xây dựng của chủ đầu tư, nhưng hiệu quả giám sát kiểm tra lại thấp. Ngược lại nhiều dự án không có đơn vị thanh tra, kiểm tra đến kiểm tra.

+ Trong quá trình giám sát đầu tư chưa nghiêm túc thực thi công vụ, việc giám sát đầu tư chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội, mà việc đánh giá hiệu quả chỉ dựa vào hiệu quả trong dự án đầu tư đã đưa ra, chính vì điều này mà các dự án không được uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là ngành kế hoạch đầu tư chưa có quy trình chi tiết về giám sát đầu tư, chưa có đủ đội ngũ cán bộ tinh thông trong việc giám sát chính vì thế mới phải mời liên ngành tham gia giám sát, hiệu quả không cao.

+ Trong kiểm tra, thanh tra cán bộ thực thi còn thái độ cố gắng tìm ra những vấn đề sai của đơn vị thi công và chủ đầu tư để thỏa thuận những lợi ích kinh tế cho mình, nếu thỏa thuận được thì những việc khuất tất được bỏ qua, chính vì vậy mới có hiện tượng đoàn kiểm tra sau khi phát hiện những vấn đề lớn tồn tại mà đoàn kiểm tra trước không phát hiện được, nguyên nhân chính là cán bộ thực thi lợi dụng vị trí công tác để đặc quyền, đặc lợi, cố tình làm sai chế độ.

4.2.5.4. Công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư - Thanh toán vốn đầu tư

Trước ngày Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 05/8/2011 về việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoàn thành cần phải có phiếu giá và hồ sơ thanh toán, qua đó Kho bạc Nhà nước một phần kiểm soát được hồ sơ thanh toán và có quyền từ chối thanh toán đối với hồ sơ lập sai đơn giá vật liệu theo thông báo giá.

Từ khi Thông tư 86/2011/TT-BTC có hiệu lực, việc thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN được thông thoáng hơn. Chủ đầu tư chỉ điền theo mẫu quy định, vốn đầu tư trong kế hoạch được thanh toán dễ dàng.

Bảng 4.12. Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu

Vốn CĐT đề nghị thanh toán KBNN chấp nhận thanh toán Vốn từ chối thanh toán

Tỷ lệ vốn bị từ chối thanh toán

Qua số kinh phí được thanh toán hàng năm qua KBNN cấp tỉnh cho thấy rằng gần như kinh phí chủ đầu tư đề nghị thanh toán đều được chấp nhận, phần KBNN từ chối thanh toán cho chủ đầu tư là rất nhỏ, năm cao nhất tỷ lệ bị từ chối chỉ mới 0,335 %.

Cùng với việc tạo hành lang thông thoáng trong việc thanh toán vốn đầu tư XDCB, việc ứng vốn cũng dễ dàng hơn. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ hướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng có điểm quy định: Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng; tối thiểu 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, việc thu hồi vốn tạm ứng được bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lượng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.

- Quyết toán dự án hoàn thành.

Tất cả các dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đều phải thực hiện quyết toán dự án. Thời hạn lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trong vòng 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tùy theo nhóm dự án tương ứng C, B, A và dự án quan trọng quốc gia tính từ ngày ký biên bản bàn giao đưa vào sử dụng. Các dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thời hạn lập báo cáo quyết toán không quá 3 tháng.

Thực hiện tốt công tác quyết toán sẽ tiết kiệm vốn đầu tư cho NSNN, khắc phục và chỉ ra sai sót của chủ đầu tư và nhà thầu trong việc thực hiện trình tự đầu tư;

trong việc tổ chức thi công nghiệm thu như: Nghiệm thu khối lượng không đúng với thực tế; vật tư vật liệu đưa vào công trình sai khác so với thiết kế; áp dụng sai định mức, đơn giá và các chế độ chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Trong giai đoạn từ 2011 đến 31/12/2014, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã thẩm tra phê duyệt hoặc trình UBND huyện báo cáo UBND tỉnh phê duyệt 308 dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành theo đúng chế độ quy định.

Tổng giá trị chủ đầu tư trình thẩm tra là: 1.009.612 triệu đồng; kết quả thẩm tra: 984.664 triệu đồng; giá trị giảm sau thẩm tra: 24.948 triệu đồng (bằng 2,47%).

Bảng 4.13. Kết quả thẩm tra và phê duyệt quyết toán từ năm 2011 đến tháng 31/12/2014 thuộc ngân sách huyện cân đối

ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu

1. Tổng mức ĐT

2. Tổng dự toán

3. Vốn đề nghị quyết toán

4. Thẩm tra và phê duyệt

Chỉ tiêu tính toán:

1.Tỷ lệ Tổng dự toán/ Tổng đầu tư

2. Tỷ lệ vốn đề nghị quyết

toán/Tổng dự toán

3. Thực quyết toán giảm so

với đề nghị

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du Qua biểu tổng hợp quyết toán trên cho thấy trong giai đoạn năm 2011 - 2014 UBND huyện Tiên Du đã báo cáo UBND tỉnh thẩm tra và quyết toán cho 308 dự án XDCB bằng vốn NSNN với tổng mức đầu tư là 3.639,1 tỷ đồng, tổng mức dự toán chỉ đạt 1.144,6 tỷ đồng, bằng 31,45% tổng mức đầu tư. Lý do tổng mức dự toán thấp là lo kinh phí cân đối và cấp phát không đủ theo mức đầu tư. Tổng số đề nghị quyết toán là 1.009,6 tỷ đồng, bằng 88,2 % mức vốn dự toán, còn khoảng 12,8 % chưa đề nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w