Đánh giá chung về tình hình quản lý dự án đầu tư xdcb từ nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 103)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý dự án đầu tư xdcb từ nguồn vốn

4.3.1. Những điểm đạt được

Công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đã có nhiều tiến bộ, chất lượng, hiệu quả công trình, dự án ngày được nâng cao. Việc quản lý đầu tư XDCB đã tuân thủ theo các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quy định của các Bộ, ngành và của UBND Tỉnh về công tác đầu tư và xây dựng.

Việc bố trí vốn cho các công trình đầu tư XDCB trong kế hoạch hàng năm cơ bản được thực hiện trên nguyên tắc và định hướng của Thường vụ Huyện uỷ trong quản lý đầu tư và xây dựng. Vốn đầu tư được bố trí cho các dự án cấp bách phục vụ công tác phòng chống lụt bão, đảm bảo an ninh, chính trị, các dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ đọng XDCB trên địa bàn huyện, hạn chế các dự án khởi công mới.

Việc thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư đã dựa trên các quy hoạch chung phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt hằng năm.... Chỉ chấp thuận đầu tư đối với các dự án quan trọng, các dự án đảm bảo an ninh, chính trị và thực sự cấp bách, không đầu tư dàn trải vượt quả khả năng cân đối vốn ngân sách dẫn đến thời gian thi công kéo dài, dự án kém hiệu quả, gây lãng phí.

Việc tổ chức thực hiện đầu tư đã đảm bảo đúng quy trình đầu tư XDCB theo đúng quy định của Nhà nước. Tất cả các khâu thực hiện đầu tư đã được thắt chặt, nhằm tránh lãng phí trong đầu tư XDCB.

Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường. Qua kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh những tồn tại của các Chủ đầu tư, Ban quản lý như: Các dự án phê duyệt nhưng chưa xác định rõ nguồn vốn dẫn đến các công trình thi công kéo dài, nợ khối lượng XDCB lớn; chưa thực hiện nghiêm các quy định về đấu thầu, công tác chấm xét thầu còn mang tính hình thức; công tác quản lý chi phí đầu tư còn nhiều hạn chế, sử dụng kinh phí quản lý dự án sai định mức, tiêu chuẩn theo quy định.

4.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Trong giai đoạn nghiên cứu, công tác quản lý dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Tiên Du còn một số hạn chế thể hiện trên các nét chính sau:

- Việc ban hành các chế độ chính sách liến quan đến dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN chưa kịp thời. Nhiều đơn giá của các vật liệu xây dựng và định mức của các công tác XDCB không có nên gây ra nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng thực hiện.

-Quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư xây dựng chất lượng thấp: Hầu hết các dự án được đầu tư đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch chung, nhưng thực tế có trường hợp không có quy hoạch, hoặc quy hoạch chưa hợp lý phải điều chỉnh lại, duyệt lại hoặc trong quá trình lập dự án do khảo sát không kỹ, lựa chọn địa điểm, lựa chọn công nghệ chưa thích hợp, đầu tư không đồng bộ giữa các hạng mục, chưa chú ý đến đầu tư cho vùng cung cấp nguyên liệu… Xác định quy mô công trình vượt quá nhu cầu sử dụng, nguyên nhân này đều dẫn đến lãng phí, thất thoát tiêu cực ở khâu này khá lớn. Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp là thiếu phối hợp trong các bộ phận công việc như quy hoạch làm đường giao thông thiếu kết hợp với quy hoạch hệ thống lưới điện, cấp nước, thoát nước… dẫn đến công việc chồng chéo, phá đi, làm lại gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư và tài sản khác.

- Bố trí kế hoạch vốn còn dàn trải, nợ đọng xây dựng còn cao: Theo số liệu thống kê về bố trí kế hoạch vốn ngân sách Tỉnh thấy có xu hướng tập trung hơn.

Những dự án chuyển tiếp được ưu tiên hơn trong việc việc bố trí kế hoạch,

những dự án xây dựng mới chỉ là những dự án có tính chất cấp bách, tình trạng dự án phải điều chỉnh nội dung và tổng mức đầu tư có xu hướng giảm, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Những dự án chậm tiến độ cũng dẫn được khắc phục và đặc biệt là những dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán được ưu tiên bố trí kế hoạch vốn dứt điểm. Tuy nhiên tình trạng đầu tư dàn trải còn nhiều.

- Tổ chức thực hiện quản lý đầu tư XDCB còn nhiều bất cập:

Thứ nhất, thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán và tổng dự toán chưa có tính khả thi cao. Việc cho phép lập và tiến hành thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư trên địa bàn không căn cứ vào kế hoạch tổng thể và phát triển các dự án, không cân đối được khả năng huy động vốn từ các kênh, chính vì việc duyệt dự án tràn lan dẫn đến những dự án được duyệt hoặc đã được khởi công nhưng không có vốn thanh toán. Những vấn đề này tạo nên bức xúc về tình trạng nợ đọng XDCB và nhiều dự án nằm trong tình trạng “treo”. Việc thẩm định và phê duyệt dự án không năm trong quy hoạch, dẫn đến tình trạng mất cân đối về các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đối với dự án được đầu tư.

Thứ hai, công tác giải phóng mặt bằng chậm: Do đơn giá đền bù đất đai chưa xác định theo cơ chế thị trường, chưa phân biệt giá đất đai giành cho công trình công cộng và đất đai giành cho công trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Giá đền bù thường có xu hướng thấp hơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai tại thời điểm giải phóng mặt bằng dẫn đến bức xúc trong người dân bị thu hồi đất. Có sự so sánh lợi ích kinh tế giữa những người dân với nhau, từ đó gây cản trở di dời để xây dựng những công trình công cộng.

Thứ ba, công tác đấu thầu trong xây dựng mới chỉ là hợp thức hóa thủ tục:

Trong công tác đấu thầu hiện nay rất ít dự án được thực hiện lành mạnh, đấu thầu chỉ là hợp thức hóa Luật và Nghị định về đấu thầu xây dựng. Chứng minh rõ nhất cho quan điểm này là việc đơn vị thi công nào, nếu khai thác được nguồn vốn cho dự án, thì đơn vị thi công đó sẽ trúng thầu dự án trong tương lai. Hình thức đấu thầu tính cạnh tranh chưa phổ biến, đấu thầu mới chỉ là hình thức hợp lý hóa, chưa đúng theo nội dung của quy chế đấu thầu.

-Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư XDCB còn nhiều bất cập: Hiện nay, để kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chúng ta có

nhiều cơ quan, tuy đã làm được nhiều việc nhưng vẫn còn những bất cập, có sự chồng chéo, không thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w