Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Thực trạng quản lý dự án đtxdcb bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du
4.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dưng cơ bản từ vốn NSNN
quan hệ liên quan... về các tuyến đường dự kiến sẽ được xây dựng trong thời gian tới ở các địa phương, về các tuyến kênh mương, hồ đập được sửa chữa nâng cấp hay các trạm bơm được xây dựng mới hay các nhà máy nước sạch sẽ được xây dựng cung cấp cho bao nhiêu nước cho các hộ dân. Các thiết kế quy hoạch này chỉ được duyệt sau khi đã có ý kiến thông qua của Hội đồng thẩm định quy hoạch trên.
Việc lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích của địa phương và lợi ích của cộng đồng người dân; đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu chính đáng của đa số người dân trong khu vực lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Kế hoạch vốn đầu tư XDCB được giao cho cơ quan quản lý kế hoạch xây dựng và trình HĐND cùng cấp phê duyệt tại kỳ họp HĐND cuối năm để tổ chức triển khai thực hiện.
Bảng 4.10. Thực hiện kế hoạch XDCB bằng NSNN do tỉnh cân đối các năm cho huyện Tiên Du
TT
Tổng số theo kế
1 hoạch hàng năm
- Thực hiện 2 Số công trình bố trí kế hoạch
- Số công trình chuyển tiếp
- Số công trình khởi
công mới
Số công trình tồn - tại và xử lý đột xuất năm trước Số công trình 3 được ghi KH
chuẩn bị đầu tư
% Công Trình Công trình Công trình Công trình Công trình
62
Tuy nhiên, công tác bố trí vốn vẫn còn tình trạng dàn trải, lượng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách còn lớn, nhiều công trình hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối.
Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng trước khi thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở nông thôn là việc xây dựng kế hoạch, trong đó đặc biệt quan tâm tới vấn đề vốn đầu tư cho xây dựng. Để xây dựng làm mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình hạ tầng cơ sở nông thôn cần thiết phải xây dựng một kế hoạch chi tiết về mức vốn đầu tư cho từng giai đoạn xây dựng. Không nên để xẩy ra trường hợp bị cạn kiệt về nguồn tài chính khi công trình đang được xây dựng dở dang. Trong xây dựng có 2 loại chi phí chính cần ước tính là chi phí xây dựng cơ bản và chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. Trong chi phí xây dựng cơ bản gồm có chi phí thi công xây dựng và chi phí giám sát thì chi phí thi công xây dựng công trình là khoản chi phí lớn nhất. Thực tế, mọi công trình xây dựng đều có chi phí phát sinh, vì vậy, ngoài số tiền chi phí xây dựng cơ bản ra thì các công trình đều dự trù từ 10 – 20% tiền dự phòng phí.
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ xã, thôn, xóm về quy hoạch và kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn
Chỉ tiêu
Đánh giá về quy hoạch và kế hoạch xây dựng
- Rất phù hợp - Phù hợp - Bình thường - Chưa phù hợp
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát của tác giả (2015) Khi tác giả tiến hành điều tra về đánh giá của người dân về công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại 3 xã được chọn làm điểm và cán bộ huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư làm công tác quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả nhận thấy một thực trạng như sau:
Tại xã Đại Đồng, nơi các công trình đường giao thông nông thôn đã và đang được xây dựng thì tỷ lệ người dân và cán bộ xã , HTX cho rằng quy hoạch và kế hoạch xây dựng giao thông nông thôn của xã đã phù hợp, rất phù hợp là khá cao chiếm 65%, chỉ có 10% số ý kiến được hỏi cho rằng quy hoạch không phù hợp, hầu hết là ý kiến của người dân với lý do họ không được tham gia góp ý kiến trong khâu lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng của các đơn vị tư vấn. Có được điều này là do tại xã Đại Đồng các công trình đường giao thông nông thôn tại xã chủ yếu được xây dựng dưới hình thức nhà nước hỗ trợ một phần xi măng đối còn lại nhân dân tự bỏ công và tiền để làm.
Tại xã Nội Duệ, tỉ lệ người dân và cán bộ xã cho rằng quy hoạch và kế hoạch xây dựng các công trình thủy lợi tại xã như kênh mương, trạm bơm, hồ đập…trên địa bàn xã phù hợp và rất phù hợp là thấp chỉ có 25%, đây đều là ý kiến cho rằng kế hoạch xây dựng và quy hoạch mạng lưới thủy lợi nội đồng, nghĩa là các mương tưới cấp 4 cung cấp trực tiếp nước tưới cho ruộng là phù hợp, vì đây là các công trình mà người dân tự góp vốn xây dựng, còn lại 35% ý kiến cho rằng chưa phù hợp. Như vậy tại xã Nội Duệ các công trình thủy lợi chủ yếu do nhà nước đầu tư nên công tác quy hoạch và kế hoạch xây dựng công trình đều do chỉ đạo của trên xuống, người dân không được tham gia góp ý kiến và khảo sát đã dẫn đến tình trạng quy hoạch không hợp với nhu cầu của dân.
Tại xã Hoàn Sơn, nơi các công trình xây dựng nước sạch nông thôn được cả nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm thì có tới 45% số hộ dân và cán bộ xã được hỏi quy hoạch và kế hoạch xây dựng phù hợp và rất phù hợp, chỉ có 15%
số người được hỏi cho rằng chưa phù hợp. Nguyên nhân là do vị trí đặt nhà máy ở ngay khúc sông mà nhiều người cho rằng có mức độ ô nhiễm cao, công tác quy hoạch người dân không được tham gia nên vẫn còn nhiều khúc mắc trong dân
Như vậy, công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện bước đầu đảm bảo được các tiêu chí và có sự tham gia của người dân. Tuy nhiên hiện nay công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đang gặp những khó khăn, vướng mắc tại một số công trình như: Chất lượng lập quy hoạch chưa cao, các công ty tư vấn chưa khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, trình độ phát triển để khai thác
hết tiềm năng, lợi thế của từng xã cũng như tổng thể chung của toàn huyện; Vì vậy chưa xây dựng được kế hoạch lâu dài để phát triển, điều này làm cho việc đầu tư còn tự phát, chưa có tính định hướng, gây ảnh hưởng đến việc nâng cấp, cải tạo và phát triển sau này.