Quan điểm và định hướng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 121)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.5. Giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du

4.5.1. Quan điểm và định hướng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du

4.5.1.1. Quan điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản băng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Huyện Tiên Du đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế và bền vững, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực và thế mạnh của huyện. Lựa chọn và tập trung đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đáp ứng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường tiềm lực của lực lượng sản xuất. Cụ thể:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, lấp đầy các khu công nghiệp Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn và cụm công nghiệp Phú Lâm, Tân Chi; phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch.

- Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT các khu di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách như khu vực đồi Lim, chùa Phật Tích, Bách Môn…

- Khuyến khích phát triển các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; ứng dụng và nhân cấy các ngành nghề mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.

- Hoàn thiện cơ bản cơ sở hạ tầng then chốt về giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông, các công trình văn hoá xã hội, trường học, phát thanh truyền

hình, thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí, công viên, ….

- Đối với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo không gian và lãnh thổ, đầu tư phát triển đô thị gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển nông thôn gắn với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp nông thôn; quy hoạch khu dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trước hết là giao thông nông thôn, kiên cố kênh mương, nước sạch và vệ sinh môi trường.

4.5.1.2. Định hướng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

- Phân bổ đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách số 83/2015/QH13, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 – 2020; Các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; Các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh về đầu tư xây dựng cơ bản.

- Toàn bộ số vốn vượt thu của ngân sách các cấp (nếu có) để thanh toán nợ xây dựng cơ bản cho các công trình, dự án thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Hoàn trả các khoản ứng trước kế hoạch năm sau; Thanh toán nợ XDCB các công trình đã quyết toán còn thiếu vốn thanh toán, công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng chưa quyết toán, công trình có khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu vượt vốn cấp; hạn chế tối đa việc phân bổ để triển khai thực hiện các dự án mới.

- Trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển phải tập trung xử lý nợ đọng XDCB, đảm bảo hàng năm phải bố trí tối thiểu 30% số vốn đầu tư để thanh toán nợ đọng XDCB. Đối với các dự án chuyển tiếp, mức vốn bố trí cho từng dự án phải đảm bảo: Dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, dự án nhóm B hoàn thành trong 5 năm. Không bố trí vốn cho các công trình khởi công mới chưa thực sự cần thiết, chưa đủ thủ tục đầu tư.

4.5.2. Giải pháp tằng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du

Để thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

huyện, phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút được các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tận dụng mọi cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của huyện Tiên Du, các biện pháp chấn chỉnh quản lý dự án đầu tư và xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là nguồn vốn từ NSNN cần tập trung thực hiện 2 nhóm giải pháp: (1) Nhóm giải pháp chung, tổng thể; (2) Nhóm giải pháp cụ thể:

4.5.2.1. Nhóm giải pháp chung, tổng thể

a) Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước sát thực, đồng bộ và kịp thời

- Nhà nước tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách một cách kịp thời. Hiện nay từ Luật đến các Nghị định, đặc biệt là Thông tư hướng dẫn của các Bộ chưa kip thời và thiếu đồng bộ.

- UBND tỉnh Bắc Ninh cần chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá, kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản luật có liên quan đến các dự án đầu tư XDCB như: Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư… bảo đảm tính nhất quán, minh bạch, ổn định, rõ trách nhiệm và chế tài cụ thể, công khai các quy định pháp luật và trong quá trình thực hiện; bảo đảm tính hợp lý trong mối quan hệ giữa Trung ương, địa phương, giữa các Bộ tổng hợp và các Bộ quản lý ngành, giữa các Bộ và UBND tỉnh, giữa các Sở, ngành với UBND huyện.

- Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tập trung hoàn thiện theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư, tách chức năng quản lý Nhà nước với việc tổ chức thực hiện; người quyết định đầu tư không đồng thời là chủ đầu tư; UBND huyện Tiên Du đã thành lập Ban quản lý dự ạn chuyên trách, mang tính chuyên nghiệp; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được đạo tạo bài bản và đảm bảo chất lượng.

- Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản: UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, công tác thanh tra, kiểm tra tạo ra đồng bộ, vừa khắc phục tình trạng lỗ hổng trong quản lý đối với một số lĩnh vực vừa tránh sự chồng chéo vừa gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và cả các đơn vị thực hiện.

- Xây dựng đơn giá, định mức phù hợp cơ chế thị trường: Việc thông báo

giá vật liệu đến hiện trường xây lắp có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những phản ánh trung thực giá trị của sản phẩm xây dựng cơ bản mà còn đòi hỏi phản ánh kịp thời giá trị đó và tránh tình trạng tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư.

UBND huyện Tiên Du cần phối hợp với các Sở chuyên ngành quản lý thực hiện việc thống báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp theo tháng phải thường xuyên, chính xác và kịp thời. Khoảng từ ngày 01 đến 05 tháng sau phải ra thông báo cho tháng trước. Không để tình trạng sau nhiều tháng mới thông báo gây khó khăn trong việc nghiệm thu thanh toán cho chủ đầu tư và các nhà thầu. Nghiêm cấm việc duyệt giá vật liệu hoặc thông báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp đến từng công trình, địa điểm cụ thể vì dễ lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước và không công bằng đối với các nhà thầu.

b) Tăng cường quy hoạch trong đầu tư XDCB

- Trong thời gian tới công tác quy hoạch trong đầu tư XDCB cần phải tiến hành hoàn chỉnh và đồng bộ, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, của ngành, vùng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hôi trên địa bàn huyện Tiên Du. Khắc phục tình trạng quy hoạch có quá nhiều mục tiêu, cần tập trung cho những mục tiêu chính, hiệu quả và phát triển bền vững, loại bỏ các mục tiêu không cơ bản theo chiều rộng hoặc ở bước trung gian. Các mục tiêu quy hoạch cần có tính định lượng, có thể đo lường được, giảm thiểu các mục tiêu chung chung, không thể định lượng. Cần rà soát lại một cách chặt chẽ quy hoạch nhằm khắc phục tình trạng chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu những luận cứ khoa học và còn chứa đựng những yếu tố chủ quan mang tính chất cục bộ theo kiểu khép kín dẫn đến chồng chéo và dàn trải trong đầu tư. Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Rà soát, bổ sung cập nhật và hiệu chỉnh các dự án đã được phê duyệt. Kết hợp quy hoạch xây dựng với quy hoạch đất đai và quy hoạch kinh tế xã hội tránh tình trạng quy hoạch “treo”.

-Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ lập, duyệt và quản lý quy hoạch. Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch. Hàng năm giành khối lượng kinh phí phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch để đáp ứng tiến độ làm công tác quy hoạch tránh hiện tượng làm dự án vướng đến đâu mới làm công tác quy hoạch đến đó hoặc triển khai các

dự án khi không có quy hoạch.

- Các cấp, các ngành hiểu được tầm quan trọng của công tác quy họach, trước hết là các Sở chuyên ngành: Xây dựng, Giao thông, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch… .Việc phân công, phân cấp để thực hiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch phải hợp lý; cần có chế tài cụ thể đối với các hoạt động có liên quan đến công tác quy hoạch. Kiện toàn và củng cố hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch từ tỉnh đến địa phương;

- Cần đầu tư một lượng kinh phí thích hợp cho công tác điều tra cơ bản, tăng cường hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu và xây dựng quy hoạnh, tăng cường lực lượng nghiên cứu quy hoạch;

- Cần đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch XDCB, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân, cộng đồng kiểm tra, giám sát đối với công tác quy hoạch trên địa bàn.

c)Quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng cơ bản

- Phân cấp quản lý trong bộ máy một cách rõ ràng, việc phân công cán bộ thực thi quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trên địa bàn huyện phải có hướng tập trung, không phân tán như hiện nay, một cán bộ thực hiện rất nhiều việc nhưng từng nghiệp vụ lại không sâu, dẫn đến bất cập trong công tác quản lý.

-Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo hướng: Đối với những cán bộ hoạch định chính sách về đầu tư và xây dựng, ngoài tầm nhìn tổng thể vĩ mô cần đi sâu vào thực tế hơn nữa, có như vậy văn bản ban hành ra thực sự có ý nghĩa về QLNN, những cán bộ thực hiện công việc ở cấp cơ sở cần chuyên sâu theo lĩnh vực.

- Cải cách thể thức đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ và công chức; xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp nhằm vào công chức hành chính và công chức ở cấp cơ sở. Có chương trình đào tạo để bổ sung kiến thức thiếu hụt của đội ngũ cán bộ, việc luân chuyển cán bộ phải có chế độ gối đầu, không để hụt hẫng trong các sở chuyên ngành.

-Củng cố đội ngũ cán bộ QLNN về lĩnh vực đầu tư tại các Sở có quản lý về lĩnh vực XDCB như: Kế hoạch & Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Du lịch; Giao thông - Vận tải … bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công chức của UBND huyện cũng cần phải củng cố theo hướng ổn định vị trí công

tác, nhằm tích lũy kinh nghiệm trong công tác quản lý.

d) Bổ sung cơ chế về xác định chủ trương đầu tư, lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư

- Chủ trương đầu tư được đánh giá là khâu dễ gây và thực tế đã gây nên thất thoát và lãng phí lớn cho các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản. Nguyên nhân của các sai lầm về chủ trương đầu tư ở các cấp ngành, địa phương do việc cân nhắc, tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư còn hời hợt, thiếu cụ thể. Có không ít trường hợp khi quyết định chủ trương đầu tư còn nặng nề phong trào chạy theo thành tích, theo hình thức, nhiều dự án chưa tiến hành thực hiện đã phải điều chỉnh, bổ sung. Do vậy để xác định chủ trương đầu tư được đúng đắn cần phải bổ sung cơ chế, xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn đầu tư như: tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường; tính phù hợp nhu cầu thực tế; phù hợp quy hoạch chung; tính tập trung đầu tư các công trình, dự án then chốt,

… Kiên quyết đình hoãn, giãn tiến độ hoặc cắt giảm các dự án có quy mô lớn thiếu tính khả thi về vốn và hiệu quả kinh tế, xã hội thấp để giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và cho toàn bộ nền kinh tế.

- Hiện nay, việc lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư còn mang nhiều cảm tính, không có kế hoạch từ trước và phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của những người lãnh đạo, người đứng đầu có quyền lực. Tình trạng “xin – cho” vẫn thường xảy ra mà không tuân theo các kế hoạch, nguyên tắc và các quy định của Nhà nước.

- UBND huyện Tiên Du cần chỉ đạo các phòng chuyên môn lập kế hoạch đầu tư trung và dài hạn theo ngành, vùng. Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo cho công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm. Rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả; tránh dàn trải và phân tán vốn.

- Để thực hiện tốt công tác giao kế hoạch vốn, các cơ quan có trách nhiệm cần thông báo kế hoạch vốn đầu tư, phải cương quyết loại trừ những dự án không đủ điều kiện ghi kế hoạch ra khỏi kế hoạch năm. Phải bảo vệ bằng được tính khoa học, khả thi trong khâu ghi kế hoạch vốn đầu tư, có như vậy mới đảm bảo cho việc triển khai dự án kịp trong năm kế hoạch và không dồn việc vào tháng cuối năm, làm trong sạch quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc xác định khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành trong tháng 12 của năm kế hoạch.

- Những dự án đã giao kế hoạch vốn nhưng xét thấy không thể thực hiện được hết toàn bộ hoặc một phần kế hoạch vốn đã giao thì cương quyết cắt hoặc

giảm kế hoạch, để bổ sung vào những dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng chưa có vốn để thanh toán.

- Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắn chắn khả năng nguồn vốn và theo nguyên tắc sau:

+ Chỉ ghi kế hoạch vốn cho các dự án có đủ điều kiện là: phải có dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt trước 31 tháng 10 năm trước;

+ Ưu tiên trả nợ các khoản vay đến hạn, các dự án đã được phê duyệt quyết toán, các dự án phòng cấp bách, các dự án có khối lượng hoàn thành và các dự án chuyển tiếp;

+ Đối với dự án quy hoạch, chuẩn bị đầu tư phải có tính khả thi cao và chủ đầu tư thống nhất về quy mô và nguồn vốn với cơ quan quản lý về kế hoạch đầu tư mới được ghi kế hoạch vốn;

+ Gắn kết kế hoạch vốn với quy hoạch xây dựng của tỉnh trong việc chỉ đạo thông báo kế hoạch vốn hàng năm phải đúng quy trình, những dự án không nằm trong quy hoạch không bố trí vốn đầu tư. Thực hiện được vấn đề này sẽ có tác dụng trong quá trình đầu tư dự án theo đúng mục tiêu phát triển chung của tỉnh; tránh hiện tượng đầu tư theo ý đồ cá nhân của một số cán bộ có chức, có quyền, đồng thời còn có tác dụng củng cố, phát triển công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn;

+ Không thực hiện việc bố trí kế hoạch vốn ứng trước. Thực tế hàng năm UBND tỉnh vẫn có một lượng vốn bố trí cho những dự án đầu tư không nằm trong kế hoạch của năm đó. Những loại vốn này gọi là ứng trước kế hoạch vốn đầu tư cho những năm sau. Vốn ứng trước thực chất do năm kế hoạch đó có tăng thu NSNN, nên có khả năng tăng chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB nhưng chưa có cơ sở để thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm đó hoặc không thể thực hiện việc cân đối chi XDCB giữa các năm. Việc thông báo kế hoạch ứng trước trong đầu tư gây không ít khó khăn cho công tác QLNN về kế hoạch, không phân định rõ ràng nhiệm vụ thu - chi ngân sách trong từng năm.Với bất cập như vậy đề nghị quy định không áp dụng cơ chế thông báo kế hoạch ứng trước.

e)Nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng công trình XDCB

-Các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng, các chủ đầu tư, các nhà thầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên chất lượng của sản phẩm từ thiết kế đến thi công xây lắp và cung cấp thiết bị. Công trình có chất lượng kém, trách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w