Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp
2.1.3 Nội dung sắc thuế giá trị gia tăng
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
2.1.3.2. Gía tính thuế
1. Giá tính thuế được quy định như sau:
a) Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài.
đ) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
e) Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
h) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;
i) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;
k) Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế giá trị gia tăng =
2. Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
3. Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
2.1.3.3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng
Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.
Khi ban hành luật thuế GTGT, các nước thường lựa chọn thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độ một thuế suất (không tính mức thuế suất 0% áp. dụng đối với hàng xuất khẩu). Khi ban hành thuế suất thuế GTGT thường dựa trên những tiêu chí cơ bản: thứ nhất, mức thuế suất được ban hành phải tạo nguồn thu ổn định và chiếm tỉ trọng mong muốn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Thứ hai, là loại thuế tiêu dùng, mức thuế suất phải có khả năng định hướng tiêu dùng trong dân cư. Thứ ba, qua các mức thuế suất áp dụng cho các hàng hóa thuộc diện chịu thuế, Nhà nước thực hiện một số chính sách khuyến khích, thay đổi đầu tư trong nền kinh tế.
Luật thuế giá trị gia tăng hiện nay, áp dung 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%, cũng thuộc trường hợp áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Brazin,… Áp dụng các ba mức thuế suất này vừa giải quyết khoảng cách giữa các thuế suất vừa là “bước đệm” cho việc tiến tới áp dụng một mức thuế suất trong giai đoạn tới.
Mức thuế suất 10% có thể coi là mức thuế suất chuẩn, áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông thường. Mục 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ này cụ thể các hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu mức thuế 0% và 5% thì chịu mức thuế suất 10%.
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ ưu đãi, khuyến khích phát triển, đầu tư. Các sản phẩm thiết yếu, các sản phẩm công nghiệp nặng hoặc công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ công cộng,… đều nằm trong diện ưu đãi, khuyến khích phát triển. Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng quy định cụ thể về các đối tượng hưởng thuế suất 5%. Những đối tượng được quy định trong khoản luật này đa số thuộc diện cần ưu tiên phát triển, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của xã hội đặc biệt là nền nông nghiệp. Trong Luật thuế GTGT sửa đổi năm 2013 còn quy định thêm trường hợp q: “Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.”, chính sách này nhằm khuyển khích các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường nhà ở dành cho người có
thu nhập thấp, tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp và trung bình có cơ hội sở hữu nhà, ổn định cuộc sống, đồng thời giúp các doanh nghiệp bình ổn tình hình kinh doanh trong tình hình khó khăn về kinh doanh bất động sản như hiện nay. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 chuyển 3 nhóm mặt hàng thuộc diện áp dụng thuế GTGT thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT là: Phân bón; Thức ăn gia súc, gia cầm, vật nuôi; Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Việc áp dụng các mức thuế suất khác nhau đối với các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong một chừng mực nhất định, không đảm bảo tính công bằng. Trong nhiều trường hợp, còn khó khăn khi áp dụng. Vì vậy, xu hướng chuyển dần từ cơ chế nhiều thuế suất sang cơ chế một thuế suất là phù hợp và cần thiết vừa phù hợp với xu thế quốc tế .
Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, không phân biệt đối tượng và hình thức xuất khẩu. Mức thuế suất này được áp dụng đối với cả hoạt động xuất khẩu tại chỗ, các dịch vụ xuất khẩu khi đáp ứng đủ điều kiện pháp luật. Để giảm thiểu khả năng gian lận thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với xuất khẩu, pháp luật quy định hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải dựa trên cơ sở có hợp đồng, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Việc áp dụng các mức thuế suất khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại là một điều hợp lý, để bảo vệ một số loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh được khuyến khích phát triển. Các quy định rõ ràng về hàng hóa, dịch vụ nào thuộc thuế suất 0%, 5% hay 10% là yêu cầu cần thiết, tránh việc hiểu nhầm, áp dụng sai luật, hay trốn thuế từ người nộp thuế.
dùng. Để thực hiện được việc tính thuế trên phần giá trị tăng thêm đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp, trên thế giới hiện nay có 4 phương pháp tính thuế GTGT như sau:
(1)Phương pháp cộng trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = (lợi nhuận + tiền công) x thuế suất (2)Phương pháp cộng gián tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = (lợi nhuận x thuế suất) + (tiền công x thuế suất)
Về cơ bản phương pháp này cũng giống phương pháp trên, nhưng được sử dụng với trường hợp có 2 mức thuế suất khác nhau đối với lợi nhuận và tiền công.
(3) Phương pháp trừ trực tiếp:
Thuế Doanh Doanh Thuế suất thuế
GTGT = số bán - số mua x GTGT của hàng
Phải nộp ra vào hoá, dịch vụ
Hay:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT
(4) Phương pháp trừ gián tiếp:
Thuế GTGT
phải nộp
=Doanh bán ra
số x Thuế suất thuế GTGT
- Doanh
mua vào
số x Thuế
thuế GTGT
suất
Hay:
Thuế Thuế Thuế
GTGT = GTGT - GTGT
phải nộp thu hộ trả hộ
Phương pháp này rất thuận lợi cho việc tính thuế trong trường hợp thuế suất đầu ra và thuế suất đầu vào khác nhau.
Trong 4 phương pháp trên thì 2 phương pháp đầu có nhiều hạn chế và khó chính xác. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều sử dụng cách tính thuế GTGT theo phương pháp trừ gián tiếp.
Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng 2 phương pháp tính thuế GTGT là:
a. Phương pháp khấu trừ ( phương pháp gián tiếp )
Số thuế GTGT
phải nộp
Thuế
= GTGT đầu ra
Thuế - GTGT
đầu vào
Trong đó:
Thuế Giá tính thuế Khối lượng Thuế suất thuế
GTGT = của hàng hoá x hàng hoá, dịch x
GTGT của hàng
đầu ra dịch vụ vụ bán ra hoá, dịch vụ đó
Còn thuế GTGT đầu vào là số thuế được ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở đó mua vào hoặc trên chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu hoặc theo tỷ lệ % quy định.
Nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì doanh nghiệp sẽ được Nhà nước khấu trừ số chênh lệnh đó vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ sau. Nếu số chênh lệch đó lớn hơn 200 triệu đồng hoặc 3 tháng liên tiếp có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra thì doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hoàn lại phần thuế chênh lệch đó.
b. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (phương pháp trực tiếp)
Số thuế GTGT của Thuế suất thuế
GTGT = hàng hoá, dịch x GTGT của hàng
phải nộp vụ chịu thuế hoá, dịch vụ đó
Trong đó GTGT hàng hóa, dịch vụ bán ra được xác định theo hai cách như sau:
+ Đối với những cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn chứng từ, ghi chép sổ sách kế tóan, áp dụng cách thứ nhất với công thức tính sau:
GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán = ra
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện hóa đơn chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không đủ hóa đơn mua vào, thì áp dụng theo công thức sau:
GTGT của hàng hóa = Doanh Thu * Tỷ lệ(%) GTGT tính
Dịch vụ trên doanh thu