Thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thuế giá trị gia tăng đối vớicác doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 73)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2 Thực trạng hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên

4.2.3 Thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế thuế giá trị gia tăng

a. Quản lý nợ: Công tác quản lý thu nợ trong những năm qua của Chi cục thuế đã được nâng cao; đã phân tích, phân loại chi tiết được từng khoản nợ, song tình trạng nợ đọng thuế vẫn chưa được khắc phục triệt để, số thuế GTGT nợ đọng vẫn còn nhiều. Nguyên nhân là do Chi cục thuế chưa tổ chức đánh giá tốt việc thực hiện thu các biện pháp thu, chống thất thu và đánh giá rủi ro khi lập và thực hiện kế hoạch, việc phân kỳ thu nợ cũng chưa có quy trình cụ thể. Mặt khác do tình hình kinh tế trong nước cũng như trên địa bàn hết sức khó khăn cho nên nợ thuế năm sau vẫn còn cao hơn năm trước và ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT còn thấp.

Bảng 4.9. Tình hình nợ thuế giá trị gia tăng của các đối tượng nộp thuế giai đoạn 2013- 2015

Năm

Loại hình DN

Công ty TNHH (Triệu đồng) Công ty cổ phần (Triệu đồng) Công ty tư nhân (Triệu đồng) Tổng (Triệu đồng) Tổng số tiền nợ thuế (Triệu đồng) Tỷ trọng các loại nợ

55

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát cao đi kèm với đó là lãi suất vay vốn cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không có nguồn tiền để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như nguồn tiền để nộp thuế, một phần là do khi bán hàng xuất hóa đơn cho bên bán nhưng bên bán chưa thanh toán tiền nên chưa có tiền nộp thuế mà không xuất hóa đơn thì vi phạm quy định của luật thuế. Bên cạnh đó là ý thức kém của một bộ phận doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật về thuế.

Tính đến 31/12/2013 tổng nợ của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên là gần 5.741,9 triệu đồng so với số thuế GTGT đã kê khai là 42.972 triệu đồng đạt tỷ lệ nợ 13,4%. Trong năm này, huyện Phổ Yên đã ra thông báo 38 lượt. Trong đó ra thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp mẫu số 07/QTR - QLN là 6 lượt, thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu số 09-TB/CCNT cho 2 lượt đơn vị.

Năm 2014, tổng nợ đến 31/12/2014 là 3.284 triệu đồng so với số thuế GTGT đã kê khai là 32.860 triệu đồng đạt tỷ lệ nợ 10%. Trong năm này, Chi cục thuế huyện Phổ Yên đã ra thông báo 25 lượt. Trong đó ra thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp mẫu số 07/QTR - QLN là 3 lượt.

Năm 2015, tổng nợ đến 31/12/2015 là 4.598 triệu đồng so với số thuế GTGT đã kê khai là 38.358 triệu đồng đạt tỷ lệ nợ 12%. Trong năm này, Chi cục huyện Phổ Yên đã ra thông báo 482 lượt. Trong đó ra thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp mẫu số 07/QTR - QLN là 29 lượt.

Với những biện pháp đôn đốc thu nợ đã thực hiện, công tác thu nợ thuế GTGT của Chi cục thuế huyện Phổ Yên đã đạt được một số kết quả như bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10. Kết quả thu nợ thuế giá trị gia tăng giai đoạn 2013-2015

STT Chỉ tiêu

1 Tổng số nợ thuế GTGT (triệu đồng)

2 Nợ thu được (triệu đồng)

3 Tỷ lệ thu hồi nợ (%)

Nguồn: Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Nhìn vào bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ số nợ thuế GTGT thu được tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2013 tỷ lệ thu hồi được chiếm 95,9% tổng số nợ thuế GTGT của năm, đến năm 2014 tăng lên là 96,2% và năm 2015 tăng lên 96,8%. Đây là kết quả đáng mừng, cho thấy nỗ lực rất lớn của cán bộ Chi cục thuế huyện Phổ Yên trong việc quản lý nợ cũng như tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp.

b. Cưỡng chế nợ thuế: Công tác cưỡng chế nợ thuế thực hiện còn rất hạn chế, chủ yếu là thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng của NNT, các biện pháp còn lại ít được sử dụng, số lượng thực hiện biện pháp này quá ít so với tổng số lượng doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày. Điều này cho thấy biện pháp thực hiện cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện tốt dẫn đến nợ đọng tiền thuế quá các năm ngày càng tăng thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11. Báo cáo cưỡng chế

Cưỡng chế tài khoản Năm

2013 2014 2015

Nguồn: Phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế Kết quả điều tra về tình hình tuân thủ pháp luật về thuế thê hiện ở bảng sau:

Bảng 4.12. Tình hình tuân thủ pháp luật về thuế

Nội dung câu hỏi

I. Nguyên nhân nợ thuế 1. Khó khăn về tài chính 2. Cơ quan thuế không đôn đốc, cưỡng chế 3. Do thuế phát sinh ít, không muốn nộp nhiều lần

II. Thời hạn thu nợ 1. Ngắn

2. Đủ thời gian 3. Dài

III. Thủ tục quản lý nợ 1. Còn rườm rà

2. Phù hợp

Tổng số DN điều

tra 90

90

90

Số lượng câu trả lời của từng

loại hình doanh nghiệp Tỷ trọng số lượng câu trả lời (%)

97,2 1,4

1,4

65,3 31,9 2,8

75 25

Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra Nhìn vào bảng kết quả 4.12 cho thấy, với đa số người nộp thuế nhận thức

đúng và hoàn thành tốt nghĩa vụ về thuế thì vẫn còn một bộ phận người nộp thuế có hành vi hoặc ý định vi phạm pháp luật về thuế.

Về câu hỏi nguyên nhân nợ thuế, có hơn 97% số câu trả lời là do khó khăn về tài chính, hơn 1% câu trả lời đưa ra nguyên nhân là do không có sự đôn đốc cưỡng chế của cơ quan thuế và do không muốn đi lại nộp nhiều lần.

Điều này cho thấy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người nộp thuế chưa có ý thức, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thuế giá trị gia tăng đối vớicác doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w