Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thuế giá trị gia tăng đối vớicác doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 57)

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Nguồn: Chi cục thuế huyện Phổ Yên

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

a. Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thu thập

- Thông tin số liệu liên quan đến tính tuân thủ Pháp luật thuế của NNT trong tỉnh, trong nước và thế giới để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Các số liệu về tình hình chung của huyện: điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của các doanh nghiệp từ năm 2013 đến năm 2015.

- Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng quản lý thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn, thực trạng và thực hiện các giải pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế.

- Những định hướng của Nhà nước trong việc nâng cao quản lý thuế đối với các doanh nghiệp.

Nguồn thu thập

- Các thông tin số liệu trên thế giới được thu thập từ Tổng cục thuế, qua Internet, sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo của trung ương, địa phương …vv có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các thông tin số liệu trong nước được thu thập từ Tổng cục thuế, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, Chi cục thuế huyện Phổ Yên, Internet…

- Các thông tin số liệu của tỉnh, thành phố,huyện được thu thập từ các phòng thuộc Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, UBND huyện Phổ Yên, phòng thống kê, phòng tài chính, kho bạc Nhà nước, phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, phòng lao động TBXH, Chi cục thuế huyện Phổ Yên. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

b. Thu thập thông tin sơ cấp

- Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra gồm:

Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích quy trình quản lý thuế GTGT và nhân tố tác động đến quản lý thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn; đánh giá của các doanh nghiệp đối với việc thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý thuế GTGT của Chi cục thuế Phổ Yên trong thời gian qua; nguyện vọng của doanh nghiệp trong điều kiện thực hiện luật quản lý thuế hiện nay.

- Chọn đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là cán bộ quản lý thuế, các doanh nghiệp với tổng cộng là 115 người. Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:

+ Thông tin của cán bộ quản lý thuế được sử dụng để đánh giá thực trạng quản lí Nhà nước về thuế nói chung.

+ Thông tin điều tra các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất gồm công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân được sử dụng để đánh giá tình hình thực thi công tác thuế của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.

- Cách chọn mẫu: chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên theo danh sách có 6 mẫu của cán bộ thuế thuộc Chi cục thuế huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. Chọn 90 DN điều tra, 4 loại hình doanh nghiệp trong đó công ty TNHH là 51 DN chiếm 57%, công ty cổ phần là 20 DN chiếm 22%, DNTN là 18 DN chiếm 19%, Hợp tác xã là: 1 HTX chiếm 2%. Điều tra,

khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Tỉ lệ này là phù hợp với tỉ lệ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên.

Bảng 3.5. Số lượng các doanh nghiệp điều tra:

STT 1 2 3 4 Tổng

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi:

Thực hiện phỏng vấn các DN trong huyện bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu về quy mô sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tình hình đầu tư, kết quả sản xuất kinh doanh, số thuế nộp ngân sách Nhà nước. Các DN điều tra được phân làm 4 loại là: DN sản xuất, DN xây dựng, DN thương mại, dịch vụ.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập số liệu thực tế, em dùng bảng tính Microsft Excel để xử lý số liệu.

3.3.3. Phương pháp phân tích tài liệu a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích số liệu của luận văn là phương pháp thống kê, sử dụng để nghiên cứu sự khác biệt giữa các hình thức sở hữu doanh nghiệp, giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

b. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp so sánh: Sử dụng để làm rõ sự khác nhau về việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ các quy định về quản lí.

Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian. Từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội ấy. Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các

tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở số liệu điều tra giữa các đối tượng, giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và việc chấp hành chính sách thuế đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thuế giá trị gia tăng đối vớicác doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w